Bước 1: Thu thập và thẩm định tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu chứng minh quyền đòi nợ của khách hàng
sản khác do đó từng ngân hàng sẽ quy định cụ thể đối với hồ sơ chứng minh quyền đòi nợ của khách hàng. Thông thuờng hồ sơ này bao gồm: Biên bản đối chiếu công nợ giữa khách hàng và bên có nghĩa vụ trả nợ; Hợp đồng kinh tế; Biên bản giao nhận hàng/biên bản nghiệm thu; Hóa đơn/bảng kê hóa đơn có xác nhận của bên có nghĩa vụ trả nợ'....
Bước 2: Thẩm định, đánh giá quyền đòi nợ
Để có thể quyết định cấp tín dụng cho khách hàng thì ngân hàng phải đánh giá về tính pháp lý. năng lực sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng và đánh giá về tài sản bảo đảm. Tùy với từng loại TSBĐ mà ngân hàng có phuơng pháp thẩm định khác nhau. đối với quyền đòi nợ ngân hàng cần thẩm định:
• Thẩm định cơ sở hình thành và giá trị quyền đòi nợ • Thẩm định tính thanh khoản của quyền đòi nợ
• Thẩm định rủi ro từ việc nhận thế chấp quyền đòi nợ
Bước 3: Hoàn thiện thủ tục thế chấp quyền đòi nợ
Sau khi có quyết định nhận thế chấp quyền đòi nợ, ngân hàng sẽ thực hiện soạn thảo, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp. đăng ký giao dịch bảo đảm và nhập kho TSBĐ.
Bước 4: Kiểm tra, giám sát việc nhận thế chấp quyền đòi nợ
Do giá trị quyền đòi nợ biến động nhiều hơn so với các TSBĐ khác vì vậy ngân hàng tăng cuờng kiểm tra. giám sát đối với quyền đòi nợ để đảm bảo khả năng thu hồi số tiền cho vay khi khách hàng không đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần kiểm tra thuờng xuyên tiến độ giao hàng, tiến độ thanh toán theo hợp đồng đã đuợc ký kết, kiểm tra dòng tiền thực tế thu đuợc từ hợp đồng phát sinh quyền đòi nợ. Tùy với từng loại hợp đồng mà tần suất kiểm tra quyền đòi nợ khác nhau. thông thuờng hàng tháng các ngân hàng sẽ kiểm tra và định giá lại giá trị quyền đòi nợ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản là hình thức bảo đảm mà ngân hàng áp dụng đối với khách hàng vay vốn, trong đó ngân hàng đóng vai trò chủ nợ được hưởng một số quyền hạn nhất định đối với tài sản của khách hàng. Như vậy việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro mất hoàn toàn vốn, đồng thời đem lại cho ngân hàng quyền ưu tiên khi phát mại tài sản so với các chủ nợ khác của khách hàng nếu khách hàng vay không có khả năng trả được các khoản nợ đã vay.
Chương 1 tác giả đưa ra cách tiếp cận tổng quan về bảo đảm tiền vay, vai trò, hình thức của bảo đảm tiền vay, từ đó đi vào chi tiết bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ, vai trò của việc thế chấp quyền đòi nợ trong thời kỳ suy giảm kinh tế hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của chương này là cơ sở để đánh giá và phân tích thực trạng thế chấp quyền đòi nợ trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THẾ CHẤP QUYỀN ĐÒI NỢ TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY