Lạm phát, lãi suất và điều hành chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu 1579 thực trạng đô la hóa ở VN và ảnh hưởng cuả nó tới hiệu quả chính sách tiền tệ luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 90)

Cùng với tỷ giá, lãi suất là một chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn tiền gửi, cho vay và đầu tư. Có thể nói lãi suất thể hiện giá cả của việc sử dụng vốn trong nền KTTT. Đặc biệt, trong nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển nơi có tỷ lệ lạm phát cao, việc phân tích lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực và kỳ vọng lãi suất có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và quyết định lựa chọn đồng tiền đầu tư của doanh nghiệp.

* Diễn biến lạm phát, lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất

Chính sách điều hành lãi suất của Việt Nam trải qua những giai đoạn khác nhau, phù hợp với quá trình cải cách của nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền KTTT đầu những năm 1990 và có khuynh hướng dần tự do hoá lãi suất. Đến năm 2002, lãi suất của Việt Nam được tự do hoá, NHNN không can thiệp vào hoạt động và lãi suất của các NHTM. Tuy nhiên, do những diễn biến vĩ mô phức tạp trong năm 2008, tháng 5/2008 NHNN đã quyết định chuyển cơ chế điều hành lãi suất thỏa thuận sang cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản.

Căn cứ vào cơ chế điều hành và mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát ở Việt Nam từ năm 1992 đến nay có thể được chia thành các giai đoạn:

Giai đoạn 1991 6/1992: lạm phát cao, lãi thực âm

- Đây là giai đoạn mới tách hệ thống NHTM thành hai cấp, nền kinh tế đang trong giai

đoạn chuyển đổi. Giai đoạn này NHNN trực tiếp can thiệp và quy định lãi suất của nền kinh tế. Về bản chất trong giai đoạn này, hệ thống NHTM mới đi vào hoạt động, lãi suất bị chỉ đạo và chưa phản ánh lãi suất thị trường

- Trong giai đoạn này nền kinh tế vẫn trong sự bất ổn cao, với mức lạm phát cao lãi suất thực âm trong giai đoạn này (xem bảng 2.10).

Bảng 2.10: Lãi suất danh nghĩa và thực thế giai đoạn 1991 - 2010

Đơn vị tính: %/năm

Lạm phát 67 ,4 17 ,5 5, 3 14, 4 12, 7 4,5 3,6 9 0, 1 -0,6

Lãl suất danh nghĩa 55 ,3 34 ,4 20, 4 16, 8 16, 8 9,6 9,6 9,4 5, 5 4,45 Lãi suất thực - 12,1 16 ,9 15, 1 2, 4 4,1 5,1 6 0,4 5, 4 5,05 Năm 2001 2002 2003 2004 5 200 6200 2007 2008 9200 2010 Lạm phát 0 ,8 4 3 9 ,5 8 ,4 6,6 12,6 19,96 7,0 11,75

Lãl suất danh nghĩa 5,

95 56 7, 65 7, ,4 7 8 7, 8,9 9,36 15,5 13,5 14 Lãi suất thực 5, 15 3, 56 4, 65 -2,1 -0,6 2,3 -3,24 -4,46 6,5 2,25

Nguồn: Thống kê tiền tệ của IMF, NHNN, Báo cáo thường niên của NHNN

Giai đoạn 6/1992 — 6/2002: Lạm phát ổn định, lãi suất thực dương, NHNN quy định lãi suất sàn tiền gửi và trần cho vay đối với các tổ chức tín dụng

Giai đoạn này chứng kiến sự đổi mới mạnh mẽ của hệ thống NHTM và cả sự điều hành của NHNN, hệ thống NHTM dần được hình thành và củng cố, chức năng của NHNN được thể hiện dần đưa nền kinh tế chuyển đổi theo định hướng thị trường.

- Lãi suất danh nghĩa cao, lãi suất thực dương, lạm phát có tính ổn định và được kiềm chế ở mức thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước.

- NHNN vẫn quản lý chặt chẽ lãi suất bằng cách quy định sàn lãi suất đối với tiền gửi và trần lãi suất với tiền vay. Tuy nhiên, mức lãi suất danh nghĩa đã cao hơn tỷ lệ lạm phát.

- NHNN sử dụng công cụ tái cấp vốn để điều tiết hoạt động tín dụng của các NHTM.

