Về đội ngũ Thẩm phán hành chính

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của tòa hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 60)

Điều kiện tiêu chuẩn đối với Thẩm phán hành chính

Nhiệm kỳ của Thẩm phán là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập của Thẩm phán hành chính. Khi nhiệm kỳ đủ dài, Thẩm phán sẽ yên tâm công tác, không phải lo lắng về việc tái bổ nhiệm khi hết nhiệm kỳ, Thẩm phán có thể độc lập hơn trong quá trình hoạt động của mình, cương quyết bảo vệ lẽ phải mà không quan tâm đến lợi ích cá nhân và nghề nghiệp của mình. Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì nhiệm kỳ của Thẩm phán hiện nay là “05 năm trong nhiệm kỳ đầu, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào

ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm”. Trong giai đoạn hiện nay

để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước thì pháp luật được ban hành ngày càng nhiều, các tranh chấp hành chính cũng trở nên đa dạng, phức tạp hơn nên đòi hỏi Thẩm phán vừa phải có kiến thức và kinh nghiệm; nhiệm kỳ lâu dài sẽ giúp Thẩm

64

Tình trạng can thiệp trái pháp luật của Ủy ban nhân dân hoặc một cơ quan Đảng không có chuyên môn, nghiệp vụ đối với hoạt động xét xử của Tòa hành chính. Có thể thấy sự can thiệp không rõ ràng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính độc lập của Tòa hành chính vì nó không xuất phát từ hoạt động trao đổi chuyên môn, hướng dẫn công tác mà xuất phát từ một mục đích cá nhân nào đó.

65

Đinh Thanh Phương (2012), “Nguyên tắc độc lập trong hoạt động của Tòa án nhân dân”, Khoa học – Trường Đại học Cần Thơ, (23b), tr. 158.

phán tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và vị thế độc lập của Thẩm phán cũng được bảo đảm. Việc quy định nhiệm kỳ 5 năm là tương đối ngắn, Thẩm phán không thể chuyên tâm công tác nếu cứ lo sợ về việc hết nhiệm kỳ, ảnh hưởng đến tâm lý cá nhân của Thẩm phán trong quá trình hoạt động.

Thẩm phán hành chính là một nghề mang tính đặc thù, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là của các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp. Một chế độ lương đảm bảo cho cuộc sống sinh hoạt của cá nhân và gia đình Thẩm phán sẽ giúp họ chuyên tâm làm việc, giữ gìn phẩm chất đạo đức và ý chí bảo vệ công lý; từ đó nâng cao tính độc lập, tránh mọi sự chi phối, cám dỗ bằng vật chất bởi các quyền lực, thế lực hoặc ảnh hưởng tiêu cực khác từ bên ngoài đối với các phán quyết của họ. Về cơ bản, Thẩm phán có trình độ tư tưởng chính trị vững vàng, tuy nhiên dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường cũng như mưu cầu lợi ích cá nhân, một bộ phận Thẩm phán hành chính có hành vi tiêu cực, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, không tránh khỏi được những cám dỗ mà đưa ra những bản án, quyết định dựa trên ý chí của cá nhân khác mà không đúng với sự thật khách quan của vụ án, trái với quy định của pháp luật. Chính một bộ phận nhỏ các Thẩm phán đó đã làm mất niềm tin của nhân dân khi tham gia vào các vụ án hành chính, làm ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập của Tòa hành chính.

Chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với Thẩm phán hành chính không khuyến khích được tính tích cực của Thẩm phán trong hoạt động xét xử, không tạo điều kiện để Thẩm phán bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Chế độ về tiền lương là một trong những yếu tố cơ bản để đảm bảo tính độc lập của Thẩm phán nhưng lương của Thẩm phán hiện này là quá thấp để họ có thể đáp ứng các nhu cầu chi tiêu đời sống hằng ngày cũng như để phát triển trình độ, nâng cao năng lực xét xử của bản thân. Hiện nay, chế độ lương dành cho Thẩm phán có 3 ngạch A1, A2, A3, trong đó: Ngạch A1 áp dụng cho Thẩm phán Tòa cấp huyện gồm 9 bậc, hệ số lương bậc 1 là 2,34 và hệ số lương bậc 9 là 4,98; Ngạch A2 áp dụng đối với Thẩm phán Tòa cấp tỉnh, gồm 8 bậc, hệ số lương bậc 1 là 4,40 và hệ số lương bậc 8 là 6,78; Ngạch A3 áp dụng đối với Thẩm phán Tòa tối cao, gồm 6 bậc, hệ số lương bậc 1 là 6,20 và hệ số lương bậc 6 là 8,00. Như vậy, chế độ lương đối với Thẩm phán các cấp không có gì khác biệt với chế độ lương của cán bộ, công chức và không phù hợp với tính đặc thù của nghề nghiệp xét xử của Thẩm phán. Tính theo mức lương cơ sở hiện tại là 1,49 triệu đồng/tháng thì mức lương dao động của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao từ hơn 9,2 triệu đồng đến gần 12 triệu đồng/tháng; của Thẩm phán Tòa án nhân cấp tỉnh từ hơn 6,5 triệu đồng đến hơn 10

triệu đồng/tháng; của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện từ gần 3,5 triệu đồng đến gần 7,5 triệu đồng/tháng. Thực tế, nhiều Thẩm phán đã không chịu được áp lực công việc và trách nhiệm ngày càng nặng nề trong khi chế độ đãi ngộ thấp nên đã xin nghỉ việc. Số liệu thống kê từ ngày 01/10/2018 đến ngày 31/7/2019 cho thấy, đã có 51 Thẩm phán xin thôi việc, nhiều người ra làm luật sư để thoải mái hơn, thù lao tốt hơn66.

Bên cạnh đó, các phán quyết của Thẩm phán hành chính thường tác động trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân; quyền và lợi ích cũng như uy tín của cơ quan công quyền nên cần có cơ chế bảo vệ đặc biệt, bảo đảm an toàn cho Thẩm phán, thậm chí là gia đình của Thẩm phán trong quá trình thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý. Tuy nhiên, pháp luật nước ta chưa có quy định cụ thể về việc giữ bí mật nghề nghiệp, bảo vệ sự an toàn cũng như quyền miễn trừ trách nhiệm đối với Thẩm phán hành chính, đặc biệt là trách nhiệm khi xét xử các vụ án có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Điều này có thể gây rủi ro cho Thẩm phán trong hoạt động nghề nghiệp, Thẩm phán sẽ có tâm lý sợ sai, sợ phải chịu trách nhiệm nên giải quyết vụ án một cách an toàn mà không quan tâm đến tính khách quan của vụ án làm ảnh hưởng đến việc xét xử độc lập.

Quy trình tuyển dụng Thẩm phán

Pháp luật về tiêu chuẩn và cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng lực lượng xét xử hành chính chuyên nghiệp. Ở nước ta nhận thức về vị trí, vai trò của Tòa hành chính còn nhiều hạn chế nên không có sự phân biệt giữa Thẩm phán các Tòa chuyên trách với nhau. Những vấn đề liên quan đến điều kiện tiêu chuẩn cũng như quy trình tuyển dụng Thẩm phán được xây dựng chung cho cả hệ thống Tòa án, đánh đồng giữa Thẩm phán hành chính với Thẩm phán dân sự và hình sự. Bên cạnh đó, cơ chế tuyển chọn Thẩm phán hành chính bị phụ thuộc vào cơ quan hành chính địa phương vì trong Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán có người đứng đầu Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban mặt trận Tổ quốc (đây là những người có quan hệ mật thiết với Ủy ban nhân dân cùng cấp) nên đã gây ra sức ép tâm lý rất cao cho đội ngũ Thẩm phán hành chính, kể cả những người được bổ nhiệm lần đầu. Quy trình tuyển dụng trên đã kìm hãm sự độc lập của Thẩm phán hành chính, không phát huy được tính tích cực của Thẩm phán trong quá trình xét xử các vụ án hành chính đối với cơ quan đã bổ nhiệm mình.

