một số Ngân hàng thương mại Việt Nam
2.1.1.1 Quy định nhận thế chấp Quyền đòi nợ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) là một trong những ngân hàng cổ phần đầu tiên của Việt Nam đồng ý nhận thế chấp quyền đòi nợ và hệ thống quy trình, quy định nhận thế chấp quyền đòi nợ tại TCTD này tương đối rõ ràng và đầy đủ.
Loại quyền đòi nợ được Techcombank nhận thế chấp
Quyền đòi nợ bao gồm quyền đòi nợ đã hình thành và quyền đòi nợ hình thành trong tương lai, Techcombank chỉ nhận thế chấp quyền đòi nợ đã hình thành. Đối với quyền đòi nợ hình thành trong tương lai, Techcombank yêu cầu nhận bảo đảm cùng với TSBĐ khác nếu không quyền đòi nợ hình thành trong tương lai không được sử dụng là cơ sở xác định số tiền cho vay. Techcombank xác định vậy do quyền đòi nợ hình thành trong tương lai rủi ro hơn quyền đòi nợ đã hình thành do quyền đòi nợ hình thành trong tương lai ngoài chịu rủi ro không thu được tiền do bên thứ ba không thiện chí/không có khả năng thanh toán còn chịu thêm rủi ro khả năng khách hàng không thực hiện/thực hiện không đầy đủ theo quy định của hợp đồng.
Không phải với bất kỳ khách hàng nào Techcombank cũng đồng ý nhận thế chấp quyền đòi nợ do TSBĐ này tương đối rủi ro, các khách hàng vay được đảm bảo bằng quyền đòi nợ tại Techcombank phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Đối với quyền đòi nợ đã hình thành:
• Khách hàng xếp hạng tối thiểu B2 hoặc BB • Khách hàng thuộc phân khúc SME trở lên
• Kinh doanh có lãi trong 2 năm tài chính gần nhất
• Có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh mà Techcombank đồng ý tài trợ và thực hiện thành công 3 hợp đồng/đơn đặt hàng tương tự trong vòng 12 tháng gần nhất.
• Khách hàng đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng cho người mua, đủ quyền đòi nợ tiền bên thứ ba từng phần hoặc toàn bộ theo tiến độ thanh toán.
- Đối với quyền đòi nợ hình thành trong tương lai
Khách hàng ngoài đáp ứng 4 điều kiện đầu tiên của việc nhận thế chấp quyền đòi nợ đã hình thành, khách hàng phải đáp ứng được thêm các điều kiện sau:
• Khách hàng phải đủ năng lực thực hiện hợp đồng/đơn hàng với người mua hàng vì đây là quyền đòi nợ hình thành trong tương lai nên khách hàng chưa thực hiện hợp đồng.
• Khách hàng phải thế chấp/cầm cố tài sản bảo đảm khác vì TSBĐ là quyền đòi nợ hình thành trong tương lai rủi ro cao hơn với quyền đòi nợ đã hình thành.
Điều kiện đối với bên thứ ba - bên có nghĩa vụ trả nợ
Vì khả năng thu được tiền từ quyền đòi nợ phụ thuộc lớn vào thiện chí và khả năng trả nợ của người mua hàng, do đó Techcombank ngoài quy định về khách hàng còn quy định điều kiện đối với bên thứ ba - bên có nghĩa vụ
trả nợ. Techcombank chỉ nhận thế chấp quyền đòi nợ khi bên thứ ba là:
• Các Bộ, cục, sở, ban, ngành, UBND các cấp, cơ quan hành chính sự nghiệp.
• Tập đoàn, Tổng công ty lớn
• Khách hàng đuợc Techombank cấp HMTD không có TSBĐ hoặc cấp tín dụng trên cơ sở TSBĐ là HTK luân chuyển vì với những nguời mua này Techcombank đánh giá có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính tuơng đối tốt.
• Đơn vị trong nuớc có bảo lãnh của TCTD khác.
• Trong truờng hợp bên thứ ba là khách hàng tại Techcombank, tổng giá trị quyền đòi nợ từ nguời mua đuợc Techcombank chấp thuận không vuợt quá 2 lần giá trị HMTD Techcombank cấp cho nguời mua đó nếu có. Techcombank quy định này nhằm hạn chế số tiền Techcombank phải thu từ một khách hàng cũng nhu công nợ của khách hàng không quá lớn. Tuy nhiên, quy định này sẽ không phù hợp đối với nguời mua có quy mô lớn nhung sử dụng đòn bẩy tài chính ít, Techcombank cấp HMTD không lớn.
• Đối với các đối tuợng khác, nguời mua phải đảm bảo đuợc một số tiêu chí nhất định về doanh thu, khả năng tự tài trợ, khả năng thanh toán, tỷ suất lợi nhuận,...