- Quy định lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp ở mức thấp.

- Lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tại Singapore cộng thêm biên độ quy định của NHNN.

- Đa dạng hoá các hoạt động tín dụng bằng cách quy định các mức trần cho vay khác nhau theo khu vực thành thị, nông thôn.

- Dần tự do hoá lãi suất chỉ khống chế lãi suất cho vay tối đa, không quy định lãi suất tiền gửi.

- Đối với tín dụng ngoại tệ áp dụng cơ chế lãi suất thị trường theo thoả thuận từ 6/2001.

Giai đoạn 6/2002 — 5/2008: Tự do hoá lãi suất, lãi thực giảm mạnh

Sau thời gian dài nền kinh tế ổn định với tỷ lệ lạm phát cao, cùng với sự ra đời và phát triển của nhiều NHTM, NHNN đã quyết định tự do hóa lãi suất đồng Việt Nam. Ngày 30/5/2008 NHNN đã ra Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN về việc “Thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng”.

Đây là chính sách hợp lý trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng nhanh, lạm pháp thấp, lãi suất tiền gửi thực dương. Cơ chế lãi suất thỏa thuận đã “cởi trói” cho các NHTM trong hoạt động huy động và cho vay, NHTM linh hoạt hơn, năng động hơn trong việc tìm kiếm, khai thác khách hàng thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống NHTM. Lãi suất thỏa thuận cũng giúp thị trường xác định mức lãi suất phù hợp đảm bảo yếu tố cân bằng cung cầu trên thị trường tiền tệ.

- Lãi suất cơ bản của NHNN công bố chỉ mang tính tham khảo cho các cá nhân và các tổ chức tín dụng, không còn mang tính hành chính như giai đoạn trước.

- Lãi thực giai đoạn này có khuynh hướng suy giảm, lãi thực nhiều năm bị âm do tỷ lệ lạm phát cao trong khi lãi suất tiết kiệm khá thấp.

- NHNN giảm bớt sự can thiệp lãi suất vào các hoạt động của NHTM bằng biện pháp hành chính nhằm tăng cường tính tự chủ và hiệu quả cho hệ thống NHTM.

- NHNN tăng cường sử dụng các công cụ gián tiếp để điều tiết chính sách tiền tệ, dần sử dụng các công cụ thị trường để điều hành chính sách lãi suất và tiền tệ. NHNN đã từng bước hình thành khung lãi suất: lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh là lãi suất trần và lãi suất chiết khấu được coi là lãi suất sàn của thị trường.

- Riêng lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ tại các NHTM của các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp vẫn chịu sự điều chỉnh của NHNN, NHNN thông qua việc khống chế lãi suất ngoại tệ để giảm bớt mức độ găm giữ ngoại tệ trên tài khoản đặc biệt sau khi NHNN không bắt buộc khu vực doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế phải kết hối.

Giai đoạn 6/2008 đến 2010: Lạm phát tăng cao, lãi thực âm và được điều chỉnh dần lên thực dương vào năm 2009 nhưng ở mức thấp, Chính phủ điều hành theo lãi suất cơ bản

thể có nhiều quan điểm khác nhau về Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN do can thiệp hành chính trong nền KTTT đều tạo tác động trái chiều (lãi thực âm, giảm quy mô luồng tiền gửi tiết kiệm, giảm lãi gộp của hệ thống NHTM...). Tuy nhiên trong bối cảnh có sự chạy đua trong huy động ngoại tệ do thiếu thanh khoản thời điểm tháng 5/2008 can thiệp mạnh của NHNN là cần thiết:

Thứ nhất, tránh cuộc đua tranh lãi suất giữa các NHTM

Sự khác biệt lớn trong lãi suất huy động và gửi tiền ở các tổ chức tín dụng chắc chắn sẽ diễn ra do nhu cầu vốn ngắn hạn khác nhau giữa các NHTM, cuộc đua lãi suất sẽ trở nên nguy hiểm khi lãi suất được đẩy lên quá cao (thời điểm đầu năm 2008, một số ngân hàng đã vay vốn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất trên 30%/năm). Mức lãi suất tăng đột biến gây tác động mạnh đến hoạt động đầu tư, tạo hiệu ứng tâm lý bất ổn trong xã hội và gia tăng rủi ro, giảm uy tín của các ngân hàng huy động với lãi suất cao. Nếu cuộc đua lãi suất tiếp tục bị đẩy lên mức cao có thể mang lại lợi ích cho những NHTM hiện có nguồn vốn lớn nhưng dễ dẫn đến thua lỗ nặng nề cho các NHTM mới thành lập.

