2.2.1. Chính sách tỷ giá Việt Nam qua các thời kỳ
Trước năm 1989 tỷ giá được NHNN quy định bằng mệnh lệnh hành chính cho từng thời kỳ, tỷ giá của Việt Nam được chia thành hai mức tỷ giá đối ngoại và tỷ giá đối nội. Tỷ giá đối ngoại là tỷ giá áp dụng cho các hoạt động ngoại thương với các nước trong khối xã hội chủ nghĩa. Tỷ giá đối nội là tỷ giá áp dụng cho các giao dịch trong nước của các ngân hàng, doanh nghiệp và các cá nhân. Trong giai đoạn này, thị trường tự do có quy mơ rất nhỏ, manh mún.
Sau năm 1989, tỷ giá được thống nhất thành một mức do NHNN công bố. Các NHTM chỉ được phép giao dịch trong mức tỷ giá dao động 5% so với mức tỷ giá chỉ đạo của NHNN. Nhà nước điều chỉnh mức tỷ giá căn cứ vào tỷ lệ lạm phát, lãi suất và vị thế của các cân thanh toán quốc tế. Giai đoạn 1988 - 1991 là giai đang chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên các thay đổi về quản lý ngoại hối và cải cách trong hệ thống tài chính diễn ra mạnh mẽ sau khi hệ thống ngân hàng tách thành 2 cấp năm 1990.
Hiện nay ở Việt Nam đang áp dụng chính sách tỷ giá hối đối theo cung cầu có sự điều tiết của Nhà nước. Thị trường ngoại tệ được phân chia thành hai khu vực (i) Thị trường ngoại tệ chính thức (ii) Thị trường ngoại tệ tự do
Để chống những tác động khủng hoảng do tâm lý và đầu cơ, NHNN đã can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối. NHNN đã điều chỉnh tỷ giá tại các NHTM thơng qua tỷ giá chính thức do NHNN cơng bố vào từng thời điểm.
Phá giá nội tệ năm 1998: Trong năm 1998, NHNN đã hai lần chủ động phá giá đồng nội tệ lần 1 điều chỉnh tỷ giá chính thức lần 1 từ 11.175 đồng/USD lên mức 11.800 đồng/USD phá giá 5,6% ngày 14/02/1998. Lần điều chỉnh thứ hai vào ngày 07/8/1998 NHNN điều chỉnh tỷ giá từ 11.888 đồng/USD lên 12.998 đồng/USD tăng 16,3% so với trước ngày 16/02/1998 (xem bảng dưới).
67
Bảng 2.8: Tỷ giá chính thức và hiện tượng phá giá mạnh năm 1998
Tỷ giá chính thức 11,055 11,17 5 5 11,17 0 11,80 12,998 12,985 Biên độ giao dịch ± 1% ± 5% ± 10% ± 10% +7% + 7%
Ngày 10/3/2008 NHNN nâng biên độ giao dịch ngoại hối thị trường liên ngân hàng từ +- 0.75% lên +- 1%
Ngày 10/6/2008
Tăng tỷ giá thị trường liên ngân hàng từ 16.139 lên 16.461với biên độ giao dịch quy định là +-1%.
Nguồn: Nguyễn Thị Thu, 2002, Tr. 7.
Trong giai đoạn 1991 - 1996, Chính phủ đã thực hiện chính sách đồng Việt ổn định, năm 1998 Việt Nam phải đối mặt với tình trạng tỷ giá thực bị suy giảm mạnh, khả năng cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu bị giảm tương đối trong bối cảnh khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Tình trạng này bắt buộc chính phủ phải có những điều chỉnh hợp lý về tỷ giá. Cơ chế phá giá tiếp tục được duy trì trong giai đoạn 1997 - 2003 đã phần nào phục hồi tỷ giá thực của đồng Việt Nam, giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế
Từ năm 2008 đến nay, chứng kiến sự giảm giá VND so với USD. Lần giảm giá đầu tiên là vào tháng 6/2008. Trong năm 2009, tỷ giá USD/VND đã trải qua hai lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3 (+2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và vào tháng 11 (+5,4%). Lần điều chỉnh giảm tiền đồng gần nhất là vào ngày 10/2/2010 với mức giảm là 3,4%. Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường khơng chính thức (tỷ giá thị trường tự do) vẫn ln nằm ngồi biên độ cho phép của NHNN. Nguyên nhân sự mất giá của VND trong năm này là do việc thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng của Chính phủ đã làm cho VND mất giá, do cung tiền đồng tăng. Thứ hai là do VND bị định giá cao trong một thời gian khá dài. Ngồi ra, tình trạng nhập siêu cao khiến cho NHNN luôn phải điều chỉnh tỷ giá theo hướng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.
