1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔLA HÓA TỚI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.2.2. Đôla hóa làm giảm hiệu quả chính sách tiền tệ
Đô la hoá gia tăng đặt ra thách thức đối với việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ, từ khâu thống kê các tổng lượng tiền, xác định các mục tiêu cũng như 29
sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ. Cung ứng tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong điều tiết nền kinht tế, với các công cụ tiền tệ chính phủ sẽ tăng giảm lượng cung ứng tiền tệ với mục tiêu tạo sự tăng trưởng cao, ổn định tránh các cú sốc vĩ mô. Tuy nhiên khi nền kinh tế bị đô la hóa cao các công cụ chính sách tiền tệ dễ bị kém hiệu quả do:
Thứ nhất, khi còn tình trạng đô la hoá tiền mặt, việc đo lường tổng phương tiện thanh toán (M2) nền kinh tế sẽ bị hạn chế bởi không thể tính toán được lượng ngoại tệ tiền mặt tham gia vào lưu thông với chức năng phương tiện trung gian thanh toán như VND. Cơ cấu của lượng tiền cung ứng ở VN (còn gọi là tổng phương tiện thanh toán) hiện nay chỉ thống kê ở mức độ M2, bao gồm: - M1gồm: lượng tiền mặt trong lưu thông+ tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của các tổ chức kinh tế và dân cư tại các TCTD
- M2 gồm: M1+ tiền gửi có kỳ hạn VND+ tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư tại các TCTD
Chúng ta có thể thấy M2 được thống kê trên bảng cân đối tiền tệ của toàn ngành, gồm tiền mặt trong lưu thông ký hiệu là C( tiền mặt VND ngoài hệ thống ngân hàng + tiền mặt tại quỹ của các ngân hàng thương mại) và tiền gửi. Tiền mặt VND mặc dù nằm trong lưu thông nhưng NHNN đo lường được bởi NHNN là người phát hành ra đồng tiền này cùng với những thống kê về lượng tiền mặt tồn quỹ, nhưng lượng tiền mặt ngoại tệ tham gia lưu thông thì không thể . Ngoại tệ tiền mặt được chu chuyển vào VN dưới nhiều hình thức như chuyển tiền kiều hối , chi tiêu ngoại tệ tiền mặt của khách du lịch.... Do vậy, việc tính toán lượng tiền cung ứng tăng thêm hàng năm, để kiểm soát M2 tăng trưởng phù hợp với tăng trưởng kinh tế và lạm phát gặp khó khăn
Điều hành chính sách tiền tệ sẽ hướng tới những tác động vào M2, tuy nhiên việc rút tiền ra khỏi lưu thông của khu vực dân cư sẽ ảnh hưởng tới với lượng ngoại tệ trong lưu thông lớn sẽ làm mất ổn định cung tiền, do khó có thể dự báo hành vi, quy mô tổng tiền gửi ngoại tệ của hệ thống dân cư.
Những hạn chế này dẫn đến việc điều hành chính sách tiền tệ bằng công cụ gián tiếp bị hạn chế, nhiều khi mất tác dụng.
Thứ hai, việc kiểm soát M2 thông qua việc điều hành lượng tiền cơ sở (MB) khó khăn hơn vì : Tổng phương tiện thanh toán bao gồm cả VND và ngoại tệ nên số nhân tiền tệ của hai đại lượng này biến động khác nhau tùy thuộc vào diễn biến lãi suất, tỷ giá, tâm lý găm giữ ngoại tệ... Với tình trạng đô la hoá tồn tại, khối tiền MB sẽ kém
quyền lực hơn là trong điều kiện nền kinh tế không có tình trạng đô la hoá, do vậy khả năng kiểm soát tiền tệ của NHNN gặp khó khăn ; luồng vốn vào dưới dạng tiền gửi của người không cư trú về nguyên tắc sẽ không có số nhân tiền tệ, nhưng trường hợp các NHTM được phép sử dụng để cấp tín dụng thì xuất hiện số nhân tiền tệ. Bởi vậy khi quá trình tự do hoá luồng vốn càng nhanh, thì áp lực tăng tổng phương tiện thanh toán còn bị cộng hưởng bởi tình trạng đô la hoá, đặc biệt khi mục tiêu chính sách tập trung nhiều vào tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, đô la hoá làm mất ổn định cung tiền, giá cả, sản lượng
Công thức nổi tiếng của lý thuyết tiền tệ cổ điển cho thấy mối quan hệ giữa giá cả, sản lượng và lượng cung tiền:
P = V*M∕Y hay M = P*Y/V
Trong đó: V: tốc độ quay vòng của tiền tệ Y: sản lượng
P: mức giá
M: lượng cung ứng tiền
Tuy nhiên, khác với học thuyết tiền tệ cổ điển (lượng cung ứng tiền chỉ phụ thuộc vào cơ số tiền do NHTW phát hành (MB) và số nhân tiền của hệ thống NHTM (k). Trong nền kinh tế bị đô la hoá lượng cung tiền tệ bị phụ thuộc vào cơ cấu ngoại tệ trong lưu thông thay thế cho chức năng thanh toán của đồng nội tệ và lượng tiền gửi ngoại tệ. Do vậy, lượng đô la hoá trong nền kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung tiền tệ (M2).
