Các hình thức bảo đảm tiền vay bằng Quyền đòi nợ

Một phần của tài liệu QUYỀN ĐÒI NỢ - GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAYCẦN THIẾT TRONG THỜI KỲ SUY GIẢM KINH TẾ HIỆN NAY (Trang 31 - 32)

Nhận thế chấp quyền đòi nợ bao gồm nhận thế chấp quyền đòi nợ đã hình thành và nhận thế chấp quyền đòi nợ hình thành trong tương lai.

Nhận thế chấp quyền đòi nợ đã hình thành. Nhận thế chấp quyền đòi nợ hình thành trong tương lai có nghĩa là nhận thế chấp quyền đòi tiền của khách hàng với bên thứ ba trên cơ sở khách hàng đã hoàn thành một phần/hoặc toàn bộ nghĩa vụ giao hàng/cung cấp dịch vụ theo đúng quy định của hợp đồng đã ký. Nhận thế chấp quyền đòi nợ đã hình thành bao gồm.

• Nhận thế chấp quyền đòi nợ cụ thể tức là nhận thế chấp quyền đòi nợ đã phát sinh chắc chắn khi khách hàng vay vốn của ngân hàng đã hoàn thành một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ đối với bên thứ ba đã có biên bản đối chiếu công nợ và bên thứ ba có nghĩa vụ thanh toán cho khách hàng vay vốn của ngân hàng.

• Nhận thế chấp quyền đòi nợ luân chuyển tức nhận thế chấp quyền đòi

nợ được hình thành trong kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh của bên bảo đảm.

Nhận thế chấp quyền đòi nợ hình thành trong tương lai

Quyền đòi nợ tương lai là quyền đòi nợ chưa trở thành tài sản của bên thực hiện giao dịch. Nó có thể còn chưa phát sinh do giao dịch hay sự kiện pháp

lý có thể làm phát sinh quyền đòi nợ này còn chưa diễn ra. Chẳng hạn đối với một công ty hàng không, thu nhập từ việc bán các vé máy bay hiện còn chưa được bán nhưng sắp được bán là các quyền đòi nợ hình thành trong tương lai vì

giao dịch bán chưa diễn ra. Các khoản phải thu tương lai (future account receivables) là các khoản phải thu phát sinh từ các hợp đồng với khách hàng của

doanh nghiệp mà các hợp đồng này còn chưa được ký kết. Tiền phạt vi phạm hợp đồng khi một cầu thủ vi phạm nghĩa vụ với một câu lạc bộ bóng đá cũng là

một quyền đòi nợ tương lai vì sự kiện pháp lý (việc cầu thủ vi phạm nghĩa vụ quy định trong hợp đồng) chưa diễn ra. Tương tự, trong trường hợp một doanh nghiệp thế chấp tài khoản giao dịch của mình để vay vốn ngân hàng, quyền đòi

nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng nơi mở tài khoản là một quyền đòi nợ tương lai vì việc xử lý tài sản bảo đảm là sự kiện pháp lý cho phép ấn định số dư

tài khoản thế chấp (giá trị của quyền đòi nợ) chưa diễn ra vào thời điểm xác lập

giao dịch bảo đảm. Cần lưu ý một khoản nợ sẽ được thanh toán trong tương lai theo quy định tại một hợp đồng đã được ký kết là một quyền đòi nợ hiện tại chứ

không phải là một quyền đòi nợ tương lai. Tuy vậy, một quyền đòi nợ tương lai

có thể đã tồn tại nhưng chưa thuộc khối tài sản của bên thực hiện giao dịch. Chẳng hạn, một hợp đồng mua bán tài sản đã được ký kết và việc thanh toán được thực hiện theo nhiều đợt. Bên bán có quyền đòi nợ đối với bên mua và có

thể chuyển giao quyền đòi nợ này. Bên thực hiện giao dịch có thể là bên sẽ nhận

chuyển giao quyền đòi nợ từ bên bán này. Trong cả hai giả thiết phát sinh quyền

đòi nợ tương lai vừa nêu, bên thực hiện giao dịch vẫn chưa có quyền định đoạt quyền đòi nợ tương lai.

Một phần của tài liệu QUYỀN ĐÒI NỢ - GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAYCẦN THIẾT TRONG THỜI KỲ SUY GIẢM KINH TẾ HIỆN NAY (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w