Khái niệm Quyền đòi nợ.
Quyền đòi nợ là một dạng của quyền yêu cầu quy định tại các điều từ Điều 309 đến Điều 314 của Bộ luật Dân sự. Quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản có đối tuợng là một khoản nợ, tức là một khoản tiền. Quyền đòi nợ đuợc liệt kê tại Điều 322 của Bộ luật này lại coi quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và quyền đòi nợ là hai loại quyền riêng biệt. Điều này là mâu thuẫn vì các quyền đòi nợ thông thuờng là các quyền phát sinh từ hợp đồng. Không chỉ là đối tuợng của giao dịch bảo đảm, quyền đòi nợ còn đuợc mua, bán theo quy định tại Điều 449 về mua bán quyền tài sản[1]. Pháp luật thực định không đua ra một định nghĩa cụ thể về quyền đòi nợ. Truớc đây, Thông tư số 04/2007/TT-BTP ngày 17/5/2007 của Bộ Tu pháp hướng dẫn về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê tài sản, hồ sơ cho thuê tài chính và hợp đồng chuyển giao đã định nghĩa quyền đòi nợ theo hướng liệt kê gồm quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng vay, hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ hoặc phát sinh từ các căn cứ hợp pháp khác. Song, danh sách này đã bị hủy bỏ bởi Thông tư số 05/2011/TT-BTP của Bộ Tu pháp ngày 16/02/2011 hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.
Đặc điểm của quyền đòi nợ
Quyền đòi nợ là tài sản vô hình do đó khi thế chấp quyền đòi nợ không có sự chuyển giao tài sản mà chỉ có sự chuyển giao hồ sơ chứng minh khách hàng là chủ sở hữu của quyền đòi nợ.
Quyền đòi nợ đem đi thế chấp thuộc sở hữu của khách hàng tuy nhiên khả năng thu hồi đuợc số tiền từ quyền đòi nợ sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng và thiện chí của nguời bên thứ ba đối với khách hàng chứ không còn phụ thuộc nhiều vào chủ sở hữu tài sản đem đi thế chấp nhu đối với các TSBĐ khác.
Hồ sơ chứng minh quyền sở hữu đối với xe ô-tô là giấy đăng ký xe, đối với BĐS là giấy chứng nhận QSD đất và QSH nhà ở tuy nhiên đối với quyền đòi nợ thì không có giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp cũng nhu không có quy định cụ thể hồ sơ chứng minh chủ sở hữu của quyền đòi nợ. Do đó, từng ngân hàng có quy định riêng đối với hồ sơ chứng minh quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ.
Giá trị TSBĐ là quyền đòi nợ biến động nhiều hơn so với các TSBĐ khác. Giá trị quyền đòi nợ đuợc xác định bằng số tiền mà ngân hàng có thể thu hồi đuợc từ bên thứ ba - bên có nghĩa vụ trả nợ, giá trị này phụ thuộc vào giá trị thực hiện /thanh toán hợp đồng trong khi các yếu tố này thuờng xuyên biến đổi.
Khái niệm thế chấp Quyền đòi nợ
Khi dùng quyền đòi nợ để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng thì quyền đòi nợ là tài sản vô hình không thể chuyển giao về mặt vật chất mà bên có nghĩa vụ chỉ chuyển giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của bên thế chấp về quyền đòi nợ, bên thế chấp vẫn nắm giữ tài sản là quyền đòi nợ để đuợc thực hiện một số quyền của chủ sở hữu đối với quyền đòi nợ. Do đó, từ 2005 có sự dịch chuyển từ cầm cố quyền đòi nợ sang thế chấp quyền đòi nợ. Nhận thế chấp quyền đòi nợ nghĩa là ngân hàng sẽ thu hồi đuợc một số tiền nhất định từ bên có nghĩa vụ trả nợ trong truờng hợp khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn và/hoặc không đầy đủ.
