ĐÁNH GIÁ CÔNGTÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁCKIÊM TRA THUẾ ĐỚI VỚI DOANH NGHIỆPTẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC ỨNG HOÀ - MỸ ĐỨC (Trang 58)

DOANH NGHIỆP TẠI CCT KV ỨNG HOÀ - MỸ ĐỨC

2.3.1. Ưu điểm

2.3.1.1. Đối với công tác cập nhật ứng dụng công nghệ

thông tin cho

công tác kiểm tra

Thứ nhất, lãnh đạo Chi cục Thuế luôn chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng tin học cho đội ngũ cán bộ công chức.

Để đáp ứng yêu cầu công việc chuyên môn, đòi hỏi về tiến độ và chất lượng công việc, đội ngũ cán bộ công chức của CCT KV Ứng Hoà - Mỹ Đức ngày càng nỗ lực học hỏi, tiếp cận những công nghệ mới và những ứng dụng đang được triển khai. Ban lãnh đạo Chi cục Thuế luôn luôn khuyến khích sự sáng tạo của cán bộ công chức, đề cao các sáng kiến trong công việc. Hơn nữa, với đội ngũ cán bộ công chức ngày càng trẻ hóa, nhạy bén, chủ động tiếp cận với các công nghệ mới. Do đó, những phần mềm ứng dụng mới do Cục Thuế cấp trên triển khai đều nhanh chóng được áp dụng sâu rộng tới toàn thể cán bộ công chức tại Chi cục Thuế.

Hàng năm, Chi cục Thuế cũng đều cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ kiểm tra, phổ biến các sáng kiến và kỹ năng công nghệ mới.

Thứ hai, Chi cục Thuế ngày càng đầu tư hơn nữa cho trang thiết bị tin học và phần mềm ứng dụng.

Cuối mỗi năm, khi phòng Quản trị - Tài vụ của Cục Thuế TP Hà Nội tổ chức công tác kiểm tra cơ sở vật chất, khảo sát nhu cầu của các bộ phận; lập kế hoạch mua sắm, đầu tư các trang thiết bị cần thiết. Với chủ trương áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả công việc là hết sức cần

thiết và được coi trọng hàng đầu, Chi cục Thuế đã đăng ký mới, thay thế hệ thống máy tính cũ, nâng cấp hệ thống máy chủ để tăng tốc độ xử lý công việc, đáp ứng được việc truy cập và sử dụng các ứng dụng đang triển khai.

Ngoài ra, ngành thuế Hà Nội cũng phối hợp với nhiều đơn vị để học hỏi, chuyển giao và triển khai nhiều phần mềm ứng dụng mới như phần mềm quản trị công việc V-office của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), ứng dụng quản lý hồ sơ tài liệu điện tử EdocTC của Tập đoàn Công nghệ CMC, công cụ tra cứu dữ liệu DN bỏ trốn, Tool tính tiền chậm nộp, ... để hỗ trợ công việc chuyên môn và công tác quản lý. Nhờ đó, hiệu quả công việc chuyên môn và quản lý được nâng lên rõ rệt.

Như vậy, công tác quản lý thuế tại CCT KV Ứng Hoà - Mỹ Đức bước đầu đã được hiện đại hóa cả về phương diện cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ để đáp ứng nhu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin; nhờ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, bao quát các nguồn thu, giảm thất thu thuế, góp phần thu đúng, thu đủ vào NSNN.

2.3.1.2. Đối với công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở

cơ quan thuế

Thứ nhất, việc áp dụng các kỹ thuật và thủ tục phân tích để nhận diện rủi ro trong hồ sơ khai thuế ngày càng được chú trọng, nâng cao.

Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế đã được nghiên cứu đổi mới theo nguyên tắc quản lý rủi ro, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin NNT, sử dụng phân tích thông tin để xác định nội dung, khoanh vùng rủi ro. Nhờ đó, lựa chọn được những DN rủi ro cao để đưa vào kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT, từng bước nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch trong kiểm tra NNT.

Thứ hai, các bộ phận làm công tác kiểm tra thường xuyêni chia sẻ, phổ biến các kinh nghiệm, tiện ích để nâng cao hiệu quả công việc.

