Câu nầy cĩ nghĩa như vầy: “Anh xin cái gì? Xin nước mưa để uống hả? Ở đây chúng tơi khơng cĩ nước mưa để rửa hạ bộ (ngoại thận),

Một phần của tài liệu Ăn cơm mới, nói chuyện cũ: Hậu Giang - Ba Thắc: Phần 1 (Trang 59 - 64)

hả? Ở đây chúng tơi khơng cĩ nước mưa để rửa hạ bộ (ngoại thận), làm sao cĩ dư để cho anh uống?” (Theo tiếng Tiều: mí cái là giống gì, cái gì. Hĩatơi.Lứmầy, anh, ơng. “Hĩa An Nam, lữ khách trú” (Học Lạc). Tửng, xưng tửng: sơn đồng, đứa trẻ Tàu mới qua, ta gọi con trai. Xì-thẩu: sư đầu. Thường dùng để gọi ơng chủ tiệm buơn to trong Chợ-Lớn. Bang-trưởng: người được cử cầm đầu một sắc dân: Bang Hẹ (Hakas),v v...

Nhưng cho đến bao giờ, người phu làm muối vẫn đổi nước sơng để uống để ăn và luơn luơn họ để dành nước mưa để “làm thuốc”, và bởi thế mới cĩ câu trả lời cộc lốc của chú tửng con bên Tàu mới qua nầy.

Số là khi ban ngày phơi lưng kệch ra gánh muối ngồi nắng, hơi nước mặn bốc lên vùn vụt gặp da thịt chỗ nào cĩ mồ hơi ướt ướt thì bám vào khiến nên những nơi lắt léo, như nách non, khĩe mắt, khớp cùi chỏ, khớp đầu gối, kẹt háng, kẽ bẹn, đều cĩ muối bám vào, nếu khơng tẩy sớm thì muối ăn nứt da thấu thịt, đau nhức lắm, và cái vị thuốc trừ muối ăn khơng gì khác hơn là nước mưa vậy.

Mỗi trưa giờ nghỉ hay chiều giờ về nhà thì phải cĩ một chút nước mưa thấm bơng gịn lau nhẹ những nơi muối đĩng, lau cho sạch rồi thoa dầu dừa vào là êm mát như xưa, mà ác nghiệt thay phải đúng nước mưa rửa mới hiệu nghiệm. khơng cĩ nước mưa khơng lấy gì thay thế được, dẫu thuốc dán mát hay là vaseline, pommade gì bơi vào cũng khơng linh ứng bằng. Cho nên khi chú tửng nĩi: “khơng cĩ để rửa dái (ngoại thận)” là lời nĩi chơn thật chớ khơng phải nĩi đánh đầu.

Mà ngộ: người Tiều xấu xí ấy, là chỉ xấu xí bề ngồi, chớ bề trong họ cĩ nhiều đức tánh để trở nên một người chồng tốt nhứt trên thế gian nầy. Họ hiền từ, giỏi giắn, biết nhịn nhục nhứt là cĩ nước giỏi chịu cực hơn bất cứ ai. Nhờ vậy mà người dân bản xứ, nhứt là người Miên

lai và người Việt quê mùa củi lụt rất ưng ý cĩ thằng rể Tiều và hễ cĩ con gái giỏi thì dành gả cho họ, vì như đã nĩi hắn giỏi chịu đựng, dầu vợ cĩ ăn hiếp họ vẫn cười hề hề, thêm họ cĩ tánh biết cưng đàn bà, khơng cho vợ làm lụng nhiều sợ sẽ xấu xí đi, và bao nhiêu cơng việc đồng áng, gánh phân bĩn rẫy, cày cuốc, đổ thùng xí ban đêm, giặt rửa cho con, thảy thảy họ đều “bao sổ” cho nên con gái Miền Tây cĩ chút nhan sắc, tuy khơng nĩi ra, chớ gả cho Tiều là họ ưng liền, các con trai trong làng làm khơng lại Chệc.