Chính phủ ngày 29-12-2006 về giao dịch bảo đảm thì bên có quyền đòi nợ được
thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ, bao gồm cả quyền đòi nợ hình thành trong tương lai mà không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ.
Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán cho mình khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; b) Cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ, nếu bên có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu.
Bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Thanh toán cho bên nhận thế chấp theo quy định trên;
b) Yêu cầu bên nhận thế chấp cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ; nếu không cung cấp thông tin thì có quyền từ chối thanh toán cho bên nhận thế chấp.
Bộ luật Dân sự năm 1995 và Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về giao dịch bảo đảm áp dụng chế độ cầm cố đối với quyền đòi nợ. Khi Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời, do yếu tố để phân biệt cầm cố và thế chấp không còn nằm ở chỗ tài sản là động sản hay bất động sản nữa mà là việc có chuyển giao hay không chuyển giao tài sản bảo đảm, chế định cầm cố quyền đòi nợ không còn phù hợp nữa và đã được thay thế bằng chế định thế chấp quyền đòi nợ. Có hai lý do có thể giải thích sự thay đổi chế định pháp lý này của giao dịch bảo đảm đối với các quyền tài sản nói chung và quyền đòi nợ nói riêng. Một là, quyền tài sản nói chung là các tài sản vô hình và do đó, không thể chuyển giao về mặt vật chất cho bên nhận tài sản bảo đảm nên không thể là đối tượng của cầm cố. Hai là, trong giao dịch bảo đảm có đối tượng là quyền tài sản, bên thế chấp chỉ giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của bên thế chấp đối với tài sản cho bên nhận thế chấp và trong quá trình thế chấp, bên thế chấp vẫn "nắm giữ " tài sản thế chấp và được thực hiện một
số quyền của chủ sở hữu đối với quyền tài sản.
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm ngày 29/12/2006 (Nghị định 163) là văn bản có các quy định riêng cho việc thế chấp quyền đòi nợ (chủ yếu là Điều 22, Điều 59 và Điều 66). Tuy vậy, các quy định này chua đề cập hết các khía cạnh của loại hình giao dịch bảo đảm có đối tuợng là quyền đòi nợ này và phải áp dụng các quy định chung của Bộ luật Dân sự và Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm nói chung và về thế chấp tài sản đối với các vấn đề không đuợc xử lý một cách riêng biệt bởi các quy định này.
1.2.2 Ý nghĩa của bảo đảm tiền vay bằng Quyền đòi nợ
Một là: Giúp Ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh:
Bất động sản, máy móc, thiết bị, phuơng tiện giao thông vận tải là hữu hạn do đó việc khách hàng có nhu cầu vay vốn mà không có các tài sản này ngày càng nhiều. Nền kinh tế có quy mô nhỏ, sự cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, đo đó các ngân hàng ngoài cấp tín dụng có bảo đảm đối với các TSBĐ truyền thống nhu bất động sản, máy móc, thiết bị, phuơng tiện giao thông vận tải thì còn cấp tín dụng không có TSBĐ hoặc với TSBĐ rủi ro hơn. Đối với các khách hàng lớn, có uy tín, và tiềm năng phát triển thì các ngân hàng còn cấp tín dụng không có TSBĐ tuy nhiên số luợng khách hàng đáp ứng đuợc các điều kiện này không nhiều do đó sẽ có một luợng khách hàng lớn có nhu cầu vay vốn nhung chua đuợc đáp ứng nhu cầu vay vốn. Truớc thực tế này, các ngân hàng đặc biệt là ngân hàng có quy mô nhỏ tiến tới nhận bảo đảm bằng là quyền đòi nợ, hàng tồn kho để tăng khả năng cạnh tranh.
Hai là: Giúp ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng:
Ngoài ra quyền đòi nợ đuợc phát sinh từ nhiều loại hợp đồng khác nhau: Hợp đồng vay, hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ.. ..quyền đòi nợ này có thể đã hình thành hoặc hình thành trong tuơng
lai. Vì vậy quyền đòi nợ rất đa dạng, việc nhận thế chấp quyền đòi nợ sẽ giúp ngân hàng có cơ sở để cấp nhiều khoản tín dụng hơn từ đó có thể mở rộng quy mô.