Việc chia sẻ, phổ biến các kinh nghiệm, tiện ích để áp dụng các kỹ thuật, thủ tục phân tích nhằm nhận diện rủi ro trong hồ sơ khai thuế được lãnh đạo Cục Thuế cấp trên hết sức quan tâm. Tại các hội nghị tọa đàm được tổ chức định kỳ, các phòng chức năng thường xuyên trao đổi về các tiện ích hiện đại hóa ngành Thuế áp dụng vào công tác kiểm tra nhằm quản lý thu thuế hiệu quả cũng như khai thác các nguồn thu thuế trên các lĩnh vực, sắc thuế để các phòng, các Chi cục Thuế học hỏi. Đồng thời, các phòng, các Chi cục Thuế cũng chia sẻ những kinh nghiệm, biện pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ, đề xuất giải pháp hoàn thành chỉ tiêu công tác kiểm tra và chỉ tiêu tăng thu qua công tác kiểm tra thuế nhằm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Thứ ba, công tác kiểm tra thuế tại CCT KV Ứng Hoà - Mỹ Đức được thực hiện thống nhất theo quy trình.

Quy trình kiểm tra thuế được Tổng Cục Thuế ban hành lần đầu tiên tại quyết định số 1439TCT/QĐ/TTr ngày 29 tháng 10 năm 1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế. Từ khi Luật quản lý thuế ra đời và qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn quản lý thì quy trình kiểm tra thuế cũng đã qua bốn lần sửa đổi để phù hợp với quy trình cải cách hành chính và hiện đại hóa ngành thuế. Hiện nay quy trình kiểm tra thuế được thực hiện theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Tổng Cục Thuế. Từ đó, công tác kiểm tra thuế nói chung và công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế nói riêng được thực hiện thống nhất theo quy trình đã nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc kiểm tra, rút ngắn thời gian thực hiện, giảm bớt phiền hà cho DN.

Chi cục Thuế cơ bản thực hiện tốt các bước theo đúng quy trình quy định tại các quyết định của Tổng Cục Thuế về kiểm tra thuế và xây dựng kế

hoạch kiểm tra theo phương pháp và cách thức quy định. Nhờ đó, công tác triển khai kế hoạch kiểm tra tại trụ sở CQT có nhiều chuyển biến tích cực.

Thứ tư, việc lưu trữ hồ sơ của công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế của NNT được CCT KV Ứng Hoà - Mỹ Đức chú trọng và quan tâm.

Hồ sơ kiểm tra, phân tích rủi ro, nhận xét, đánh giá về hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT cùng hồ sơ giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu của NNT đều được cán bộ kiểm tra của Chi cục Thuế lưu trữ đầy đủ và có hệ thống. Đây chính là những tài liệu tham khảo hữu ích cho việc phân tích hồ sơ khai thuế các kỳ sau.

2.3.1.3. Đối với công tác kiểm tra thuế tại trụ sở của người

nộp thuế

Thứ nhất, chất lượng công tác kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế ngày càng được nâng cao.

Chất lượng công tác kiểm tra tại trụ sở của NNT ngày càng được nâng cao thể hiện qua số cuộc kiểm tra có sự phản đối của NNT về kết quả kiểm tra giảm thiểu; số thuế xử lý qua kiểm tra tăng nhiều qua các năm, đóng góp không nhỏ vào số thu NSNN.

Hàng năm trên cơ sở định hướng và hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội, CCT KV Ứng Hòa - Mỹ Đức đã triển khai bám sát vào nội dung các tiêu chí phân tích được Cục Thuế hướng dẫn, thiết lập bộ tiêu chí phân tích rủỉ ro trên ứng dụng TPR, sử dụng sự hỗ trợ của ứng dụng, lập danh sách doanh nghiệp có mức độ rủi ro về thuế từ cao đến thấp. Trên cơ sở tỷ lệ kế hoạch kiểm tra được giao, dự kiến danh sách các DN cần kiểm tra trình Cục Thuế phê duyệt trước khi tiến hành kiểm tra tại DN.

Việc lập kế hoạch kiểm tra trên ứng dụng TPR đã cơ bản đảm bảo được tính khách quan, lựa chọn được doanh nghiệp có rủi ro cao để xây dựng kế hoạch kiểm tra, phương pháp này đã khắc phục được các nhược điểm của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phương pháp lập kế hoạch kiểm tra truyền thống: kế hoạch lập nhanh hơn, chính xác hơn, toàn diện hơn, khách quan hơn.

