Đối với côngtác kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁCKIÊM TRA THUẾ ĐỚI VỚI DOANH NGHIỆPTẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC ỨNG HOÀ - MỸ ĐỨC (Trang 86 - 89)

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNGTÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐ

3.2.3. Đối với côngtác kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế

3.2.3.1. Lựa chọn doanh nghiệp kiểm tra điển hình, bao quát được

rủi ro, tập trung vấn đề trọng tâm trọng điểm

Để công tác kiểm tra tại trụ sở NNT đạt hiệu quả cao thì việc lựa chọn DN để kiểm tra đóng vai trò quan trọng. Trên cơ sở kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT đã khoanh vùng rủi ro, công tác kiểm tra tại trụ sở NNT cần tập trung các vấn đề trọng tâm đã đề xuất.

Để lựa chọn được DN điển hình có khả năng tăng thu NSNN sau kiểm tra, cần tăng cường phân tích, đánh giá kỹ các DN trọng điểm và các khoản thu lớn, các khoản thu bất thường, đột biến. Đồng thời, để không bỏ sót rủi ro ở những DN vừa và nhỏ, cán bộ kiểm tra thuế cần nhìn nhận,

đánh giá một cách tổng quan và bao quát những điểm mấu chốt trong hồ sơ khai thuế của DN.

Hơn nữa, cần lựa chọn DN để tăng cường công tác kiểm tra chống thất thu, chống chuyển giá, chuyển nhượng vốn; tập trung kiểm tra đối với chuyên đề các đơn vị có sử dụng hóa đơn bỏ địa chỉ kinh doanh; chuyên đề thương mại điện tử; chuyên đề kê khai thiếu nguồn thuế TNCN; chuyên đề các đơn vị có nợ đọng NSNN; ... Đồng thời, cần tập trung nhân lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chuyên đề kiểm tra các DN trọng điểm có khả năng tăng thu NSNN lớn.

Mặt khác, CCT KV Ứng Hoà - Mỹ Đức cũng phải thường xuyên phân tích, đánh giá, làm rõ nguyên nhân các đơn vị có kết quả kiểm tra đạt thấp và chấn chỉnh kịp thời bộ phận kiểm tra.

3.2.3.2. Tập trung xử lý dứt điểm, thống nhất các vướng mắc phát

sinh trong quá trình kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

Các vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm tra tại trụ sở NNT phải được xử lý dứt điểm, kịp thời, hạn chế việc tồn đọng các quyết định kiểm tra. Đồng thời, các vướng mắc phải báo cáo lãnh đạo Chi cục để xử lý thống nhất giữa các đoàn kiểm tra, trường hợp không thống nhất được quan điểm cần báo cáo Cục Thuế để có hướng dẫn kịp thời, tránh trường hợp cùng một vấn đề vướng mắc nhưng các đoàn kiểm tra khác nhau lại xử lý khác nhau, gây bức xúc cho NNT.

Chi cục Thuế cần thường xuyên, tăng cường tham gia các buổi tập huấn, tọa đàm để cán bộ công chức nói chung, cán bộ làm công tác kiểm tra nói riêng có cơ hội để chia sẻ các kinh nghiệm, trao đổi các vướng mắc. Đồng thời, Chi cục Thuế cũng cần tổ chức các buổi đào tạo nội bộ thường xuyên để cập nhật, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi vướng mắc trong quá trình làm việc.

3.2.3.3. Tăng cường, đẩy mạnh kiểm soát và quản lý các loại hình kinh doanh mới

Đối với các loại hình kinh doanh mới, phát triển rất nhanh và mạnh trên địa bàn trong thời gian qua như kinh doanh online, các dịch vụ đặt xe trực tuyến, ... cần phải tăng cường kiểm soát và quản lý. Việc thu thuế kinh doanh online qua các trang mạng xã hội, các dịch vụ đặt xe trực tuyến, ... cũng là trách nhiệm mà ngành thuế phải thực hiện, nhằm tạo công bằng cho tất cả đối tượng kinh doanh.

Để kiểm soát được các hoạt động kinh doanh Online, trước hết CCT KV Ứng Hoà - Mỹ Đức cần thực hiện tuyên truyền, vận động sâu rộng đến các cá nhân, đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh qua các kênh online và mạng xã hội để các cá nhân hiểu được nghĩa vụ phải thực hiện với Nhà nước khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Đồng thời, cần sự vào cuộc và phối hợp, cung cấp thông tin của nhiều cơ quan, ban ngành, cũng như cần có chế tài xử lý thỏa đáng. Nhưng trên hết, hiệu quả công tác quản lý kinh doanh online hiện nay vẫn phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của người kinh doanh, mức độ thật thà khai báo, sự tự nguyện của chủ tài khoản. Do đó việc áp dụng thu thuế đối với hoạt động kinh doanh trên mạng là cần thiết nhưng cần có thời gian, lộ trình.

3.2.3.4. Tập trung đôn đốc, thu hồi dứt điểm kết quả truy thu, hoàn,

phạt sau kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

Trách nhiệm đôn đốc, vận động thu hồi kết quả truy thu, hoàn, phạt sau kiểm tra tại trụ sở NNT vào NSNN cần được quy trách nhiệm rõ ràng, cụ thể đối với từng cán bộ kiểm tra, cán bộ quản lý và bộ phận cưỡng chế nợ thuế.

Đối với trường hợp NNT chưa nghiêm túc chấp hành nghĩa vụ sau khi có kết luận kiểm tra và quyết định xử lý vi phạm về thuế, bộ phận kiểm tra có

trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo dõi và đôn đốc việc thực hiện nộp các khoản xử lý thuế đúng quy định, hạn chế để kết quả truy thu, hoàn, phạt sau kiểm tra không được thu hồi dứt điểm, để phát sinh nợ đọng.

Trường hợp quá thời hạn theo quy định mà NNT không thực hiện nghĩa vụ nộp vào ngân sách theo kết quả xử lý sau kiểm tra thì cần kiến nghị ban lãnh đạo Chi cục thực hiện các biện pháp mạnh hơn như cưỡng chế tài khoản ngân hàng, cưỡng chế hóa đơn không còn giá trị sử dụng, công bố thông tin nợ và vi phạm pháp luật thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁCKIÊM TRA THUẾ ĐỚI VỚI DOANH NGHIỆPTẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC ỨNG HOÀ - MỸ ĐỨC (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w