Đối với côngtác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁCKIÊM TRA THUẾ ĐỚI VỚI DOANH NGHIỆPTẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC ỨNG HOÀ - MỸ ĐỨC (Trang 83 - 86)

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNGTÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐ

3.2.2. Đối với côngtác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế

3.2.2. Đối với công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quanthuế thuế

3.2.2.1. Nâng cao công tác phân tích trong hoạt động kiểm tra theo

hướng bám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Để nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra thì quan trọng nhất là nâng cao

chất lượng phân tích hồ sơ trước khi tiến hành kiểm tra, tăng cường công tác phân tích, đánh giá, nhận diện đúng rủi ro trọng yếu của các DN.

Trong bất kỳ cuộc kiểm tra nào, cán bộ kiểm tra phải đảm bảo nắm bắt được thông tin về DN như quy mô, ngành nghề, quy trình sản xuất, tình hình chung của ngành, ... và chính sách pháp luật có tác động đến DN đó. Bằng hình thức phỏng vấn, quan sát, thăm quan cơ sở sản xuất, xem xét quy trình, ... cán bộ kiểm tra có thể thu thập thêm thông tin mới và cập nhật những dữ liệu đã có liên quan đến tình hình hoạt động và hệ thống kế toán của DN. Từ đó, đánh giá hệ thống kế toán của DN về những thế mạnh và những hạn chế để xác định độ tin cậy trong việc tuân thủ pháp luật thuế. Dựa vào thông tin thu thập được, cán bộ kiểm tra có thể vận dụng các phương pháp và kỹ thuật phân tích để khoanh vùng được rủi ro, xác định mức tuân thủ của NNT.

Cán bộ quản lý phải đảm bảo bám sát tình hình hoạt động của DN, thường xuyên rà soát, phân tích, đánh giá khả năng thu của các DN, đặc biệt các DN trọng điểm trong việc chấp hành kê khai, tạm nộp thuế, dự báo khả năng thực hiện để có cơ sở xác định rủi ro, đôn đốc NNT kê khai và nộp sát

3.2.2.2. Xây dựng các tiêu chí rủi ro cụ thể cho những ngành nghề đặc thù để việc đánh giá rủi ro hiệu quả, sát thực tế

Để việc áp dụng bộ tiêu chí rủi ro được hiệu quả, sát thực tế cần phải tiếp tục tham gia xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các tiêu chí rủi ro chuyên sâu theo từng ngành nghề, lĩnh vực, chuyên đề, đặc biệt tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực nhiều rủi ro, triển khai mở rộng phương pháp kiểm tra điện tử, đáp ứng cả về số lượng và chất lượng các cuộc thanh, kiểm tra.

Ngoài ra, để có cơ sở đánh giá được toàn diện tình hình sản xuất kinh doanh của DN, xác định đúng đối tượng cần kiểm tra, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế thì CCT KV Ứng Hoà - Mỹ Đức cần:

- Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá rủi ro của quy trình kiểm tra thuế đã được xây dựng, thực hiện tham gia xây dựng thêm các tiêu chí đánh giá

rủi ro

và các thang điểm tương ứng với từng loại rủi ro, tổng hợp kết quả đánh giá

rủi ro và xếp loại rủi ro từ cao xuống thấp dựa trên điểm số. Nghiên cứu bổ

sung thêm tiêu chí vào các nhóm tiêu chí để đánh giá, nhận định rủi ro được

chính xác hơn như:

+ Thêm chỉ tiêu tỷ lệ tổng dự phòng so với tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này đánh giá về tình hình tài chính, gắn với rủi ro về việc trích lập dự phòng không đúng quy định;

+ Thêm tiêu chí các khoản phải trả khác. Chỉ tiêu này gắn với rủi ro về hạch toán các khoản chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh; ...

3.2.2.3. Tập trung nhận định và khoanh vùng rủi ro đối với hồ sơ khai thuế dựa trên cơ sở thực tiễn và kết quả phân tích đáng tin cậy

Cán bộ kiểm tra thuế nhận định và khoanh vùng rủi ro đối với hồ sơ khai thuế của NNT trên cơ sở sử dụng phần mềm ứng dụng và vận dụng kỹ năng phân tích kết hợp thực tiễn đáng tin cậy, tránh việc nhận định dựa trên kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của cán bộ kiểm tra. Để nâng cao kết quả nhận định rủi ro, ngoài khả năng nhận định của cán bộ trực tiếp kiểm tra thì cần có cơ sở dữ liệu chính xác.

Với việc nhận định và khoanh vùng rủi ro được đảm bảo, nhiều hành vi vi phạm của NNT có thể phát hiện ngay từ công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT, để từ đó có cơ sở yêu cầu NNT kịp thời điều chỉnh, bổ sung mà không cần kiểm tra thực tế tại trụ sở NNT, giảm thiểu thời gian và nhân lực thực hiện kiểm tra tại trụ sở NNT, đồng thời giảm thiểu thất thu cho NSNN. Ngoài ra, với việc khoanh vùng rủi ro chính xác sẽ nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế trong trường hợp chuyển kiểm tra tại trụ sở của NNT.

3.2.2.4. Thực hiện cơ chế phối hợp các ngành liên quan trong công

tác kiểm tra thuế có hiệu quả

Nguyên tắc quản lý của mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng đòi hỏi các bộ phận, các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng phải thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả; phải có các quy trình, quy chế phối hợp nhằm gắn kết các chức năng trong quá trình thực hiện quản lý; các quy trình, quy chế thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong quá trình phối hợp thực hiện công việc để phù hợp chức năng quản lý.

Để công tác kiểm tra đạt hiệu quả rất cần những thông tin ngoài ngành, do đó CCT KV Ứng Hoà - Mỹ Đức cần xây dựng quy chế phối

hợp, cung cấp thông tin giữa các bên liên quan. Đồng thời, phải thường xuyên triển khai xây dựng và đổi mới phương án nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, kết hợp với việc thực hiện quy chế phối hợp liên ngành chặt chẽ với cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát, kho bạc, ...

Đặc biệt, đối với các hành vi vi phạm về hóa đơn, Chi cục Thuế cần tăng cường công tác phối hợp với cơ quan công an để điều tra, xác minh, đưa ra xử lý công khai một số trường hợp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để gian lận về hoàn thuế GTGT, nhằm răn đe, ngăn chặn các tội phạm trốn, chiếm đoạt tiền thuế, góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các DN.

Bên cạnh đó, các bộ phận kiểm tra của CQT phải phối hợp chặt chẽ với các bộ phận kê khai, tin học để rà soát và quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế, giám sát các đối tượng có dấu hiệu kinh doanh mua bán hóa đơn bất hợp pháp; có giải pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, chống thất thu cho NSNN.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁCKIÊM TRA THUẾ ĐỚI VỚI DOANH NGHIỆPTẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC ỨNG HOÀ - MỸ ĐỨC (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w