Điều kiện về quyền đòi nợ
Để đảm bảo quyền đòi nợ là xác thực và hợp pháp, Techcombank còn quy định cụ thể đối với các hợp đồng phát sinh quyền đòi nợ đuợc Techcombank nhận làm tài sản thế chấp, bao gồm:
• Hợp đồng mua đứt bán đoạn không phải là hợp đồng đại lý, ký gửi hàng hóa để đảm bảo Techcombank có quyền sở hữu hợp pháp quyền đòi nợ đối với bên thứ ba.
• Hợp đồng không có thỏa thuận hạn chế hoặc cấm chuyển nhuợng quyền đòi tiền của nguời mua với bên thứ ba, không có điều khoản thanh toán bù trừ.
• Hợp đồng phải quy định rõ tài khoản của khách hàng là tài khoản thanh toán duy nhất và trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng là tài khoản của khách hàng tại Techcombank. Điều kiện này nhằm đảm bảo Techcombank quản lý đuợc dòng tiền cho khách hàng.
• Hàng hóa/dịch vụ cung ứng trong hợp đồng không thuộc nhóm hàng hóa cấm hoặc hạn chế giao dịch theo quy định hiện hành
• Đối với quyền đòi nợ hình thành trong tuơng lai, Techcombank không thực hiện nhận thế khi quyền đòi nợ hình thành trên cơ sở hợp đồng: Hợp đồng cung cấp dịch vụ tu vấn, bảo hiểm, phần mềm, chuyển giao công nghệ/các hàng hóa thuộc loại tài sản cố định vô hình vì với các hợp đồng này ngân hàng khó đánh giá đuợc năng lực thực hiện của khách hàng cũng nhu kiểm soát đuợc quá trình chuyển giao tài sản. Các hợp đồng cung cứng thiết bị, hàng hóa đặc chủng, chuyên dụng trừ khi có đặt cọc của bên mua tối thiểu 15% vì khi này nguời mua có mức độ cam kết để thực hiện hợp đồng cao. Các hợp đồng cung ứng hàng hóa thuộc nhóm hàng thực phẩm, tiêu dùng có bảo quản, có thời hạn ngắn duới 12 tháng vì với các hợp đồng này khách hàng có rủi ro cao không đảm bảo đuợc yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, chất luợng theo hợp đồng.
Định giá quyền đòi nợ
Quyền đòi nợ tại Techombank đuợc định giá nhu sau:
• Đối với quyền đòi nợ đã hình thành = (giá trị mà nguời mua phải thanh
toán cho khách hàng trên cơ sở phần nghĩa vụ đã hoàn thành - giá trị tiền đã tạm
ứng (nếu có) - giá trị giữ lại để bảo đảm cho phần bảo hành (nếu có). • Đối với quyền đòi nợ hình thành trong tương lai = giá trị hợp
đồng/LC mà bên thứ ba phải thanh toán cho khách hàng trừ đi phần tiền đã ứng trước/đặt cọc cho khách hàng và phần giá trị giữ lại để bảo đảm cho phần bảo hành (nếu có).
Tỷ lệ tài trợ tối đa/giá trị quyền đòi nợ
• Đối với quyền đòi nợ đã hình thành: tỷ lệ này từ 80% - 85%
• Đối với quyền đòi nợ hình thành trong tương lai: tỷ lệ này là 0%, tỷ lệ cho vay sẽ được xác định căn cứ vào loại TSBĐ thế chấp/cầm cố kèm theo quyền đòi nợ
Kiểm tra, giám sát nhận thế chấp quyền đòi nợ
• Hàng ngày, chuyên viên khách hàng phối hợp với phòng dịch vụ khách hàng kiểm tra nguồn tiền từ quyền đòi nợ theo quy định của hợp đồng
• Khi nguồn tiền từ quyền đòi nợ được thế chấp về tài khoản của khách hàng tại Techcombank, nguồn tiền này sẽ được dùng để thu hồi nợ và CVKH định giá giảm giá trị quyền đòi nợ.
Tóm lại, nhận thế chấp quyền đòi nợ tại Techcombank được xây dựng trên cơ sở:
Xác định rõ ràng loại quyền đòi nợ ngân hàng đồng ý nhận làm TSBĐ, điều kiện đối với khách hàng, người mua và hợp đồng phát sinh quyền đòi nợ. Xây dựng cách xác định giá trị quyền đòi nợ cụ thể và xác định tỷ lệ cho vay/giá trị quyền đòi nợ cụ thể đối với từng loại quyền đòi nợ.
Quy định cụ thể thời gian cần kiểm tra dòng tiền để thu hồi nợ và kịp thời điều chỉnh giá trị quyền đòi nợ.
