Từ quy định nhận thế chấp quyền đòi nợ của Techcombank và Vietinbank rút ra một số bài học kinh nghiệm về quy định ngân hàng nhận thế chấp quyền đòi nợ.
Xác định rõ loại quyền đòi nợ nào ngân hàng nhận làm tài sản bảo đảm và
với loại quyền đòi nợ còn lại dù không cho vay dựa trên tài sản đó thì vẫn nhận
làm TSBĐ tuy nhiên không xác định số tiền vay/giá trị quyền đòi nợ này. Quy định cụ thể đối với khách hàng, hợp đồng hình thành quyền đòi nợ cũng nhu nguời mua để đảm bảo quyền đòi nợ đầy đủ tính pháp lý và có khả năng thu hồi khi khách hàng không trả đuợc nợ.
Xác định rõ cách phuơng pháp xác định giá trị quyền đòi nợ cũng nhu giá trị cho vay tối đa/giá trị TSBĐ là quyền đòi nợ.
Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát việc nhận thế chấp quyền đòi nợ tuy nhiên cần chi tiết thời gian định kỳ kiểm tra, tài liệu cần kiểm tra để đảm bảo đồng nhất việc kiểm tra trong toàn hệ thống, giảm thiểu rủi ro hoạt động.
Quy định tài khoản của khách hàng trên hợp đồng đầu ra là tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng và cam kết không thay đổi tài khoản này khi ngân hàng nhận thế chấp quyền đòi nợ đồng ý bằng văn bản.
nhận thế chấp quyền đòi nợ: Hợp đồng không thỏa thuận hạn chế hoặc cấm chuyển nhuợng quyền đòi nợ của nguời mua với bên thứ ba, không có điều khoản thanh toán bù trừ công nợ; Hợp đồng mua bán là hợp đồng mua đứt bán đoạn không phải là hợp đồng đại lý, hợp đồng ký gửi.
Ngoài xác định tỷ lệ cấp tín dụng tối đa/giá trị quyền đòi nợ nên kiểm soát tỷ lệ cấp tín dụng thế chấp bằng quyền đòi nợ/tổng tỷ lệ cấp tín dụng có TSBĐ.