Thứ hai, giảm bớt gánh nặng tài chính cho hoạt động SXKD của các doanh nghiệp

Nếu để cơ chế lãi suất thoả thuận lãi suất huy động có thể đạt mức cao trên 20% tại một số ngân hàng và lãi suất cho vay có thể ở mức trên 25%/năm (do tại thời điểm đó lạm phát ở dự báo ở mức cao trên 25%), với mức lãi suất này hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế bị ảnh hưởng mạnh đặc biệt các dự án mới hoạt động và đang triển khai sẽ gặp khó khăn lớn khi cả giá đầu vào và lãi suất tăng đột biến. Do vậy, hạn chế mức lãi suất cho vay cũng là biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay.

Thứ 3, làm ổn định hơn quá trình điều chỉnh giá cả hàng hoá

Nếu lãi suất tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí tài chính của doanh nghiệp, làm tăng giá thành của sản phẩm. Sự biến của yếu tố đầu vào của sản xuất do lạm phát cộng thêm biến động lãi suất mạnh sẽ thúc đẩy doanh nghiệp nhanh chóng tìm mọi cách điều chỉnh giá bán sản phẩm quá trình điều chỉnh nhanh sẽ gây những “cú sốc ” và phản ứng dây chuyền. Do vậy, từng bước điều chỉnh lãi suất sẽ làm ổn định hơn quá trình điều chỉnh giá sản phẩm của doanh nghiệp làm mềm hóa quá trình điều chỉnh giá sản phẩm của các doanh nghiệp.

30/5/2002

Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng

Với những lý do trên chính sách điều hành lãi suất là cần thiết trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên chính sách này không phù hợp thậm chí mang lại hiệu ứng xấu khi nền kinh tế đã ổn định, mức lạm phát được khống chế và lãi suất cơ bản thiếu linh hoạt. Do vậy, NHNN nên xem xét sử dụng lại chính sách thả nổi lãi suất khi nền kinh tế bước vào chu kỳ ổn định.

* Chính sách tiền tệ đang áp dụng

Sau khi thực hiện phân chia hệ thống ngân hàng thành 2 cấp năm 1990, chính sách tiền tệ của NHNN dần được đổi mới theo cơ chế thị trường. NHNN dần đa dạng các công cụ khi tham gia vào quản lý tiền tệ.

Số liệu thống kê cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua giai đoạn ổn định tiền tệ khá dài từ 2001 - 2006 với tỷ lệ lạm phát là một chữ số. Năm 2007 chứng kiến sự gia tăng cung tiền và tín dụng. Tổng cung tín dụng năm này tăng 53.9% làm cung tiền (M2) tăng với tốc độ cao 46%.

Năm 2007 cũng là năm chứng kiến tỷ lệ lạm phát cao, lạm phát trong năm 2007 tăng lên hai chữ số sau nhiều năm lạm phát ở mức thấp, mức lạm phát năm 2007 là 12,6% gần tương đương mức lạm phát cao nhất trong 15 năm kể từ năm 1993 (chỉ sau mức lạm phát cao nhất năm 1995 là 12,7%). Tăng trưởng tiền tệ và tín dụng năm 2007 cũng đạt mức cao kỷ lục, một phần do dòng vốn quốc tế cực lớn giải ngân trong năm 2007 làm gia tăng cung ứng tiền tệ, lạm phát, một phần do chính sách tiền tệ chưa thực sự được thắt chặt trong năm 2007, trong năm này Chính phủ chưa cương quyết áp dụng chỉ thị 03 về việc hạn chế cho vay trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán từ giữ năm 2007.

Năm 2008 chứng kiến lạm phát kỷ lục trong những năm gần đây, chỉ trong 6 tháng đầu năm tỷ lệ lạm phát đã lên đến mức 18,44% so với đầu năm. Lạm phát cao 6 tháng đầu năm 2008 do cả nguyên nhân bên trong và bên ngoài nền kinh tế như: (1) tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao trong năm 2007. (2) tăng trưởng cầu đầu tư, cầu tiêu dùng. (3) giá cả các yếu tố đầu vào tăng cao: giá dầu, giá lương thực, giá kim loại...