Ngày 26/6/2008
Ngày 26/6 NHNN đã có quyết định số 1436/QĐ-NHNN nâng biên độ giao dịch tỷ giá lên +- 2%
Ngày 7/11/2008 NHNN nâng biên độ giao dịch ngoại tệ lên +- 3%. Ngày 24/03/2009 NHNN nâng biên độ giao dịch ngoại tệ lên +-5% Ngày 23/11/2009 NHNN giảm biên độ giao dịch ngoại tệ xuống +-3% Ngày 11/02/2010
Tăng tỷ giá thị trường liên ngân hàng từ 17.941 lên 18.544 (+3.36%) giữ nguyên biên độ ở mức +/-3%
Ngày 17/08/2010
Tăng tỷ giá thị trường liên ngân hàng từ 18.544 lên 18.932 (+2.1%) giữ nguyên biên độ ở mức +/-3%
Ngày 11/02/2011
Tăng tỷ giá thị trường liên ngân hàng từ 18.932 lên 20.693 (+9.3%) đồng thời giảm biên độ giao dịch ngoại tệ xuống +-1% thực hiện hệ thống tỷ giá linh hoạt
Nguồn : Tác giả tổng hợp
Cơ chế công bố tỷ giá của NHNN là biện pháp hành chính, tỷ giá khơng được xác
định theo cơ chế thị trường, cơ chế này tạo ra nhiều sự bất cập thậm chí tạo ra cơ chế tiêu cực và nguy cơ dài hạn nếu Chính phủ khơng có biện pháp điều chỉnh tỷ giá chính thức một cách linh hoạt do:
- Ở nhiều thời điểm giá ngoại tệ ở thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng chênh lệch rất nhiều, ví dụ thời điểm đầu tháng 6/2008, giá ngoại tệ trên thị trường tự do lên mức trên 20.000 đồng/USD trong khi mức giá của các NHTM vẫn ở mức 16.139 với biên độ 1%. Hay thời điểm tháng 11/2010 giá ngoại tệ trên thị trường tự do lên mức 23.000 đồng/ USD trong khi mức giá của các NHTM vẫn ở mức 18.932 với biên độ 3%. Sự chênh lệch tỷ giá ở hai thị trường dễ gây nhiều bất cập, tiêu cực nảy sinh.
- Tỷ giá cơng bố chỉ có thể thực hiện được khi Chính phủ có lượng ngoại hối đủ để can thiệp thị trường, mặt khác Chính phủ phải giám sát chặt hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, tuy nhiên điều này rất khó khăn.
- Tỷ giá công bố dễ nảy sinh sự tăng giá đồng nội tệ, làm giảm khả năng cạnh tranh của quốc gia, gây nguy cơ khủng hoảng cao tỷ giá khi có biến động vĩ mơ.
- Chính phủ khơng thể giữ được tỷ giá nếu tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, thâm hụt vãng lai kéo dài. Nếu tình trạng này tiếp tục gia tăng thì cơ chế điều hành tỷ
Năm 1991 1992 1993 1994 5 199 6199 7199 8199 9 199 2000
giá khơng linh hoạt dễ dẫn đến tình trạng phải phá giá bắt buộc.
- Sự can thiệp trực tiếp, can thiệp hành chính thường cần thiết trong giai đoạn nền kinh tế có sự bất ổn, khi nền kinh tế trở nên ổn định các chỉ số vĩ mô tốt hơn nên giảm bớt sự can thiệp hành chính vào thị trường, Nhà nước nên sử dụng cơng cụ thị trường để điều hành chính sách tỷ giá.
2.2.2. Lạm phát, lãi suất và điều hành chính sách tiền tệ
Cùng với tỷ giá, lãi suất là một chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn tiền gửi, cho vay và đầu tư. Có thể nói lãi suất thể hiện giá cả của việc sử dụng vốn trong nền KTTT. Đặc biệt, trong nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển nơi có tỷ lệ lạm phát cao, việc phân tích lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực và kỳ vọng lãi suất có vai trị quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và quyết định lựa chọn đồng tiền đầu tư của doanh nghiệp.
