Quan điểm chỉ đạo của Đảng về việc đổi mới tổ chức và hoạt động của

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của tòa hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 64 - 66)

chính ở Việt Nam

2.2.1 Quan điểm chỉ đạo của Đảng về việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa hành chính Tòa hành chính

Về quan điểm chỉ đạo của Đảng, dựa trên tinh thần của Nghị quyết số 49- NQ/TW, trong giai đoạn hiện nay cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân. Qua đó, “Tổ chức hệ thống tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm. Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc thành

78 Chưa có trường hợp nào người phải thi hành án hành chính bị xem xét, xử lý trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ thi hành án hành chính, trong khi Tòa án có thẩm quyền đã ban hành 240 quyết định buộc thi hành án hành chính. (https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-noi/chu-tich-ubnd-khong-tham-gia-doi-thoai-phien-toa- hanh-chinh-ngay-cang-tang-172297.html (truy cập ngày 27/6/2021)).

79 Chỉ riêng trong 10 tháng đầu năm 2020, có tới 377 bản án, quyết định mà người phải thi hành án là cơ quan hành chính nhà nước. Nâng tổng số án tồn đọng mà cơ quan hành chính nhà nước phải thi hành lên tới 716 vụ việc. Tuy nhiên, đến thời điểm Bộ Tư pháp báo cáo chỉ mới thi hành xong 244/716 vụ việc, đạt tỷ lệ 34%. Số còn lại vẫn đang tiếp tục được thi hành. (https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-noi/chu-tich-ubnd-khong-tham-gia- doi-thoai-phien-toa-hanh-chinh-ngay-cang-tang-172297.html (truy cập ngày 27/6/2021)).

80

https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-noi/chu-tich-ubnd-khong-tham-gia-doi-thoai-phien-toa-hanh-chinh- ngay-cang-tang-172297.html (truy cập ngày 27/6/2021).

lập tòa chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp tòa án, từng khu vực. Đổi mới tổ chức Tòa án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn với đội ngũ thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong

ngành”. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 49-NQ/TW cũng đã xác định “Có cơ chế thu

hút, tuyển chọn những người có tâm huyết, đủ đức, tài vào làm việc ở các cơ quan tư pháp. Mở rộng nguồn để bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp, không chỉ là cán bộ trong các cơ quan tư pháp, mà còn là các luật gia, luật sư. Nghiên cứu thực hiện cơ chế thi tuyển để tuyển chọn người bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp. Tăng thời hạn bổ nhiệm chức danh tư pháp hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm không có kỳ hạn”.

Nghị quyết số 49-NQ/TW đã đề ra nhiệm vụ đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân với mục tiêu là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Thông qua Nghị quyết của Bộ Chính trị, Đảng chủ trương tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính lãnh thổ là vô cùng hợp lý. Đồng thời, đối với hoạt động xét xử của Tòa hành chính, Nghị quyết cũng đã xác định rõ vấn đề “Mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tòa án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền

trước Tòa án”. Từ việc đổi mới tổ chức Tòa án không phụ thuộc vào đơn vị hành

chính kết hợp với việc mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án trong giải quyết các khiếu kiện hành chính sẽ là giải pháp hữu hiệu để đảm bảo được sự độc lập trong tổ chức và hoạt động của Tòa hành chính.

Kế thừa quan điểm chỉ đạo từ Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 28/7/2010, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 79-KL/TW về “Đề án đổi mớitổ chức và hoạt động

của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghịquyết số 49-NQ/TW của

Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm2020”, trong đó một lần nữa xác định phương hướng tổ chức Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm 4 cấp là Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao. Cải cách tư pháp nói chung và cải cách Tòa án nói riêng là những nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị và xây dựng, củng cố Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó đến nay, mô hình tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính vẫn

“sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án. Mô hình này vừa đảm bảo được nguyên tắc độc lập của Tòa án trong hoạt động xét xử, vừa đáp ứng được yêu cầu tinh gọn, giản nhẹ bộ máy nhà nước mà nước ta đã và đang xây dựng.

2.2.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện nguyên tắc độc độc lập của Tòa hành chính ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của tòa hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)