HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.2.1 Hoàn thiện quy trình, quy định riêng của Ngân hàng về nhận thếchấp Quyền đòi nợ chấp Quyền đòi nợ
Bộ Luật dân sự quy định quyền đòi nợ như một trong số các quyền tài sản có thể dùng đảm bảo thực hiên nghĩa vụ dân sự. Như vậy quyền đòi nợ còn là đối tượng của giao dịch đảm bảo và quyền này được phép mua bán, chuyển nhượng. Song các quy định pháp luật hiện hành không đưa ra một định nghĩa, một khái niệm cụ thể, rõ nghĩa, dễ hiểu về quyền đòi nợ. Nhìn chung các quy định pháp luật hiện hành chưa thực sự tạo ra một cơ sở pháp lý đầy đủ, hiệu quả, đồng bộ cho việc xác lập và thế chấp quyền đòi nợ, mà hiện
nay phần đông là các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn.
Việc đăng ký hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm quyền lợi cho bên nhận thế chấp tài sản khi xác định thứ tự uu tiên thanh toán của chủ nợ đối với tài sản của bên nợ khi phải xử lý tài sản thu hồi nợ.
Nhận thức và quan điểm của các tổ chức tín dụng là, nguời cho vay và chấp nhận tài sản đảm bảo tiền vay cho rằng, việc nhận tài sản đảm bảo là quyền đòi nợ, đặc biệt là quyền đòi nợ hình thành trong tuơng lai đối với các ngân hàng thuơng mại, thực chất là hình thức cho vay tín chấp. Do đó, đối tuợng đuợc thế chấp vay vốn bằng quyền đòi nợ không nhiều và có sự chọn lọc. Tuy nhiên, quyền đòi nợ trong giao dịch của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng đuợc dùng với cái tên “tín chấp” nên không thể áp dụng một số quy định pháp luật về quyền đòi nợ. Đây chính là một điểm khó cho các tổ chức tín dụng.
Trong thực tiễn, việc xử lý tài sản bảo đảm bằng vật chất vốn đã rất khó cho các tổ chức tín dụng, việc thế chấp bằng quyền đòi nơ còn khó hơn. Cơ quan quản lý đăng ký giao dịch bảo đảm chỉ có tác dụng hỗ trợ về mặt pháp lý khi phát sinh việc xử lý tài sản bảo đảm, nhu: yêu cầu các bên cung cấp thông tin về tài sản bảo đảm, phát mại tài sản bảo đảm. Trên thực tế, vẫn có truờng hợp một tài sản bảo đảm đuợc thế chấp cùng lúc tại nhiều tổ chức tín dụng khác nhau, với thời hạn vay dài ngắn khác nhau. Truờng hợp một tổ chức tín dụng cần phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, phải thông báo đến cơ quan quản lý giao dịch bảo đảm để thông báo cho các chủ nợ cùng biết. Việc xây dựng thông tu liên bộ về hỗ trợ xử lý tài sản bảo đảm đã đuợc thực hiện, nhung điểm khó nhất trong xử lý tài sản bảo đảm là khó có thể đua ra đua ra vấn đề cuỡng chế tài sản bảo đảm.
Theo các quy định pháp luật hiện hành thì muốn cuỡng chế tài sản phải có bản án, có quyết định của tòa án nên chủ nợ muốn cuỡng chế phải kiện ra
tòa để có bản án. Theo đó, tổ chức tín dụng muốn tiến hành xiết nợ, phát mại tài sản phải khởi kiện khách hàng ra toà kinh tế, tòa dân sự. Việc toà án xử là vấn đề nan giải cả về thời gian và chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, chưa kể khi mở phiên tòa rồi nhưng người vay cố tình trây ỳ, viện cớ ốm, không đến dự, toà hoãn xử và để chờ đợi xử tiếp lần sau thì không biết đến bao giờ. Chưa hết, tòa xử xong rồi còn phải chờ bản án có hiệu lực, chờ đợi sự sẵn sàng triển khai của cơ quan thi hành án. Tất cả nhưng vấn đề đó kéo dài hàng năm, tài sản xuống cấp, chi phí trông coi, bảo vệ và quản lý tài sản ngày càng gia tăng. Chính do vướng mắc đó, nên việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở tổ chức tín dụng phải chủ động tìm mọi cách thỏa thuận với khách hàng, cố gắng thuyết phục người vay để tự xử lý tài sản, tự mình bán tài sản,...mà không muốn khởi kiện ra tòa do thủ tục rườm rà, phát sinh nhiều chi phí, tốn kém thời gian.