Mà trời sanh điểm nầy mới lạ cho chớ. Bố là cha Tiều nước da vàng, hình thù lớn xương gần như thơ, thế mà khi pha với máu mẹ là Thổ lai, vốn vĩc dáng nhỏ con hơn Tàu, nhưng chắc da chắc thịt, - chắc như cua biển Bạc-Liêu đêm tối trời, - tuy đen đúa nhưng duyên dáng, ngực phồng lưng eo, nên khi hai người ráp nhau, hễ sanh trai thì tuấn tú đẹp trai, bằng sanh gái, thứ gái “đầu gà đít vịt” ấy, thế mà chu choa, mũi nĩ cao và ngay như treo trái mật (nhại văn truyện Tàu), nước da vàng dợt và mịn màng như ngà lâu năm lên nước. Ngực nở lưng ong, người thon thon dong dảy, cái đẹp lạ mắt nầy cĩ phần lấn áp các cơ gái vườn của đồng bào ta tuy vẫn đẹp khơng kém chút nào, nhưng các trai làng khơng thích bằng vì thuộc thành phần đa số, khơng như “cơ gái đầu gà đít vịt”, khơng tốn tiền thuốc, gặp mưa gặp giĩ khơng bao giờ hề hấn, đẻ cả bầy mà thịt da săn cĩn như gái một con. Gái Tàu lai cĩ tánh thùy mị khả ái, giỏi nhịn chồng và khơng

biết ghen xằng. Cơ cĩ cặp mắt phụng xiên xiên, quả là phụng nhãn của Hán Chiêu-Quân, cặp phụng nhãn ấy lại đĩng dưới đơi chân mày đều đặn như lá dừa mới trổ và mỗi lần rớm lệ, đơi má bỗng đỏ hây hây và đỏ tự nhiên chớ khơng phải vì năng lai vãng các lị “sát nhân” sửa sắc đẹp. Đúng là tuyệt thế giai nhân, đẹp tự nhiên chớ khơng phải nhờ phấn son giả tạo. Đĩa hoa lạ Miền Tây ấy, khi cất tiếng lên ca hát, - tượng trưng là Cơ Bảy Phùng-Há, - là những giọng oanh vàng của các ban hát Tiều nghe từ lúc nhỏ khi cịn ở Sốc-Trăng, - vừa trong như ngọc vừa nhẹ nhàng như tiếng hạc trên mây, mới chết anh hùng cho chớ!

Nhưng nay đã khác. Những nhân vật tơi kể nãy giờ đã thuộc thế hệ ơng bà chúng tơi lớp trước, chớ người Trung-Hoa ở Miền Nam ngày nay, cả nam lẫn nữ đã Việt-hĩa rất nhiều và đáng với dân ta bắt tay làm bạn đời đời.

Nhơn luận về đàn bà, một ơng đứng tuổi đã bàn với tơi như vầy:

- Đàn bà đất Bắc, trước kia họ chủ trương thờ chồng triệt để. Cái cảnh một người phu lực lưỡng nằm vếch đốc trên xe để cho bà vợ ở dưới đẩy là cảnh thường thấy, vì trước kia họ áp dụng câu “chồng chúa vợ tơi”. Nhưng nay đã khơng cịn nữa. Luồng giĩ sống mới thổi qua, đàn bà họ leo trên đầu trên cổ đàn ơng. Buổi trẻ họ là đĩa hoa, buổi trưa họ là gái xề, buổi chiều họ

càng dữ tợn. Họ đánh chồng như ăn cơm bữa và văng tục tưới hột sen.

- Đàn bà Miền Trung cũng thay đổi rất nhiều. Cĩ ba hạng: hạng ăn ở theo xưa, giỏi chịu cảnh chồng chung, vì sanh trong nhà nền nếp cổ, thê thiếp lủ khủ; hạng bán tân bán cựu, mê đồng mê bĩng, hút thuốc lá Cẩm- Lệ, mặc cho chồng đi buơn bán với bà nhỏ trong Nam, nhưng chọc tức bà, bà dám “khĩa râu ơng trong tráp” chớ khơng vừa; hạng tối tân, đánh tơ-nít, lội bít-xinh, lái xe, lái luơn cửa nhà, bắt chồng làm vú giữ em, nhưng phải chung tình, khơng thì cũng “ăn nem” trước mặt.

- Đàn bà Miền Nam khơn hơn. Khi vui bắt ăn đến mập phệ, khi ghen tưới xăng quẹt lửa như cơ Hườn. Liều thân vất vả khơng hề than, nhưng chồng phải trọn đạo làm chồng. Đàn bà Miền Nam khơng biết sợ nghèo mà cũng khơng biết sợ sanh con.

Theo lời ơng bạn tơi, muốn lấy vợ ghen vừa phải và ít tốn son phấn, nên lựa gái Miền Tây, thứ “đầu gà đít vịt”. Tục nĩi: “Cưới vợ Thổ lai, khỏi đau lưng”, tơi chưa hiểu nghĩa là gì.

Một phần của tài liệu Ăn cơm mới, nói chuyện cũ: Hậu Giang - Ba Thắc: Phần 1 (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)