Hệ thống văn bản điểu chỉnh tới việc nhận thế chấp quyền đòi nợ
Hiện tại, hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam quy định tới các vấn đề liên quan tới việc nhận thế chấp quyền đòi nợ bao gồm:
• Bộ luật dân sự năm 2005
• Thông tư 05/2011/TT-BTP của Bộ Tư Pháp ngày 16/2/2011 • Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/12/2006 • Nghị định 11/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/02/2012
Tuy nhiên, vấn đề thế chấp quyền đòi nợ mới được đề cập một cách khái
quát nhất trong các văn bản này và có một số vấn đề không được quy định đồng bộ gây khó khăn trong việc các ngân hàng nhận thế chấp quyền đòi nợ.
Quy định nhận thế chấp Quyền đòi nợ.
Phạm vi quyền đòi nợ được thế chấp bao gồm một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ kể cả quyền đòi nợ hình thành trong tương lai.
Hình thức hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ: Không có quy định riêng về hình thức hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ vì vậy hình thức hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ sẽ áp dụng quy định chung của hợp đồng thế chấp tức là hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ phải lập thành văn bản.
Hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ không bắt buộc phải công chứng/chứng thựcvà không bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm để hợp đồng có hiệu lực. Tuy nhiên để xác định ưu tiên thanh toán, hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ nếu cần đăng ký giao dịch bảo đảm thì đăng ký tại Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm.
Thời hạn hợp đồng thế chấp quyền đòi nạ. Nguyên tắc cơ bản là do hai bên thoả thuận về thời hạn hợp đồng thế chấp tuy nhiên nếu hai bên không có thỏa thuận thì hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ hết hiệu lực khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng quyền đòi nợ được chấm dứt.
Phương thức xử lý TSBĐ là quyền đòi nợ: theo khoản 3 điều 59 và khoản
1 điều 66 nghị định 163 thì bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba - bên có nghĩa vụ trả nợ. Như vậy, phương thức phổ biến là
bán trực tiếp TSBĐ không áp dụng được đối với quyền đòi nợ vì bản chất quyền
đòi nợ là khoản tiền sẽ thu được trong tương lai khi đến hạn.