3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định, giám sát và quản lý việc nhận thế chấp Quyền đòi nợ
Sức mạnh của bất kỳ ngân hàng nào cũng được thể hiện trên ba phương diện: nguồn vốn, công nghệ ngân hàng và trí tuệ của con người. Một ngân hàng với công nghệ hiện đại, thu hút được nguồn vốn lớn mà không có sự tác động của các cán bộ tín dụng để biến vốn chết thành vốn sồng thì làm sao có thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy đối với bất kỳ ngân hàng nào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu.Trình độ và đạo đức của cán bộ ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Cho vay thế chấp quyền đòi nợ được coi là một trong các hình thức cho vay tín chấp (cho vay không bảo đảm bằng tài sản). Việc thực hiện khoản vay không có bảo đảm bằng tài sản đòi hỏi rất nhiều điều kiện liên quan đến khách hàng và ngân hàng. Đối với khách hàng là sự tín nhiệm của ngân hàng,
phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, việc đánh giá một phương án sản xuất kinh doanh có hiệu qủa không lại không phụ thuộc vào cách đánh giá của khách hàng, mà được nhìn nhận trên quan điểm của ngân hàng. Vì vậy để có thể cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, một yếu tố không thể thiếu được là khả năng thẩm định dự án vay vốn cũng như khả năng đánh giá những yếu tố liên quan đến khách hàng vay. Do giá trị quyền đòi nợ biến động nhiều hơn so với các TSBĐ khác vì vậy ngân hàng tăng cường kiểm tra, giám sát đối với quyền đòi nợ để đảm bảo khả năng thu hồi số tiền cho vay khi khách hàng không đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần kiểm tra thường xuyên tiến độ giao hàng, tiến độ thanh toán theo hợp đồng đã được ký kết, kiểm tra dòng tiền thực tế thu được từ hợp đồng phát sinh quyền đòi nợ. Tùy với từng loại hợp đồng mà tần suất kiểm tra quyền đòi nợ khác nhau, thông thường hàng tháng các ngân hàng sẽ kiểm tra và định giá lại giá trị quyền đòi nợ. Việc nâng cao chất lượng của quá trình thẩm định cho phép ngân hàng lựa chọn được những khách hàng vay đủ phẩm chất, đạo đức và có khả năng trả nợ. Không giống những tài sản thế chấp khác, thế chấp quyền đòi nợ đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có khả năng giám sát, và quản lý cao để đảm bảo an toàn nguồn vốn cho ngân hàng. Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các khóa học, tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng tham khảo kinh nghiệm của các đối tác, tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề, đối luyện về các quy định của cơ quan chấp trên cũng như về các sự kiện trong thực tế.
3.2.3 Thiết lập các mối quan hệ tốt, lâu dài với khách hàng
Việc đa dạng hóa danh mục tài sản bảo đảm mang lại cơ hội thu hút nhiều khách hàng hơn cho Ngân hàng. Thế chấp quyền đòi nợ với những ưu điểm không thể phủ nhận ngày càng được các bên lựa chọn trong các giao dịch thương mại, nhất là trong khuôn khổ các hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên,
các ngân hàng chỉ áp dụng thế chấp quyền đòi nợ nhằm tăng trưởng tín dụng tùy thuộc vào khả năng đánh giá, lựa chọn khách hàng và khả năng hoạt động của khách hàng. Xây dựng chiến lược khách hàng truyền thống là việc làm cần thiết đối với các ngân hàng. Với quy định của pháp luật hiện nay, chỉ có những khách hàng nào có tín nhiệm đối với Ngân hàng, đồng thời sử dụng hết tài sản để làm tài sản bảo đảm thì mới nhận được các khoản vay không có bảo đảm bằng tài sản. Với những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả như hưởng lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh gọn không những so với khách hàng khác mà còn con sơi các ngân hàng khác, nhờ đó có thể hình thành được một hệ thống khách hàng tin cậy, thu hút được dòng tiền lưu động của doanh nghiệp qua các tài khoản mở tại ngân hàng. Do đó việc cho vay không bảo đảm, cho vay thế chấp bằng quyền đòi nợ sẽ thuận lợi và an toàn hơn.
3.3 KIẾN NGHỊ
3.3.1 Kiến nghị với chính phủ
3.3.1.1 Đảm bảo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định
Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng. Trong điều kiện khi Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì môi trường cạnh tranh càng cao, nền kinh tế càng dễ biến động, doanh nghiệp dễ rơi vào nguy cơ mất khả năng thanh toán, phá sản. Hơn nữa, hiện nay có nhiều ngân hàng mới được thành lập, trong khi thị trường có hạn nên mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, từ đó chất lượng tín dụng ngày càng giảm thấp. Đảm bảo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định sẽ giúp cho các ngân hàng cũng như doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, từ đó tăng khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
Về chính trị, Nhà nước cần tiếp tục duy trì ổn định về chính trị. Bởi lẽ một môi trường chính trị ổn định sẽ không gây những biến động bất lợi cho
nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Việt Nam khá ổn định, tuy nhiên, Nhà nước cần tiếp tục duy trì tốt vấn đề này nhằm giữ vững niềm tin của công chúng và các nhà đầu tư, tạo môi trường thuận lợi trong kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các NHTM. Từ đó giúp cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng tránh những biến động bất ngờ về kinh doanh, tránh được những rủi ro trong kinh doanh của NHTM.