* Diễn biến lạm phát, lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất
Chính sách điều hành lãi suất của Việt Nam trải qua những giai đoạn khác nhau, phù hợp với quá trình cải cách của nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền KTTT đầu những năm 1990 và có khuynh hướng dần tự do hoá lãi suất. Đến năm 2002, lãi suất của Việt Nam được tự do hố, NHNN khơng can thiệp vào hoạt động và lãi suất của các NHTM. Tuy nhiên, do những diễn biến vĩ mô phức tạp trong năm 2008, tháng 5/2008 NHNN đã quyết định chuyển cơ chế điều hành lãi suất thỏa thuận sang cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản.
Căn cứ vào cơ chế điều hành và mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát ở Việt Nam từ năm 1992 đến nay có thể được chia thành các giai đoạn:
Giai đoạn 1991 — 6/1992: lạm phát cao, lãi thực âm
- Đây là giai đoạn mới tách hệ thống NHTM thành hai cấp, nền kinh tế đang trong giai
đoạn chuyển đổi. Giai đoạn này NHNN trực tiếp can thiệp và quy định lãi suất của nền kinh tế. Về bản chất trong giai đoạn này, hệ thống NHTM mới đi vào hoạt động, lãi suất bị chỉ đạo và chưa phản ánh lãi suất thị trường
- Trong giai đoạn này nền kinh tế vẫn trong sự bất ổn cao, với mức lạm phát cao lãi suất thực âm trong giai đoạn này (xem bảng 2.10).
Bảng 2.10: Lãi suất danh nghĩa và thực thế giai đoạn 1991 - 2010
Đơn vị tính: %/năm
Lạm phát 67 ,4 17 ,5 5, 3 14, 4 12, 7 4,5 3,6 9 0, 1 -0,6
Lãl suất danh nghĩa 55 ,3 34 ,4 20, 4 16, 8 16, 8 9,6 9,6 9,4 5, 5 4,45 Lãi suất thực - 12,1 16 ,9 15, 1 2, 4 4,1 5,1 6 0,4 5, 4 5,05 Năm 2001 2002 2003 2004 5 200 6200 2007 2008 9200 2010 Lạm phát 0 ,8 4 3 9 ,5 8 ,4 6,6 12,6 19,96 7,0 11,75
Lãl suất danh nghĩa 5,
95 56 7, 65 7, ,4 7 8 7, 8,9 9,36 15,5 13,5 14 Lãi suất thực 5, 15 3, 56 4, 65 -2,1 -0,6 2,3 -3,24 -4,46 6,5 2,25
Nguồn: Thống kê tiền tệ của IMF, NHNN, Báo cáo thường niên của NHNN
Giai đoạn 6/1992 — 6/2002: Lạm phát ổn định, lãi suất thực dương, NHNN quy định
lãi suất sàn tiền gửi và trần cho vay đối với các tổ chức tín dụng
Giai đoạn này chứng kiến sự đổi mới mạnh mẽ của hệ thống NHTM và cả sự điều hành của NHNN, hệ thống NHTM dần được hình thành và củng cố, chức năng của NHNN được thể hiện dần đưa nền kinh tế chuyển đổi theo định hướng thị trường.
- Lãi suất danh nghĩa cao, lãi suất thực dương, lạm phát có tính ổn định và được kiềm chế ở mức thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước.
- NHNN vẫn quản lý chặt chẽ lãi suất bằng cách quy định sàn lãi suất đối với tiền gửi và trần lãi suất với tiền vay. Tuy nhiên, mức lãi suất danh nghĩa đã cao hơn tỷ lệ lạm phát.
- NHNN sử dụng công cụ tái cấp vốn để điều tiết hoạt động tín dụng của các NHTM.
- Quy định lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp ở mức thấp.
- Lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tại Singapore cộng thêm biên độ quy định của NHNN.
- Đa dạng hố các hoạt động tín dụng bằng cách quy định các mức trần cho vay khác nhau theo khu vực thành thị, nơng thơn.
- Dần tự do hố lãi suất chỉ khống chế lãi suất cho vay tối đa, không quy định lãi suất tiền gửi.
- Đối với tín dụng ngoại tệ áp dụng cơ chế lãi suất thị trường theo thoả thuận từ 6/2001.