Hiện nay, ở vùng sâu, vùng xa, số lượng Thẩm phán của các Tòa án vẫn còn

66

https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-tin?dDocName=TAND081988&fbclid=IwAR2- uLV5B6RpSQIvfLL7dHBCD6C033jmVrD2gxTfUJtVdk4hX8MwdmxUiG4 (truy cập ngày 28/6/2021).

hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu xét xử nên đa số các Thẩm phán đều được giao nhiệm vụ kiêm xét xử tất cả các tranh chấp mà không phân công theo từng lĩnh vực chuyên môn. Có nhiều địa phương gặp phải tình trạng thiếu Thẩm phán nên đưa cả cán bộ ngành khác được coi là “đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn” để bổ nhiệm làm Thẩm phán hoặc làm Chánh án mà không quan tâm đến công tác đào tạo chuyên môn, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành Tòa án. Hoặc dù cho trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thẩm phán được cải thiện qua từng năm nhưng trên thực tế có thể thấy mặt bằng đào tạo lại không đều giữa các vùng. Mặc dù hiện nay về số lượng đội ngũ Thẩm phán nói chung trong đó có Thẩm phán Tòa hành chính hoặc xét xử các vụ án hành chính thì toàn ngành Toà án có tầm khoảng 4790 Thẩm phán, trong đó có 116 Thẩm phán Toà án tối cao, 1066 Thẩm phán Tòa cấp tỉnh và 3608 Thẩm phán Tòa cấp huyện; về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, 100% Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, 95% Thẩm phán Tòa cấp tỉnh và cấp huyện có trình độ cử nhân luật, 90% Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, 66% Thẩm phán Tòa cấp tỉnh và 20% Thẩm phán Tòa cấp huyện có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị; về phẩm chất đạo đức, 100% Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp là Đảng viên, đa số đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức đối vối người cán bộ, Đảng viên theo quy định67. Nhưng theo khảo sát của dự án Star68, số Thẩm phán được đào tạo chính quy về luật và nghiệp vụ xét xử chỉ chiếm khoảng 30% trên tổng số Thẩm phán. Việc đào tạo Thẩm phán từ nhiều nguồn khác nhau gồm đào tạo chính quy về luật và nghiệp vụ xét xử; đào tạo không chính quy, vừa học, vừa làm nên “bên cạnh những Thẩm phán được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có bề dày kinh nghiệm vẫn còn không ít Thẩm phán còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thiếu

tự tin, sợ trách nhiệm, không tự quyết định được các tình huống khi xét xử”69 làm

ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động xét xử. Năng lực của Thẩm phán yếu kém sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy khác nhau, phán quyết mà Thẩm phán đưa ra không thuyết phục được các bên; tỷ lệ các bản án, quyết định bị sửa, hủy cao làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguyên tắc độc lập của Tòa hành chính70.

67

https://luatminhkhue.vn/thuc-trang-doi-ngu-tham-phan-hanh-chinh-o-viet-nam.aspx (truy cập ngày 28/6/2021).

68 Dự án Star tại Việt Nam thuộc Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, thực hiện chức năng hỗ trợ, triển khai các hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Nhiều năm qua dự án Star đã hỗ trợ, giúp đỡ có hiệu quả về lĩnh vực tư pháp cho các cơ quan tư pháp Việt Nam.

69 Tham luận của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội (2015), “Những điều kiện đảm bảo cho Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật – Thực trạng và một số đề xuất, kiến nghị”,

Tòa án nhân dân, (01), tr. 39. 70

Theo Báo cáo công tác tổng kết năm của Tòa án nhân dân tối cao về công tác giải quyết các vụ án hành chính: năm 2017, toàn ngành Tòa án đã thụ lý 7922 vụ, đã giải quyết, xét xử được 5155 vụ; năm 2018, thụ lý

Qua công tác xét xử, giải quyết các vụ án hành chính cho thấy, các vụ án chủ yếu liên quan tới khiếu kiện hành chính, hành vi hành chính (đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quản lý đất đai) thường rất phức tạp. Do đó, quá trình thực hiện một số quy định của Luật Tố tụng hành chính cũng còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn; nhận thức được tình hình đó nên các công tác về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được chú trọng hàng đầu71. Tuy nhiên, quy định về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho Thẩm phán hành chính chưa rõ ràng, còn chung chung; đa phần các quy định chỉ mang tính nguyên tắc, định hướng nên chưa được thực hiện trên thực tế do đó chất lượng và trình độ chuyên môn của Thẩm phán hành chính cũng không được đảm bảo.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của tòa hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)