Biểu đồ 2.2: Một số chỉ tiêu tiền tệ giai đoạn 2000 - 2010

74

Nguồn: NHNN; Key Indicators for Asia and the Pacific 2010, ADB

Trong năm 2008 Chính phủ cũng đưa ra nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ làm giảm tăng trưởng tín dụng và cung tiền, Chính phủ thực hiện những biện pháp khá mạnh làm giảm cung tiền và tăng trưởng tín dụng như: Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc; quy định hạn mức cho vay đầu tư chứng khoán; yêu cầu các NHTM mua trái phiếu bắt buộc; tăng lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu...

Các biện pháp này phần nào đã tỏ ra có hiệu lực cao, tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng cung tiền đã giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2008, cùng với sự giảm mạnh của giá hàng hóa quốc tế lạm phát trong quý 3 đã dần ổn định.

28/5/2007

Ra Quyết định 03/2008 QĐ-NHNN yêu cầu các NHTM duy trì tỷ lệ cho vay chứng khoán không quá 3% tổng mức tín dụng. Thời hạn thực hiện từ ngày 01/01/2008

02/01/2008

Thực hiện quyết định số 03 đảm bảo tỷ lệ vay chứng khoán không quá 3% tổng dư nợ tín dụng.

16/01/2008

Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi từ 10% lên 11% Tiền gửi kỳ hạn 1 năm từ 4% lên 5%

30/01/2008

Nâng tỷ lãi suất cơ bản từ 8,25% lên 8,75%; Lãi suất tái chiết khấu tăng từ 6,5% đến 7,5%

14/02/2008

Yêu cầu 41 NHTM mua 20.300 tỷ đồng trái phiếu kho bạc phát hành ngày 17/3/2008 với lãi suất 7,8% (mệnh lệnh hành chính)

16/5/2008

Ngày 16/5/2008, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ban hành cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam quy định biên độ cho vay, huy động của các tổ chức tín dụng không vượt quá 150% so với lãi suất cơ bản do NHNN công bố.

Chấm dứt hiệu lực của Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/5/2002 về việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng.

Điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn là 13%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 11%/năm.

10/6/2008

Quyết định số 1317/QĐ-NHNN ngày 10/6/2008 điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 12%/năm tăng lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 13%/năm tăng lên 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm tăng lên 13%/năm và có hiệu lực thực hiện kể từ ngày 11/6/2008. Tăng tỷ giá thị trường liên ngân hàng từ 16.139 lên 16.461với biên độ giao dịch quy định là 1%.

21/10/2008 Giảm lãi suất cơ bản từ 14% xuống 13%; tăng lãi suất khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10%/năm; giảm lãi suất tái cấp vốn từ 15% xuống 14%; giảm lãi suất tái chiết khấu từ 14% xuống 13%; lãi suất cho vay qua đêm giảm từ 15% xuống 14%;

03/11/2008 Theo Quyết định số 2559/QĐ-NHNN ngày 3/11/2008 lãi suất cơ bản sẽ giảm từ 13% xuống 12%; lãi suất tái cấp vốn giảm từ 14% xuống 13%; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 12% xuống 11%; giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc bằng tiền đồng 1% và tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ 2%

20/11/2008

Hạ lãi suất cơ bản từ 12% xuống 11%; lãi suất tái cấp vốn giảm 1% xuống 12%, lãi suất chiết khấu giảm 1% xuống 10%; tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm 2% còn 8% cho kỳ hạn tiết kiệm dưới 12 tháng và 2% với kỳ hạn trên 12 tháng 05/12/2008 Hạ lãi suất cơ bản từ 11% xuống 10%

22/12/2008 Hạ lãi suất cơ bản từ 10% xuống 8,5%

01/02/2009

Hạ lãi suất cơ bản từ 8,5% xuống 7%; lãi suất tái cấp vốn giảm xuống 7% ; lãi suất tái chiết khấu xuống 5%

Một phần của tài liệu 1579 thực trạng đô la hóa ở VN và ảnh hưởng cuả nó tới hiệu quả chính sách tiền tệ luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w