Tòa án hành chính theo pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của tòa hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 47)

Trong hệ thống luật Châu Âu lục địa, ngoài Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức cũng là quốc gia có nền tài phán hành chính được hình thành từ lâu đời và phát triển rất mạnh mẽ. Tương tự với Pháp, Đức cũng thừa nhận hình thức lưỡng hệ tài phán, tuy nhiên việc xây dựng và tổ chức mô hình xét xử hành chính của Đức vẫn có những nét đặc trưng nhất định. Song song với hệ thống tài phán tư pháp, Đức thành lập một cơ quan tài phán hành chính độc lập hoàn chỉnh chuyên thực hiện chức

46 Hội đồng này do Phó Chủ tịch Tham chính viện đứng đầu và 12 thành viên khác bao gồm một thành viên của Tham chính viện, hai thành viên của Bộ Tư pháp, một thành viên của Bộ Nội vụ, năm thành viên là Thẩm phán hành chính do các Thẩm phán hành chính lựa chọn, ba thành viên còn lại do Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện mỗi người bổ nhiệm một thành viên.

năng xét xử hành chính. Tòa án hành chính Cộng hòa Liên bang Đức47

chỉ có nhiệm vụ xét xử các vụ kiện hành chính chứ không có thêm chức năng tư vấn pháp lý cho Chính phủ như Tham chính viện của Tòa án hành chính Cộng hòa Pháp và hoàn toàn độc lập với bất kì chi nhánh nào điều hành ở Chính phủ.

Hệ thống Tòa án hành chính có thẩm quyền xét xử các tranh chấp giữa một bên là cơ quan nhà nước và phía bên kia là công dân, bao gồm những tranh chấp về luật công mà không có đặc điểm liên quan đến Hiến pháp và không được đạo luật Liên bang giao cho Tòa án khác. Thẩm quyền của Tòa án hành chính được quy định rất cụ thể để tránh trường hợp xảy ra các tranh chấp về thẩm quyền giải quyết, việc phân chia thẩm quyền giữa các Tòa án chủ yếu dực trên mức độ quyền lực của Tòa án đó và mức độ nghiêm trọng của vụ việc; trong trường hợp nếu có tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án thì Tòa án chung giải quyết xác định thẩm quyền. Đồng thời, Luật Tố tụng hành chính Đức cũng ghi rõ hai ngoại lệ trong giải quyết lĩnh vực công của Tòa án hành chính. Cụ thể là Tòa án hành chính không phán quyết về một tranh chấp đã được luật pháp liên bang giao cho Toà án khác giải quyết48, Tòa án hành chính chỉ xem xét tính hợp pháp của các quyết định, hành vi hành chính còn việc yêu cầu bồi thường thì sẽ do Tòa án dân sự giải quyết. Và những vấn đề về luật công mang tính tranh chấp về Hiến pháp sẽ do Tòa án Hiến pháp giải quyết.

Thẩm phán Tòa án hành chính là những Thẩm phán chuyên trách trong lĩnh vực hành chính. Để trở thành Thẩm phán các Tòa án khác cũng như Thẩm phán của Tòa án hành chính thì những ứng cử viên đã thông qua kì thi sát hạch lần thứ nhất phải đăng ký một khóa đào tạo chuyên môn trong hai năm rưỡi và những khóa đào tạo này được tổ chức tại từng bang do Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm tổ chức49. Khóa đào tạo này bao gồm ba giai đoạn đào tạo bắt buộc50

và một giai đoạn đào tạo không bắt buộc. Sau khi kết thúc khóa đào tạo, các ứng viên phải trải qua khì thi sát hạch Tư pháp quốc gia lần thứ hai. Như vậy, để trở thành Thẩm phán các ứng cử viên phải đã tốt nghiệp các trường luật, trải qua quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ và

47 Hệ thống Tòa án hành chính được chia làm ba cấp bao gồm 52 Tòa án hành chính sơ thẩm (hay còn gọi là Tòa án hành chính liên khu vực), 16 Tòa án hành chính phúc thẩm (hay còn gọi là Tòa án hành chính khu vực) và 1 Tòa án hành chính Liên bang.

48 Một số tranh chấp về luật công do Toà án bảo hiểm xã hội và Toà án tài chính giải quyết cũng như việc Toà án thường giải quyết các đơn khiếu kiện của công dân yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại do công chức gây ra khi thi hành công vụ.

49

Để thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực về tư pháp trong đó có Thẩm phán hành chính, các ứng cử viên khi tham gia đào tạo thực tế, kể cả những người sau này không làm việc trong các cơ quan tư pháp thì đều được nhà nước hỗ trợ với mức 1000 euro/tháng và không phải hoàn trả trong trường hợp không thi đỗ kỳ thi lần thứ hai. (http://baochinhphu.vn/Tin-khac/Tim-hieu-he-thong-toa-an-va-cong-tac-dao-tao-cac-chuc- danh-tu-phap-cua-Cong-hoa-Lien-bang-Duc/61090.vgp (truy cập ngày 29/4/2021)).

phải thông qua được kì thi sát hạch tư pháp. Quá trình đào tạo chức danh Thẩm phán được thực hiện một cách chặt chẽ, theo một chương trình đào tạo thống nhất để tạo điều kiện cho Thẩm phán xét xử nhanh chóng, chính xác và chuyên nghiệp.

Việc bổ nhiệm các Thẩm phán do Ban tuyển chọn Thẩm phán51 tiến hành và Tổng thống sẽ bổ nhiệm. Sau khi được bổ nhiệm thì Thẩm phán phải trải qua thời gian thử việc là 5 năm đối với người bình thường và 2 năm đối với người là công chức, kết thúc thời gian thử việc nêu trên thì mới trở thành Thẩm phán chính thức. Như vậy, trung bình thời gian để trở thành Thẩm phán của một người từ khi tham gia khóa đào tạo đến khi được bổ nhiệm chính thức là 5 năm hoặc 7 năm. Từ những phân tích chung về quy trình tuyển dụng và quy trình bổ nhiệm Thẩm phán ở Đức thì có thể thấy rằng các yêu cầu về điều kiện tiêu chuẩn đối với Thẩm phán Tòa án hành chính được quy định rất khắt khe, đảm bảo được sự cạnh tranh công bằng, khách quan giữa các ứng cử viên Thẩm phán.

Ngoài việc thực hiện đào tạo ban đầu Đức còn quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho Thẩm phán ở các cấp Bang và cấp Liên bang theo định kỳ hoặc theo yêu cầu công tác. Đồng thời, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trước tất cả những hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước, pháp luật Đức quy định các Thẩm phán hành chính có nghĩa vụ phải nghiên cứu nội dung, làm rõ việc tranh chấp một cách độc lập và không bị ràng buộc hay ảnh hưởng bởi các chứng cứ và giải trình mà đương sự cung cấp. Bằng nguyên tắc này, Toà án hành chính sẽ tìm ra được sự thật khách quan và công bằng nhất, không thiên vị bất kì cá nhân nào và phần nào đó có thể bù đắp sự không cân bằng quyền lực giữa công dân và cơ quan hành chính, hỗ trợ công dân trong quá trình tố tụng.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của tòa hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)