Giai đoạn 6/2002 — 5/2008: Tự do hoá lãi suất, lãi thực giảm mạnh
Sau thời gian dài nền kinh tế ổn định với tỷ lệ lạm phát cao, cùng với sự ra đời và phát triển của nhiều NHTM, NHNN đã quyết định tự do hóa lãi suất đồng Việt Nam. Ngày 30/5/2008 NHNN đã ra Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN về việc “Thực hiện
cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng”.
Đây là chính sách hợp lý trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng nhanh, lạm pháp thấp, lãi suất tiền gửi thực dương. Cơ chế lãi suất thỏa thuận đã “cởi trói” cho các NHTM trong hoạt động huy động và cho vay, NHTM linh hoạt hơn, năng động hơn trong việc tìm kiếm, khai thác khách hàng thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống NHTM. Lãi suất thỏa thuận cũng giúp thị trường xác định mức lãi suất phù hợp đảm bảo yếu tố cân bằng cung cầu trên thị trường tiền tệ.
- Lãi suất cơ bản của NHNN cơng bố chỉ mang tính tham khảo cho các cá nhân và các tổ chức tín dụng, khơng cịn mang tính hành chính như giai đoạn trước.
- Lãi thực giai đoạn này có khuynh hướng suy giảm, lãi thực nhiều năm bị âm do tỷ lệ lạm phát cao trong khi lãi suất tiết kiệm khá thấp.
- NHNN giảm bớt sự can thiệp lãi suất vào các hoạt động của NHTM bằng biện pháp hành chính nhằm tăng cường tính tự chủ và hiệu quả cho hệ thống NHTM.
- NHNN tăng cường sử dụng các công cụ gián tiếp để điều tiết chính sách tiền tệ, dần sử dụng các cơng cụ thị trường để điều hành chính sách lãi suất và tiền tệ. NHNN đã từng bước hình thành khung lãi suất: lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh là lãi suất trần và lãi suất chiết khấu được coi là lãi suất sàn của thị trường.
- Riêng lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ tại các NHTM của các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp vẫn chịu sự điều chỉnh của NHNN, NHNN thông qua việc khống chế lãi suất ngoại tệ để giảm bớt mức độ găm giữ ngoại tệ trên tài khoản đặc biệt sau khi NHNN không bắt buộc khu vực doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế phải kết hối.
Giai đoạn 6/2008 đến 2010: Lạm phát tăng cao, lãi thực âm và được điều chỉnh
dần lên thực dương vào năm 2009 nhưng ở mức thấp, Chính phủ điều hành theo lãi suất cơ bản
Có thể có nhiều quan điểm khác nhau về Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN do can
thiệp hành chính trong nền KTTT đều tạo tác động trái chiều (lãi thực âm, giảm quy mô luồng tiền gửi tiết kiệm, giảm lãi gộp của hệ thống NHTM...). Tuy nhiên trong bối cảnh có sự chạy đua trong huy động ngoại tệ do thiếu thanh khoản thời điểm tháng 5/2008 can thiệp mạnh của NHNN là cần thiết:
Thứ nhất, tránh cuộc đua tranh lãi suất giữa các NHTM
Sự khác biệt lớn trong lãi suất huy động và gửi tiền ở các tổ chức tín dụng chắc chắn sẽ diễn ra do nhu cầu vốn ngắn hạn khác nhau giữa các NHTM, cuộc đua lãi suất sẽ trở nên nguy hiểm khi lãi suất được đẩy lên quá cao (thời điểm đầu năm 2008, một số ngân hàng đã vay vốn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất trên 30%/năm). Mức lãi suất tăng đột biến gây tác động mạnh đến hoạt động đầu tư, tạo hiệu ứng tâm lý bất ổn trong xã hội và gia tăng rủi ro, giảm uy tín của các ngân hàng huy động với lãi suất cao. Nếu cuộc đua lãi suất tiếp tục bị đẩy lên mức cao có thể mang lại lợi ích cho những NHTM hiện có nguồn vốn lớn nhưng dễ dẫn đến thua lỗ nặng nề cho các NHTM mới thành lập.
Thứ hai, giảm bớt gánh nặng tài chính cho hoạt động SXKD của các doanh
nghiệp
Nếu để cơ chế lãi suất thoả thuận lãi suất huy động có thể đạt mức cao trên 20% tại một số ngân hàng và lãi suất cho vay có thể ở mức trên 25%/năm (do tại thời điểm đó lạm phát ở dự báo ở mức cao trên 25%), với mức lãi suất này hoạt động kinh doanh của nhiều