Ba là: Giúp ngân hàng tăng thu nhập, khi ngân hàng mở rộng được quy mô tín dụng.
Ngân hàng có thể gia tăng thu nhập từ chênh lệch lãi, thu phí bảo lãnh, phí LC, Ngoài ra cán bộ ngân hàng có thể tăng cuờng bán chéo sản phẩm, khơi dậy và thuyết phục khách hàng sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng. Bên cạnh đó cán bộ ngân hàng có thể tiếp cận các đối tác của công ty để huy động vốn, bán sản phẩm cũng nhu cấp tín dụng. Từ việc có thêm một khách hàng, ngân hàng có thể có thêm nhiều khách hàng đồng thời gia tăng đuợc thu nhập cho ngân hàng.
Bốn là: Giúp ngân hàng quản lý được dòng tiền của khách hàng và mở rộng quy mô tiền gửi:
Khi nhận thế chấp quyền đòi nợ Ngân hàng thuờng yêu cầu khách hàng phải chuyển dòng tiền thu đuợc từ quyền đòi nợ này về tài khoản tại Ngân hàng mình và dùng tiền đó để trả nợ Ngân hàng. Thông qua yêu cầu này, ngân hàng sẽ tăng đuợc quy mô tiền gửi của khách hàng và kiểm soát đuợc rủi ro về dòng tiền trả nợ của khách hàng.
Năm là: khi quyền đòi nợ đến hạn nó là TSĐB có tính thanh khoản cao:
Khi quyền đòi nợ đến hạn thanh toán, bên có nghĩa vụ phải thực hiện trả nợ cho khách hàng khi đó quyền đòi nợ là một khoản tiền - loại TSBĐ có tính thanh khoản cao nhất. Tuy nhiên để đảm bảo quyền đòi nợ chuyển hóa thành tiền đòi hỏi ngân hàng phải kiểm soát đuợc tính pháp lý, giá trị,...của quyền đòi nợ.
Nhu vậy, việc nhận thế chấp quyền đòi nợ sẽ giúp ngân hàng tăng đuợc khả năng cạnh tranh, thúc đẩy tăng truởng tín dụng, mở rộng đuợc quy mô
tiền gửi cũng như thu nhập, kiểm soát được rủi ro về dòng tiền trả nợ của khách hàng và khi đến hạn quyền đòi nợ được chuyển hóa thành tiền -TSBĐ an toàn do đó việc nhận thế chấp quyền đòi nợ trở nên cần thiết đối với các NHTM nhất là khi thị trường ngân hàng ngày càng cạnh tranh gay gắt.
1.2.3 Cơ sở pháp lý của bảo đảm tiền vay bằng Quyền đòi nợ
Hệ thống văn bản điểu chỉnh tới việc nhận thế chấp quyền đòi nợ
Hiện tại, hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam quy định tới các vấn đề liên quan tới việc nhận thế chấp quyền đòi nợ bao gồm:
• Bộ luật dân sự năm 2005
• Thông tư 05/2011/TT-BTP của Bộ Tư Pháp ngày 16/2/2011 • Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/12/2006 • Nghị định 11/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/02/2012
Tuy nhiên, vấn đề thế chấp quyền đòi nợ mới được đề cập một cách khái
quát nhất trong các văn bản này và có một số vấn đề không được quy định đồng bộ gây khó khăn trong việc các ngân hàng nhận thế chấp quyền đòi nợ.
Quy định nhận thế chấp Quyền đòi nợ.
Phạm vi quyền đòi nợ được thế chấp bao gồm một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ kể cả quyền đòi nợ hình thành trong tương lai.
Hình thức hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ: Không có quy định riêng về hình thức hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ vì vậy hình thức hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ sẽ áp dụng quy định chung của hợp đồng thế chấp tức là hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ phải lập thành văn bản.
Hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ không bắt buộc phải công chứng/chứng thựcvà không bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm để hợp đồng có hiệu lực. Tuy nhiên để xác định ưu tiên thanh toán, hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ nếu cần đăng ký giao dịch bảo đảm thì đăng ký tại Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm.
Thời hạn hợp đồng thế chấp quyền đòi nạ. Nguyên tắc cơ bản là do hai bên thoả thuận về thời hạn hợp đồng thế chấp tuy nhiên nếu hai bên không có thỏa thuận thì hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ hết hiệu lực khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng quyền đòi nợ được chấm dứt.
Phương thức xử lý TSBĐ là quyền đòi nợ: theo khoản 3 điều 59 và khoản
1 điều 66 nghị định 163 thì bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba - bên có nghĩa vụ trả nợ. Như vậy, phương thức phổ biến là
bán trực tiếp TSBĐ không áp dụng được đối với quyền đòi nợ vì bản chất quyền
đòi nợ là khoản tiền sẽ thu được trong tương lai khi đến hạn.
1.2.4 Các hình thức bảo đảm tiền vay bằng Quyền đòi nợ
Nhận thế chấp quyền đòi nợ bao gồm nhận thế chấp quyền đòi nợ đã hình thành và nhận thế chấp quyền đòi nợ hình thành trong tương lai.
Nhận thế chấp quyền đòi nợ đã hình thành. Nhận thế chấp quyền đòi nợ hình thành trong tương lai có nghĩa là nhận thế chấp quyền đòi tiền của khách hàng với bên thứ ba trên cơ sở khách hàng đã hoàn thành một phần/hoặc toàn bộ nghĩa vụ giao hàng/cung cấp dịch vụ theo đúng quy định của hợp đồng đã ký. Nhận thế chấp quyền đòi nợ đã hình thành bao gồm.
• Nhận thế chấp quyền đòi nợ cụ thể tức là nhận thế chấp quyền đòi nợ đã phát sinh chắc chắn khi khách hàng vay vốn của ngân hàng đã hoàn thành một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ đối với bên thứ ba đã có biên bản đối chiếu công nợ và bên thứ ba có nghĩa vụ thanh toán cho khách hàng vay vốn của ngân hàng.
• Nhận thế chấp quyền đòi nợ luân chuyển tức nhận thế chấp quyền đòi
nợ được hình thành trong kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh của bên bảo đảm.
Nhận thế chấp quyền đòi nợ hình thành trong tương lai
Quyền đòi nợ tương lai là quyền đòi nợ chưa trở thành tài sản của bên thực hiện giao dịch. Nó có thể còn chưa phát sinh do giao dịch hay sự kiện pháp
lý có thể làm phát sinh quyền đòi nợ này còn chưa diễn ra. Chẳng hạn đối với một công ty hàng không, thu nhập từ việc bán các vé máy bay hiện còn chưa được bán nhưng sắp được bán là các quyền đòi nợ hình thành trong tương lai vì
giao dịch bán chưa diễn ra. Các khoản phải thu tương lai (future account receivables) là các khoản phải thu phát sinh từ các hợp đồng với khách hàng của
doanh nghiệp mà các hợp đồng này còn chưa được ký kết. Tiền phạt vi phạm hợp đồng khi một cầu thủ vi phạm nghĩa vụ với một câu lạc bộ bóng đá cũng là
một quyền đòi nợ tương lai vì sự kiện pháp lý (việc cầu thủ vi phạm nghĩa vụ quy định trong hợp đồng) chưa diễn ra. Tương tự, trong trường hợp một doanh nghiệp thế chấp tài khoản giao dịch của mình để vay vốn ngân hàng, quyền đòi
nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng nơi mở tài khoản là một quyền đòi nợ tương lai vì việc xử lý tài sản bảo đảm là sự kiện pháp lý cho phép ấn định số dư
tài khoản thế chấp (giá trị của quyền đòi nợ) chưa diễn ra vào thời điểm xác lập
giao dịch bảo đảm. Cần lưu ý một khoản nợ sẽ được thanh toán trong tương lai