2.1.1.2 Quy định nhận thế chấp quyền đòi nợ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Vietinbank nhận thế chấp quyền đòi nợ khi có bảo lãnh thanh toán của định chế tài chính, trong trường quyền đòi nợ không có bảo lãnh thanh toán của định chế tài chính Vietinbank chỉ nhận quyền đòi nợ là TSBĐ bổ sung,
không xác định số tiền cho vay/giá trị quyền đòi nợ trong trường hợp này. Như vậy, quyền đòi nợ Vietinbank nhận thế chấp không phân biệt trên cơ sở về bản chất quyền đòi nợ như Techcombank mà phân biệt trên khả năng thu hồi được tiền dựa vào bảo lãnh thanh toán của định chế tài chính.
Tương tự với Techcombank, để quyền đòi nợ được nhận làm TSBĐ thì Vietinbank cũng có các điều kiện đối với khách hàng, quyền đòi nợ và bên có nghĩa vụ thanh toán.
Điều kiện đối với khách hàng
• Đáp ứng đủ các điều kiện cấp giới hạn tín dụng theo quy định.
• Là khách hàng truyền thống, uy tín trong quan hệ tín dụng và thanh toán với Vietinbank, xếp hạng BBB trở lên.
• Đã cầm cố, thế chấp hết tài sản đủ điều kiện làm TSBĐ cho các TCTD và có cam kết sẽ cầm cố, thế chấp TSBĐ tại các TCTD khác sau khi có giải chấp cho Vietinbank.
• Đang thực hiện các giao dịch thanh toán với người mua qua tài khoản của khách hàng tại Vietinbank vì thông qua cơ sở này có thể đánh giá về khả năng hoàn thành thực hiện hợp đồng cũng như uy tín của người mua.
Điều kiện đối với bên thứ ba - bên có nghĩa vụ thanh toán
• Bên thứ ba là đối tác uy tín, truyền thống của khách hàng, luôn thực hiện thanh toán đúng hạn, không phát sinh nợ khó đòi, đã từng giao dịch tối thiểu 2 lần trong vòng 12 tháng gần nhất với khách hàng. Điều kiện này nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của người mua hàng đối với hợp đồng phát sinh quyền đòi nợ được đi thế chấp.
• Có cam kết bảo lãnh đã được xác thực của định chế tài chính cho nghĩa vụ thanh toán phát sinh quyền đòi nợ nhằm đảm bảo khả năng thu hồi được tiền khi người mua không có khả năng trả nợ đối với hợp đồng phát sinh quyền đòi nợ.
Đối với quyền đòi nợ
• Quyền đòi nợ thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng, không có tranh chấp về quyền sở hữu và quyền khác tại thời điểm nhận TSBĐ.
• Hợp đồng làm phát sinh quyền đồi nợ đảm bảo tính pháp lý và không bị cấm chuyển nhuợng theo quy định của pháp luật.
• Có nguồn thanh toán chắc chắn, thời hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng.
• Hàng hóa, dịch vụ đuợc giao dịch mua bán: Thuộc lĩnh vực/mặt hàng sản xuất kinh doanh truyền thống của khách hàng; Giao dịch mua bán bình thuờng trên thị truờng; Có chất luợng bảo đảm, ổn định .
• Tài khoản thanh toán phải là tài khoản của khách hàng tại Vietinbank nhằm kiểm soát dòng tiền từ quyền đòi nợ này.
Định giá giá trị quyền đòi nợ
• Quyền đòi nợ đuợc Vietinbank định giá tối đa bằng số tiền nguời mua còn nợ khách hàng vay, đuợc xác định trên biên bản đối chiếu công nợ nhung không vuợt qua số tiền sẽ đuợc định chế tài chính thanh toán theo bảo lãnh nếu khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên, quy định này của Vietinbank không cụ thể phuơng pháp xác định, cán bộ tín dụng dễ gặp khó khăn trong việc xác định giá trị quyền đòi nợ, cũng nhu cách xác định giá trị quyền đòi nợ không đuợc thực hiện đồng bộ trên toàn hệ thống.
Mức cấp tín dụng tối đa/giá trị TSBĐ
• Vietinbank xác định số tiền cho vay tối đa 50% giá trị quyền đòi nợ tuy nhiên, cơ cấu du nợ có bảo đảm bằng quyền đòi nợ có bảo lãnh của định chế tài chính đối với một khách hàng không vuợt quá 35% tổng du nợ cấp tín dụng có bảo đảm của khách hàng.
Kiểm tra giám sát nhận thế chấp quyền đòi nợ
khách hàng để thu nợ và điều chỉnh giá trị TSBĐ thông qua: • Thuờng xuyên theo dõi số du tài khoản của khách hàng
• Kiểm tra việc đối chiếu công nợ của khách hàng và nguời mua
• Theo dõi việc chuyển tiền thanh toán của nguời mua hàng. Khi tiền từ quyền đòi nợ này về tài khoản của khách hàng tại Vietinbank, cán bộ khách hàng thực hiện thu hồi nợ ngay và điều chỉnh giảm giá trị quyền đòi nợ.
• Dừng ngay việc nhận thế chấp quyền đòi nợ khi khách hàng phát sinh nợ quá hạn.