Khi nền kinh tế bị đô la hoá cao, kết cấu tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của các NHTM càng sẽ càng bất ổn khi có hành vi cơ cấu tiền gửi từ nội tệ sang ngoại tệ (và ngược lại) một cách bất ngờ, mạnh mẽ. Sự thay đổi này dễ dẫn đến hiện tượng mất ổn định trong cung ứng tiền và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả, sản lượng, mối quan hệ giữa chúng trở lên méo mó. Tuy nhiên đô la hoá tác động đến mối quan hệ này ở nhiều mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào các NHTM sử dụng được nguồn ngoại tệ huy động được như thế nào. Trên thực tế thông thường các NHTM sử dụng ngoại tệ huy động được vào 2 mục đích chính là đầu tư tín dụng trong nước và gửi ngoại tệ huy động được ra nước ngoài. Các NHTM đầu tư vào 2 danh mục theo tỷ lệ nào là tuỳ thuộc điều kiện kinh doanh từng thời kỳ. Để thấy được mức độ tác động của đô la hoá đến sản lượng và
giá cả có thể giả định việc đầu tư ngoại tệ của các NHTM như sau :
Một là, tiền gửi ngoại tệ của các TCTD được đầu tư phần lớn vào việc mở rộng tín dụng bằng ngoại tệ : Theo cơ chế quản lý ngoại hối hiện nay, việc đầu tư tín dụng bằng ngoại tệ bị hạn chế một số đối tượng nhất định, nhưng chủ yếu là tăng cho vay các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, qua đó tác động làm tăng sản lượng và cung hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế. Giá cả trong trong trường hợp này phụ thuộc nhiều vào tỷ giá, nếu tỷ giá danh nghĩa thấp hơn tỷ giá thực thì giá cả hàng hoá sẽ giảm và ngược lại. Trong trường hợp này, sự tăng lên của M2 có tác động làm tăng sản lượng nhưng tác động đến mức giá cả không rõ ràng.
Hai là, tiền gửi của các TCTD không thể mở rộng đầu tư tín dụng ngoại tệ. Trong trường hợp này, buộc các TCTD phải đầu tư ngoại tệ ra nước ngoài, làm tăng tài sản có ngoại tệ của các TCTD. Trong trường hợp này sẽ làm giảm cầu tiền tệ trong nước qua đó tác động làm giảm lạm phát. Các NHTM càng huy động được nhiều tiền gửi ngoại tệ của dân cư càng chứng tỏ sự hạn chế tiêu dùng của dân chúng, qua đó sẽ tác động đến giảm giá hàng tiêu dùng dẫn đến việc giảm mức giá chung. Trong quan hệ đối với sản lượng thì sẽ có tác động không đáng kể đến tăng trưởng GDP.
Như vậy, có thể nói đô la hóa đã có tác động làm giảm mối quan hệ gắn kết theo học thuyết tiền tệ giữa lượng tiền cung ứng với sản lượng và giá cả, đôi khi nó làm cho mối quan hệ này trở lên ngược chiều, M2 tăng lên thông thường lạm phát sẽ tăng, nhưng ở Việt Nam trong những năm đô la hóa cao thì M2 tăng mạnh nhưng lạm phát lại giảm thấp ( nếu như các yếu tố khác tác động đến lạm phát là không đổi). Có thể kết luận này là hơi vội vàng nhưng những phân tích trên cho thấy đô la hóa có tác động nhất định đến mối quan hệ này.
Thứ tư, đô la hóa làm mất cân đối tài sản nợ và tài sản có ngoại tệ của hệ thống NH gây khó khăn cho việc điều hành lãi suất.