3.3.1.2 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc sử dụng Quyền đòi nợ làm bảo đảm tiền vay.
Từng bước ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm nói chung và đăng ký thế chấp Quyền đòi nợ nói riêng
Hiện nay, hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm của Việt Nam được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật như: Bộ luật dân sự 2005, Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Đất đai 2003; Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm; Nghị định số 163/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và một số văn bản hướng dẫn khác.
Do vậy, khung pháp lý về đăng ký giao dịch bảo đảm của Việt Nam đã từng bước được xây dựng, hoàn thiện, đáp ứng được những mục tiêu chủ yếu sau đây: (i) Công khai hoá các giao dịch bảo đảm cho mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu, giúp họ có các thông tin chính xác, tin cậy trước khi quyết định xác lập các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại, đặc biệt đối với hoạt động đầu tư vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh; (ii) Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận cầm cố, thế chấp trong trường hợp dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự; (iii) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch bảo đảm, của cá nhân, tổ chức có liên quan và phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt
động tín dụng ngân hàng và (iv) Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho thị truờng tín dụng không những phát triển nhanh, mà còn phát triển trong thế ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xét xử của Toà án đối với các tranh chấp về giao dịch bảo đảm.
Sau một thời gian áp dụng, pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm đã bộc lộ những điểm bất hợp lý nhu: thiếu tính thống nhất, đồng bộ; hiệu lực áp dụng chua cao; nhiều vấn đề phát sinh chua đuợc điều chỉnh... Do vậy, Việt Nam cần sớm ban hành Luật đăng ký giao dịch bảo đảm, trên cơ sở pháp điển hoá các quy định hiện hành, tiếp thu những kinh nghiệm của pháp luật của các nuớc có hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm phát triển, hoàn thiện, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Dự án Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm phải thể hiện đuợc mục tiêu chủ yếu sau đây:
a) Bãi bỏ các quy định không còn phù hợp với thực tiễn, bổ sung các quy định mới, phù hợp và có tính dự liệu cao đối với thực tiễn đăng ký giao dịch bảo đảm;
b) Xây dựng, ban hành các quy định về Đăng ký viên nhằm chuẩn hóa yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cán bộ làm công tác đăng ký tại các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm; nâng cao trách nhiệm và bảo đảm quyền lợi cho những cán bộ này;
c) Đảm bảo sự tuơng thích của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm của Việt Nam và quốc tế, tạo môi truờng pháp lý thuận lợi nhằm thúc đẩy sự phát triển của các giao dịch dân sự, kinh tế có yếu tố nuớc ngoài, đáp ứng các đòi hỏi của việc gia nhập Tổ chức Thuơng mại Quốc tế (WTO) nói riêng và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nói chung;
d) Phục vụ tốt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua cơ chế đăng
ký đơn giản, thuận lợi cho các chủ nợ, các nhà đầu tu trong việc nhanh chóng xác định đuợc quyền, lợi ích của mình đối với tài sản bảo đảm, các khoản đầu tu;
từ đó góp phần thúc đẩy các hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc tiến hành các giao dịch kinh tế, thương mại; tạo cơ sở pháp lý giúp các thành phần kinh tế có thể vừa thu hút vốn đầu tư (trực
tiếp hoặc gián tiếp thông qua thị trường tài chính), vừa tiếp tục sử dụng các nguồn lực kinh tế hiện có để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hoàn thiện quy định về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp nhằm đảm bảo nhu cầu phát triển của nền kinh tế, tạo sự tương thích với pháp luật của các nước trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Để khắc phục những điểm mâu thuẫn, chồng chéo trên của hệ thống pháp luật thực định thì công việc thiết yếu là rà soát lại tất cả các văn bản pháp luật có liên quan để tiến hành loại bỏ những quy định không phù hợp và hạn chế tối đa việc ban hành cá văn bản hướng dẫn. Tiếp theo cần xóa bỏ sự phân chia tách biệt giữa các cơ quan Bộ, ngành trong việc ban hành các văn bản pháp luật. Khi xây dựng một văn bản để điều chỉnh các quan hệ thuộc chức năng, thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau thì đòi hỏi có sự cộng tác và cùng chịu trách nhiệm của các cơ quan này.
Xét dưới góc độ yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, cơ sở pháp lý tốt về giao dịch bảo đảm phải thực sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp dùng tài sản của mình để làm bảo đảm cho cá khoản vay, tín dụng. Bên cạnh đó, pháp luật về giao dịch bảo đảm cần phải rõ ràng, cụ thể, bảo đảm tính thực thi, hiệu lực trên thực tế, bảo đảm được quyền lợi cửa bên vay vốn và quyền lợi của các ngân hàng với tư cách là bên cấp tín dụng
Một hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm được coi là phù hợp tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khi nó bao gồm các quy định rõ ràng, cụ thể để các doanh nghiệp nhanh chóng và dễ dàng xác lập giao dịch bảo đảm đồng