Chính công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT ngày càng được cải thiện đã góp một phần không nhỏ trong việc chống thất thu NSNN, phát hiện và xử lý những đối tượng có hành vi gian lận thuế, kịp thời truy thu về NSNN số tiền gian lận thuế, trốn thuế.

Thứ hai, các chính sách về quản lý và thi hành thuế thường xuyên được cập nhật, phản ánh với cơ quan quản lý để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiên.

Thông qua các cuộc kiểm tra tại trụ sở NNT, nhiều vướng mắc và kẽ hở trong cơ chế chính sách được Chi cục Thuế ghi nhận, phản ánh với Cục Thuế TP Hà Nội và Tổng Cục Thuế để có hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung kịp thời. Từ đó, tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho NNT và hạn chế thất thu NSNN.

Định kỳ hàng quý, 6 tháng và cuối mỗi năm, tại các buổi tọa đàm, hội nghị sơ kết, tổng kết của ngành về đánh giá kết quả công tác kiểm tra thuế, CCT KV đã mạnh dạn đóng góp, chỉ ra những điểm đã đạt được, những điểm cần khắc phục và nguyên nhân tồn tại, hạn chế của công tác kiểm tra thuế, từ đó định hướng các giải pháp triển khai trong thời gian tiếp theo. Đồng thời, những buổi tọa đàm cũng là cơ hội để cán bộ công chức bộ phận kiểm tra trao đổi những kinh nghiệm, vướng mắc trong quá trình làm việc, triển khai tại DN. Từ đó, những vướng mắc, bất cập của các chính sách về quản lý và thi hành thuế được tổng hợp, phản ánh với Cục Thuế TP Hà Nội và Tổng Cục Thuế để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn quản lý; tháo gỡ khó khăn, phiền toái cho DN; ngăn chặn các hành vi lợi dụng kẽ hở trong cơ chế, chính sách để trục lợi.

Thứ ba, nhiều hành vi vi phạm pháp luật thuế điển hình và có tính hệ thống được phát hiện để từ đó tổng hợp, dự báo, đề ra các biện pháp phòng ngừa.

Trong thời gian qua, Chi cục Thuế đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm về chấp hành pháp luật thuế qua công tác kiểm tra tại trụ sở NNT, đặc biệt một số hành vi vi phạm điển hình và có tính hệ thống. Đồng thời, cũng phát hiện nhiều hành vi vi phạm mới, có quy mô, có tính chất phức tạp nhằm giảm tối đa nghĩa vụ thuế phải nộp. Trên cơ sở đó, Chi cục Thuế đã tổng hợp để từ đó nghiên cứu, dự báo, đề ra các biện pháp phòng ngừa.

Như vậy, công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT của CCT KV Ứng Hoà - Mỹ Đức đã và đang thực sự là công cụ hữu hiệu để phát hiện nhanh, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, chống thất thu NSNN, đồng thời tổng kết các hành vi vi phạm và nghiên cứu dự báo các hành vi vi phạm về thuế, đề ra các biện pháp phòng ngừa.

2.3.2. Hạn chế

2.3.2.1. Đối với công tác cập nhật dữ liệu, thông tin vào các

phần

mềm, ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác kiểm tra

Thứ nhất, hệ thống phần mềm quản lý thuế, các ứng dụng công nghệ thông tin còn chưa đồng bộ và tốc độ khai thác còn chậm.

Kiểm tra thuế rủi ro đòi hỏi phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, tập trung về đối tượng kiểm tra và được hỗ trợ bằng một hệ thống các phần mềm ứng dụng. Để đáp ứng được những đòi hỏi trên, hiện nay Tổng Cục Thuế đã triển khai phần mềm quản lý thuế tập trung toàn ngành Thuế (phần mềm TMS). Tuy nhiên, phần mềm được sử dụng cho 63 tỉnh, thành phố nên tốc độ truy cập, khai thác, xử lý dữ liệu chậm, chưa đáp ứng nhu cầu công việc.

Thứ hai, hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin về người nộp thuế còn chưa

đồng bộ và chưa đầy đủ.

Hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin về NNT của toàn ngành thuế nói chung và CCT KV Ứng Hoà - Mỹ Đức nói riêng còn nhiều bất cập. Việc tập hợp và khai thác các thông tin liên quan còn nhiều khó khăn, nhất là các thông tin so sánh về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh phục vụ việc phân tích còn hạn chế; thời gian tiến hành thu thập hồ sơ tại trụ sở CQT kéo dài.

Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của NNT về quy mô hoạt động, lĩnh vực ngành nghề chi tiết, tình hình hoạt động, tốc độ tăng trưởng, tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành, ... chưa đầy đủ và chưa đảm bảo để làm cơ sở cho việc ấn định thuế. Đồng thời, chưa có quy chế, quy trình khai thác thông tin một cách có hệ thống, chưa có phương pháp hữu hiệu kiểm soát tính chính xác dữ liệu đầu vào.

Thêm nữa là do điều kiện quản lý bằng công nghệ tin học còn cần nhiều cải tiến trong khi đối tượng nộp thuế thuộc diện quản lý ngày càng quá tải; trao đổi thông tin giữa ngành Thuế với các ngành khác còn hạn chế nên chưa thể nắm bắt kịp thời, đầy đủ các hoạt động kinh doanh cũng như biến động tình hình nộp thuế của DN khi cần thiết.

Chính hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin về NNT chưa đầy đủ đã gây khó khăn cho công tác phân tích, đánh giá, từ đó làm giảm hiệu quả của công tác kiểm tra thuế.

Thứ ba, nguồn lực tin học, trình độ đội ngũ cán bộ công chức về công nghệ thông tin còn hạn chế.

Mặc dù đội ngũ cán bộ ngành thuế đang dần được trẻ hóa, tuy nhiên độ tuổi trung bình của cán bộ công chức làm công tác kiểm tra thuế của CCT KV Ứng Hoà - Mỹ Đức vẫn ở độ tuổi trung niên, có thâm niên trong nghề, có kinh nghiệm trong xử lý, vận dụng các chính sách thuế nhưng khả năng thành

thạo các ứng dụng tin học và áp dụng công nghệ thông tin vào xử lý công việc vẫn còn hạn chế.

Nguồn nhân lực ngành Thuế nói chung, của Chi cục Thuế nói riêng còn nhiều thiếu hụt, đặc biệt là chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý thuế chuyên sâu. Việc sắp xếp, phân bổ số lượng cán bộ công chức vào các chức năng còn chưa phù hợp, thường phải huy động, luân chuyển giữa các bộ phận để đảm bảo tiến độ, yêu cầu công việc. Hơn nữa, hệ thống tin học của ngành thuế bị quá tải, có quá nhiều dự án tin học cùng triển khai nên bị phân tán nguồn lực, chưa có sự ưu tiên nguồn lực rõ ràng, nguồn lực tin học còn hạn chế.

Ngành Thuế những năm gần đây đã tổ chức thi tuyển nhân sự đầu vào công khai, minh bạch, rộng khắp nhưng chính sách quản lý nguồn nhân lực của ngành chưa có biện pháp thu hút nhân tài. Hơn nữa, sự cạnh tranh của khu vực tư nhân, khu vực đầu tư nước ngoài đã thu hút nguồn nhân lực có chất lượng từ ngành thuế chuyển sang. Việc đào tạo cán bộ thuế đã được triển khai nhưng còn thiếu chiến lược dài hạn, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nâng cao để hình thành đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có kỹ năng quản lý tiên tiến và có trình độ chuyên môn cao, do đó hiệu quả xử lý công việc chưa thực sự hiệu quả.

2.3.2.2. Đối với công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở

cơ quan thuế

Thứ nhất, công tác phân tích còn chưa bám sát tình hình thực tế doanh nghiệp, chưa đi sâu phân tích thông tin doanh nghiệp.

Công tác phân tích, đánh giá hồ sơ khai thuế để nhận định rủi ro, xây dựng kế hoạch kiểm tra của CCT KV Ứng Hoà - Mỹ Đức chưa thực sự sâu sắc, chưa đi sâu phân tích thông tin DN, chưa bám sát tình hình kinh doanh, chưa nắm sâu sắc đặc điểm kinh doanh, ngành nghề DN, không cập nhật những đột biến bất thường phát sinh của DN. Công tác phân tích, đánh giá đối

với hồ sơ khai thuế của một số DN có quy mô nhỏ còn mang tính hình thức, việc phát hiện các sai sót, gian lận của DN còn hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do đó, việc phân tích, nhận định và đánh giá rủi ro còn chưa hiệu quả,

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁCKIÊM TRA THUẾ ĐỚI VỚI DOANH NGHIỆPTẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC ỨNG HOÀ - MỸ ĐỨC (Trang 58)