Khi tồn tại tình trạng đô la hóa cả bên tài sản nợ (tiền gửi ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng) và bên tài sản có (tín dụng ngoại tệ) thì dễ dẫn đến mất cân đối về loại tiền, luôn có sự dịch chuyển giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ, đặc biệt, khi lãi suất và tỷ giá có nhiều thay đổi. Đối với những nước có thâm hụt thương mại và cán cân vãng lai kéo dài thì mất cân đối ngoại tệ luôn bị đe dọa vì thường xuyên có sự dịch chuyển giữa tiền gửi USD và tiền gửi VND.
Thứ năm, đô la hoá làm mất ổn định vòng quay tiền tệ
Đô la hóa cao, giao dịch thanh toán trong nền kinh tế tăng lên không thể kiểm soát, không thống kê được, do vậy vòng quay tiền tệ được tính toán theo công thức V= GDP/M2 sẽ không chính xác và sẽ nhanh hơn vòng quay thực tế, từ đó sẽ dẫn đến sự xác định mối quan hệ định lượng giữa M2 với P và Y không chính xác, qua đó ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách tiền tệ. Theo học thuyết tiền tệ, cầu tiền tệ chịu tác động bởi lợi tức tiền gửi, thu nhập thực tế, lợi tức trái khoán, lạm phát... Tuy nhiên, trong nền kinh tế bị đô la hóa , ngoại tệ là một chứng khoán có tính thanh khoản cao nên cầu tiền tệ VND chịu tác động rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất quốc tế. Mặt khác, đô la hóa làm tăng cầu ngoại tệ gây sức ép đẩy tỷ giá. Để đạt mục tiêu ổn định tỷ giá, NHTW phải bán ngoại tệ, nếu như không có giải pháp đẩy nội tệ ra sẽ gây ra sự khan hiếm tiền nội tệ. Như vậy đô la hóa làm cầu tiền nội tệ không ổn định.
Trên phương diện lý thuyết, vòng quay tiền tệ được coi là hằng số, tuy nhiên trong thực tiễn vòng quay tiền tệ không phải là hằng số. Trong nền kinh tế bị đô la hoá cao, mức độ thay thế chức năng thanh toán trong lưu thông của ngoại tệ cho đồng nội tệ thường xuyên biến động, thay đổi làm tốc độ quay vòng của tiền tệ cũng bị mất ổn định.
Sự hoán chuyển thường xuyên lượng tiền gửi bằng USD và lượng USD trong lưu thông càng gây khó khăn trong công tác dự báo tốc độ quay vòng của tiền tệ. Do ảnh hưởng của các hoạt động buôn lậu, kinh doanh bất hợp pháp nên lượng ngoại tệ trôi nổi ngoài lưu thông rất khó quản lý và cập nhật số liệu thống kê.
Thứ sáu, Điều hành chính sách tiền tệ nhằm đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát thông qua mục tiêu trung gian bị méo mó bởi đô la hóa
Như đã đề cập ở trên về ảnh hưởng của đô la hóa đến mối quan hệ giữa M2- mục tiêu trung gian trong điều hành chính sách tiền tệ với sản lượng và giá cả thiếu sự gắn kết chặt chẽ. Do vậy, việc điều hành chính sách tiền tệ chọn M2 làm mục tiêu trung gian để kiểm soát lạm phát chưa mang lại hiệu quả thiết thực, đôi khi bị méo mó, vì trong những năm đô la hóa cao M2 tăng lên do sự tăng lên của tiền gửi ngoại tệ , trong đó có sự tăng lên của tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ. Khi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tăng mà M2 tăng thì mức độ tác động của M2 đến lạm phát là yếu hơn khi M2 tăng bởi yếu tố tăng tín dụng và tăng tiền mặt ngoài lưu thông. Điều này cũng là một nguyên nhân giải thích tại sao nhiều kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa M2 với lạm phát của VN là chưa
rõ nét. Như vậy, chọn lượng tiền cung ứng (MS) là mục tiêu trung gian trong điều hành chính sách tiền tệ thời kỳ đô la hóa cao sẽ làm giảm hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, việc lựa chọn một mục tiêu trung gian khác thay cho M2 lúc này là cần thiết, để nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ.
Thứ bảy, đô la hoá cao gắn liền với rủi ro cao trong việc giữ ổn định hệ thống ngân hàng, qua đó việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm đạt mục tiêu ổn định tiền tệ gặp trở ngại lớn.
