Những đặc trưng của tài liệu

Một phần của tài liệu Thông tin học đại cương cô dương (Trang 31 - 33)

- Gồm hai đặc trưng cơ bản:

* Đặc trưng vật chất (hình thức)

- Thể hiện ở chất liệu mà người ta sử dụng để ghi thông tin + Chất liệu: là cái giá vật chất của TL:

* Hiện đại: chất dẻo (đĩa hát), chất từ tính (đĩa hình, đĩa tiếng, băng hình..), chất liệu hóa học: (phim, ảnh), đĩa quang…

- Bản chất của TL thể hiện ở hình thức thể hiện thông tin. Căn cứ vào hình thức thể hiện TT có thể chia TL làm 2 :

+ TL văn bản: Các TT đc trình bày dưới dạng 1 bài viết mà người ta có thể đọc đc: sách, ấn phẩm định kì, các văn bản pháp luật và hành chính..

+ TL không văn bản: có thể chứa 1 phần văn bản: nhưng ở đây chủ yếu các TT đc trình bày dưới các dạng khác nhau mà chúng ta có thể nghe, nhìn: bản vẽ, bản đồ, đĩa hát, băng nhạc, đĩa quang., phim, băng hình, tượng đài, sản phẩm mẫu, các tệp DL…

- Thể hiện ở cách thức sản sinh ra TL: Căn cứ vào hình thức sản sinh ra TL:

người ta chia TL ra làm 2:

+ TL nguyên khai: là TL mà con người tìm thấy trong tự nhiên như:

mẫu đá, mẫu quặng, các vân thạch ,hóa thạch…cung cấp nhiều TT quý giá về nền văn minh con người, cho các nhà KH.

+ TL chế tạo bởi con người: các vật khảo cổ, sản phẩm mĩ nghệ, các phát minh sáng chế, tác phẩm văn học nghệ thuật..

- Thể hiện ở các kỹ thuật sản sinh ra TL: trạm khắc, in ấn, sao chụp. Kỹ thuật sao chụp hiện đại cho phép nhân bản tài liệu một cách nhanh chóng và tiện lợi. Kỹ thuật sản xuất các TL vi phim, vi phiếu đem lại nhiều lợi ích cho việc bảo quản và sử dụng tài liệu, cũng như trong giao lưu thông tin.

* Đặc trưng tri thức

- Thể hiện ở:

+ Nội dung chủ đề của TL: + Giá trị sử dụng của TL

+ Đối tượng công chúng mà TL phục vụ + Mức độ xử lý biên tập

+ .

- Tùy theo mức độ xử lý nội dung mà ta có thể phân biệt: + TL cấp 1: Là TL gốc được biên tập bởi tác giả

TL cấp 2: Là phương tiện để tra cứu TL cấp 1, là sản phẩm của hoạt động TT : được biên soạn dựa trên TL cấp 1: các thư mục, mục lục, tạp chí tóm tắt..

TL cấp 3: Là TL đc biên soạn từ TL cấp 1 và 2: tập hợp những bài phân tích, đánh giá, về một vấn đề trên cơ sở TT gốc phục vụ cho nhu cầu của những đối tượng NDT cụ thể: báo cáo, tổng kết, tổng luận, tổng quan…

+ Tổng luận phân tích: Là tổng luận đc biên soạn dựa trên các TL cấp 1 về 1 vấn đề, 1 lĩnh vực cụ thể nào đó: Người làm tổng luận tiến hành đánh giá hiện trạng và dự báo xu hướng của vấn đề. TL này rất cần đối với các cán bộ lãnh đạo: nó giúp họ đánh giá, đề xuất giải quyết vấn đề.. Dựa vào đó mà họ có thể xác định mục tiêu, lập kế hoạch, lựa chọn biện pháp để giải quyết vấn đề có hiệu quả. Những tổng luận dạng này thường tập trung vào những vấn đề quan trọng: chính trị XH, kinh tế, KHCN…

+ Tổng luận tóm tắt: tóm tắt 1 cách đầy đủ những TT về 1 lĩnh vực nào đó. Dạng tổng luận này là công cụ để trợ giúp đắc lực cho các nhà KH (giúp họ có cái nhìn toàn cảnh về vấn đề họ quan tâm) trong quá trình nghiên cứu và sáng tạo của họ.

Căn cứ vào phạm vi phổ biến của TL, người ta chia: 2:

+ TL công bố: là TL đc phát hành bán rộng rãi trên thị trường phục vụ cho mọi đối tượng công chúng.

+ TL không công bố: Là những TL không bán trên thị trường, có phạm vi, mức độ phổ biến hẹp: thường cho 1 cơ quan, ngành, lĩnh vực: luận văn,. Luận án..giáo trình (lưu hành nội bộ).

Một phần của tài liệu Thông tin học đại cương cô dương (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w