Việc nhận thế chấp quyền đòi nợ không có nhiều ý nghĩa trong việc ngân hàng quyết định cấp tín dụng:
Thực tế cho thấy không phải với khách hàng nào ngân hàng cũng đồng ý nhận thế chấp quyền đòi nợ, muốn ngân hàng nhận thế chấp quyền đòi nợ thì khách hàng, quyền đòi nợ và nguời có nghĩa vụ trả nợ phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo từng quy định của ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam mức độ uy tín, cam kết thực hiện thanh toán nghĩa vụ theo hợp đồng kinh tế không cao đồng thời việc quản lý quyền đòi nợ còn nhiều bất cập vì vậy hiệu quả từ việc nhận thế chấp quyền đòi nợ còn thấp. Hầu hết, các TCTD đều nhận TSBĐ là quyền đòi nợ chỉ mang tính chất bổ sung còn về bản chất coi đó gần nhu cấp tín dụng không có TSBĐ.
NHTM CP nhận thế chấp quyền đòi nợ nhiều hơn NHTM nhà nước:
Trong thời kỳ tín dụng tăng truởng nóng, các ngân hàng đua nhau mở rộng quy mô tín dụng do đó nhiều TCTD nhận thế chấp cả với các TSBĐ tuơng đối rủi ro nhu hàng tồn kho và quyền đòi nợ. Trong hệ thống ngân hàng thì tỷ trọng cấp tín dụng nhận thế chấp là các TSBĐ này của khối NHTM CP lớn hơn so với khối NHTM nhà nuớc . Vì với BĐS, máy móc thiết bị, phuơng
tiện vận tải khách hàng đã mang đi thế chấp với các TCTD chủ yếu là các NHTM nhà nước vì các ngân hàng này được thành lập sớm. Các NHTM CP ra đời sau, muốn cho các khách hàng trên vay vốn buộc phải cho vay tín chấp hoặc nhận các TSBĐ mà khách hàng chưa được thế chấp như vậy chỉ còn lại là hàng tồn kho và quyền đòi nợ. Thông thường ngân hàng nhận thế chấp quyền đòi nợ với khách hàng có tình hình hoạt động SXKD, tài chính tương đối tốt và có uy tín trong quan hệ tín dụng. Với NHTM CP có quy mô lớn thì Techcombank, ACB là các ngân hàng có giá trị và tỷ lệ nhận thế chấp quyền đòi nợ tương đối lớn. Với NHTM CP quy mô nhỏ thì tỷ lệ cấp tín dụng nhận thế chấp quyền đòi nợ cao tuy nhiên về số tuyệt đối không lớn do quy mô tín dụng của các ngân hàng này thấp, nhóm ngân hàng này bao gồm Lievietpost bank, Tienphong bank, Gpbank,...
Trong việc nhận thế chấp quyền đòi nợ thì các ngân hàng ưu tiên nhận thế chấp quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng xuất khẩu.
Thứ nhất vì khi bên có nghĩa vụ trả nợ là đơn vị nước ngoài thì mức độ uy tín thanh toán cao hơn so với các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ hai vì khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý xuất nhập khẩu, giảm thiểu rủi ro các doanh nghiệp liên kết với nhau làm giả hồ sơ quyền đòi nợ nhằm chiếm dụng vốn ngân hàng.
Trong các loại quyền đòi nợ thì các ngân hàng ưu tiên nhận quyền đòi nợ đã hình thành vì ít rủi ro hơn quyền đòi nợ hình thành trong tương lai.
Trong quyền đòi nợ đã hình thành thì ngân hàng ưu tiên nhận thế chấp quyền đòi nợ cụ thể hơn là quyền đòi nợ luân chuyển. Vì ít khách hàng đồng ý chuyển 100% doanh thu về tài khoản tại một TCTD do đó việc kiểm soát toàn bộ dòng tiền khoản phải thu của khách hàng là rất khó. Thông thường với từng phương án kinh doanh mà ngân hàng tài trợ, ngân hàng sẽ nhận thế
chấp quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng đầu ra vì để cấp tín dụng cho phuơng án này ngân hàng đã thẩm định toàn các các yếu tố do đó nhận biết và kiểm soát đuợc rủi ro.
Các ngân hàng hiện nay hạn chế nhận thế chấp quyền đòi nợ:
Theo chỉ thị 01/CT-NHNN Ngân hàng Nhà nuớc, năm 2014, định huớng tổng phuơng tiện thanh toán tăng khoảng 16 -18%, tín dụng tăng khoảng 12-14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Vì bị kiểm soát mức tăng truởng tín dụng và nhằm nâng cao chất luợng tín dụng do đó các ngân hàng uu tiên tăng truởng tín dụng đối với lĩnh vực đuợc nhà nuớc khuyến khích và tăng truởng khoản tín dụng có TSBĐ. Đặc biệt, với tình hình bùng nổ nợ xấu nhu hiện nay và việc xử lý TSBĐ thu hồi nợ tuơng đối phức tạp thì các ngân hàng hạn chế cấp tín dụng không có TSBĐ, có TSBĐ là hàng tồn kho và quyền đòi nợ. Ví dụ, hiện nay Vietinbank chỉ nhận quyền đòi nợ là TSBĐ bổ sung khi khách hàng đáp ứng đuợc điều kiện cho vay không có TSBĐ dù quyền đòi nợ đó có đuợc phát hành bảo lãnh thanh toán hay không.
2.2.2 Tình hình thực hiện thẩm định, giám sát và quản lý nhận thế chấp quyền đòi nợ
Để quyết định về việc nhận một tài sản bảo đảm thông thuờng ngân hàng cần phân tích về khách hàng, tài sản bảo đảm tuy nhiên với việc nhận thế quyền đòi nợ, ngân hàng cần phải thẩm định thêm nguời có nghĩa vụ trả nợ vì đây là yếu tố quan trọng ảnh huởng tới khả năng thu hồi đuợc tiền từ TSBĐ là quyền đòi nợ.
Khi thẩm định về khách hàng, ngân hàng thẩm định các yếu tố: tính pháp lý của khách hàng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính để từ đó so sánh với các yêu cầu của ngân hàng về khách hàng khi thế chấp bằng quyền đòi nợ.
Khi thẩm định về người có nghĩa vụ trả nợ cần chú ý: vì đây là đối tác thứ ba trong giao dịch nhận thế chấp quyền đòi nợ do đó ngân hàng gần như ít khi có thể có được báo cáo tài chính của đơn vị này trừ trường hợp bên thứ ba này là khách hàng của ngân hàng hoặc là đơn vị niêm yết BCTC. Thông thường chỉ trong trường hợp giá trị hợp đồng lớn thì ngân hàng mới yêu cầu được khách hàng thu thập BCTC của bên thứ ba trong trường hợp này thì ngân hàng cần thẩm định tình hình tài chính của khách hàng để đánh giá khả năng trả nợ của người có nghĩa vụ trả nợ. Trong trường hợp không có BCTC của bên thứ ba, khi thẩm định đối tượng này ngân hàng cần thẩm định:
• Kiểm tra tính pháp lý của người có nghĩa vụ trả nợ bao gồm: đối tượng này có tồn tại trong thực tế không? Nếu có thì kinh doanh trong lĩnh vực gì, giám đốc đơn vị là ai,.. .có khớp với các thông tin trên hợp đồng mua bán phát sinh quyền đòi nợ hay không. Các thông tin này có thể tra trên website của Tổng cục thuế.
• Kiểm tra lịch sử các giao dịch giữa khách hàng và bên có nghĩa vụ trả nợ để đánh giá được uy tín trong thực hiện thanh toán của bên thứ ba đối với khách hàng cũng như khả năng trả nợ của bên thứ ba.
• Ngoài ra, ngân hàng sẽ tìm kiếm thông tin và thẩm định các yếu tố về điều kiện của người thứ ba theo quy định cụ thể của từng ngân hàng.
Khi thẩm định quyền đòi nợ được nhận thế chấp, ngân hàng thường thẩm định:
• Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lý của hồ sơ TSBĐ là quyền đòi nợ • Định giá giá trị TSBĐ là quyền đòi nợ căn cứ trên hợp đòng kinh tế, biên bản giao nhận hàng/biên bản nghiệm thu, hóa đơn của người mua hàng,.. .từ đó ngân hàng xác định số tiền cho vay trên giá trị TSBĐ là quyền đòi nợ.
ích thu được từ khách hàng này và đề xuất tín dụng. Trong trường hợp đồng ý cấp tín dụng, thông thường các ngân hàng sẽ yêu cầu tài khoản của khách hàng trên hợp đồng đầu ra phải là tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng và khách hàng cam kết không thay đổi tài khoản này trong suốt quâ trình thực hiện hợp đồng trừ khi có sự chấp thuận bằng văn bản của ngân hàng. Khách hàng đồng ý với các điều kiện của ngân hàng đưa ra thì ngân hàng tiến hành hoàn thiện hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền đòi nợ này.
Để đảm bảo giá trị quyền đòi nợ và khả năng thu hồi khoản vay không bị quá hạn, các ngân hàng thông thường kiểm tra quyền đòi nợ như sau:
• Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất, ngân hàng tiến hành kiểm tra việc thực hiện giao hàng trong trường hợp chưa giao hàng toàn bộ hoặc quyền đòi nợ hình thành trong tương lai để xác định giá trị quyền đòi nợ.
• Căn cứ vào tiến độ thanh toán trên hợp đồng, cam kết trả nợ mà ngân hàng tiến hành kiểm tra dòng tiền của hợp đồng phát sinh quyền đòi nợ này, thông thường các ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi nợ tương ứng và định giá giảm giá trị quyền đòi nợ.
Bên cạnh đó, ngân hàng định kỳ kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất của khách hàng cũng như kiểm tra các thông tin có thể về người có nghĩa vụ trả nợ.
Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy việc cấp tín dụng được các ngân hàng thẩm định tương đối đầy đủ tuy nhiên việc kiểm tra quyền đòi nợ không được thực hiện theo đúng quy định. Vì vậy, cán bộ ngân hàng không quản lý được dòng tiền của khách hàng, không thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện hợp đồng cũng như kiểm tra tiến độ thanh toán gây thất thoát lớn cho ngân hàng. Đối với các NHTM CP việc thẩm định, kiểm tra, quản lý quyền đòi nợ được thực hiện đầy đủ và cụ thể hơn so với NHTM nhà nước.