Đô la hóa cao thì tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ của dân chúng trong hệ thống ngân hàng sẽ lớn. Điều gì sẽ xảy ra nếu dân chúng đến rút ngoại tệ ồ ạt ? Khi đó các NHTM sẽ gặp khó khăn lớn trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ. Trong trường hợp nhu cầu thanh toán bằng VNĐ gặp khó khăn, các NHTM có thể được hỗ trợ từ NHTW bằng nguồn tiền phát hành. Còn nếu bằng ngoại tệ thì sự hỗ trợ từ NHTW là cực kỳ khó khăn vì NHTW không in được ngoại tệ. Để không gây ra sự hỗn loạn hệ thống tiền tệ trong trường hợp này buộc NHTW phải sử dụng dự trữ ngoại tệ để cho vay các NHTM, nhưng khi đó khả năng thanh toán quốc gia và ‘van’ giữ ổn định tỷ giá bị đe dọa.
Thứ tám, công cụ của chính sách tiền tệ sẽ bị kém hiệu lực
Trong điều kiện nền kinh tế còn bị đô la hóa, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ hạn chế và tác động rất phức tạp, làm cho việc thiết lập các cơ chế chuyền tải chính sách tiền tệ khó khăn hơn. Ví dụ, đối với cơ chế truyền dẫn qua kênh lãi suất, để đạt mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, lãi suất điều hành của NHTW giảm, theo đó sẽ kích thích tiêu dùng đầu tư, bởi vậy làm tăng tổng cầu và tăng lạm phát. Tuy nhiên, do có tình trạng đô la hóa, khi lãi suất thị trường giảm, thay vì vay vốn để đầu tư và tiêu dùng, người dân có vay nội tệ để mua ngoại tệ ngay tại trong nước nếu họ cho rằng tỷ giá có xu hướng tăng. Điều này khiến mục đích của việc giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế khó có thể đạt được. Hay một ví dụ khác, sử dụng công cụ chính sách tỷ giá để tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu nhưng như thế sẽ có thể gây khó khăn cho chính các doanh nghiệp xuất khẩu nếu các doanh nghiệp này có dư nợ tín dụng ngoại tệ lớn, tỷ giá tăng lên vừa có lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng bất lợi cho doanh nghiệp, trường hợp này doanh nghiệp có thể có những phản ứng khác nhau. Bởi vậy, đôi khi tác động của chính sách không đạt được mục tiêu như mong muốn vì đô la hóa là môi trường dễ
phát sinh những biến động và khó có thể đo lường tác động của chính sách.
Khi nền kinh tế bất ổn, NHNW muốn điều chỉnh cung tiền bằng các công cụ tiền tệ như hành trái phiếu, sử dụng công cụ lãi suất sẽ khó khăn hơn. Công cụ lãi suất cũng sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi lãi suất ngoại hối phụ thuộc mạnh vào lãi suất của thị trường quốc tế, nếu có sự chênh lệch dễ gây hiện tượng chuyển tiền bất hợp pháp ra, vào lãnh thổ hưởng chênh lệch giá.
Các công cụ của chính sách tiền tệ tác động đến cầu tiền thông qua việc gia tăng tín dụng, tín dụng sẽ bị hạn chế trong nền kinh tế bị đô la hoá do dân cư và các tổ chức có thể lựa chọn phương án sử dụng ngoại tệ, gửi tại NHTM. Kết quả làm giảm quy mô tín dụng nội tệ của nền kinh tế.Việc điều hành chính sách tiền tệ thông qua công cụ trực tiếp là lãi suất sẽ gặp khó khăn trong nền kinh tế có mức độ đô la hoá cao do sự nhạy cảm của các chủ thể kinh tế vơi các chỉ tiêu lãi suất, tỷ giá trên thị trường quốc tế, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào lãi suất, sức mạnh đồng tiền của quốc gia phát hành ngoại tệ. Do vậy lãi suất, tỷ giá sẽ bị tác động khi quốc gia phát hành ngoại tệ thay đổi chính sách tiền tệ. Nhiều tác giả đều cho rằng, trong nền kinh tế bị đô la hoá cao, việc sử dụng chính sách tiền tệ như một biện pháp để điều tiết sản lượng, việc làm thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ bị giảm hiệu quả đáng kể, trong nhiều trường hợp là không có hiệu lực.
Thứ chín, vai trò người cho vay cuối cùng dễ bị hạn chế, tăng tính rủi ro của hệ thống ngân hàng
Với mức độ đô la hóa từ 20% - 30% M2, nếu hệ thống NHTM bị rủi ro ngoại hối thì NHNN sẽ khó khăn trong việc can thiệp thanh khoản với vai trò người cho vay cuối cùng, nền kinh tế dễ gặp khủng hoảng tiền tệ nếu cơ chế đầu cơ được phát động. Trong nền kinh