Một là: Giúp Ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh:
Bất động sản, máy móc, thiết bị, phuơng tiện giao thông vận tải là hữu hạn do đó việc khách hàng có nhu cầu vay vốn mà không có các tài sản này ngày càng nhiều. Nền kinh tế có quy mô nhỏ, sự cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, đo đó các ngân hàng ngoài cấp tín dụng có bảo đảm đối với các TSBĐ truyền thống nhu bất động sản, máy móc, thiết bị, phuơng tiện giao thông vận tải thì còn cấp tín dụng không có TSBĐ hoặc với TSBĐ rủi ro hơn. Đối với các khách hàng lớn, có uy tín, và tiềm năng phát triển thì các ngân hàng còn cấp tín dụng không có TSBĐ tuy nhiên số luợng khách hàng đáp ứng đuợc các điều kiện này không nhiều do đó sẽ có một luợng khách hàng lớn có nhu cầu vay vốn nhung chua đuợc đáp ứng nhu cầu vay vốn. Truớc thực tế này, các ngân hàng đặc biệt là ngân hàng có quy mô nhỏ tiến tới nhận bảo đảm bằng là quyền đòi nợ, hàng tồn kho để tăng khả năng cạnh tranh.
Hai là: Giúp ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng:
Ngoài ra quyền đòi nợ đuợc phát sinh từ nhiều loại hợp đồng khác nhau: Hợp đồng vay, hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ.. ..quyền đòi nợ này có thể đã hình thành hoặc hình thành trong tuơng
lai. Vì vậy quyền đòi nợ rất đa dạng, việc nhận thế chấp quyền đòi nợ sẽ giúp ngân hàng có cơ sở để cấp nhiều khoản tín dụng hơn từ đó có thể mở rộng quy mô.
Ba là: Giúp ngân hàng tăng thu nhập, khi ngân hàng mở rộng được quy mô tín dụng.
Ngân hàng có thể gia tăng thu nhập từ chênh lệch lãi, thu phí bảo lãnh, phí LC, Ngoài ra cán bộ ngân hàng có thể tăng cuờng bán chéo sản phẩm, khơi dậy và thuyết phục khách hàng sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng. Bên cạnh đó cán bộ ngân hàng có thể tiếp cận các đối tác của công ty để huy động vốn, bán sản phẩm cũng nhu cấp tín dụng. Từ việc có thêm một khách hàng, ngân hàng có thể có thêm nhiều khách hàng đồng thời gia tăng đuợc thu nhập cho ngân hàng.
Bốn là: Giúp ngân hàng quản lý được dòng tiền của khách hàng và mở rộng quy mô tiền gửi:
Khi nhận thế chấp quyền đòi nợ Ngân hàng thuờng yêu cầu khách hàng phải chuyển dòng tiền thu đuợc từ quyền đòi nợ này về tài khoản tại Ngân hàng mình và dùng tiền đó để trả nợ Ngân hàng. Thông qua yêu cầu này, ngân hàng sẽ tăng đuợc quy mô tiền gửi của khách hàng và kiểm soát đuợc rủi ro về dòng tiền trả nợ của khách hàng.
Năm là: khi quyền đòi nợ đến hạn nó là TSĐB có tính thanh khoản cao:
Khi quyền đòi nợ đến hạn thanh toán, bên có nghĩa vụ phải thực hiện trả nợ cho khách hàng khi đó quyền đòi nợ là một khoản tiền - loại TSBĐ có tính thanh khoản cao nhất. Tuy nhiên để đảm bảo quyền đòi nợ chuyển hóa thành tiền đòi hỏi ngân hàng phải kiểm soát đuợc tính pháp lý, giá trị,...của quyền đòi nợ.
Nhu vậy, việc nhận thế chấp quyền đòi nợ sẽ giúp ngân hàng tăng đuợc khả năng cạnh tranh, thúc đẩy tăng truởng tín dụng, mở rộng đuợc quy mô
tiền gửi cũng như thu nhập, kiểm soát được rủi ro về dòng tiền trả nợ của khách hàng và khi đến hạn quyền đòi nợ được chuyển hóa thành tiền -TSBĐ an toàn do đó việc nhận thế chấp quyền đòi nợ trở nên cần thiết đối với các NHTM nhất là khi thị trường ngân hàng ngày càng cạnh tranh gay gắt.