2.1.1. Diễn biến đô la hóa ở Việt Nam từ năm 1988 đến tháng 6 năm 2011
Mức độ đô la hóa ở Việt Nam biến động phức tạp đặc biệt khi thị trường ngoại tệ tự do đang có khuynh hướng phát triển mạnh về quy mô. Từ khi đô la được Chính phủ cho phép người dân sử dụng thực hiện tiền gửi, đô la đã tham gia vào nền kinh tế dưới dạng một ngoại tệ thông dụng và phần nào đã thực hiện những chức năng tiền tệ trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài chức năng thanh toán quốc tế đồng đô la đã tham gia vào nền kinh tế với chức năng cất trữ giá trị, người dân và các tổ chức đã sử dụng đô la làm phương tiện cất trữ. Về bản chất khi thực hiện hoạt động này, người dân sẽ dự báo lãi suất, tỷ giá để quyết định nắm giữ đồng tiền nào có lợi nhất do vậy mức độ đô la hóa sẽ chịu ảnh hưởng của các biến số này. Căn cứ vào chỉ tiêu TGNT/M2 diễn biến đô la hóa nền kinh tế có thể được phân thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1, từ năm 1988 - 1991: Giai đoạn đang chuyển đổi nền kinh tế, lạm phát và mức độ đô la hoá cao (TGNT/M2 trên 30%)
Trước năm 1988, nền kinh tế hoạt động theo cơ chế bao cấp, kế hoạch hoá tập trung, hoạt động thương mại quốc tế chủ yếu với khối các nước xã hội chủ nghĩa và mang tính trao đổi hàng hoá trực tiếp. Các doanh nghiệp nhà nước và NHNN11 độc quyền về kinh tế đối ngoại và ngoại tệ. Việc cất trữ, sử dụng ngoại tệ là rất ít.
Giai đoạn 1988 - 1991, là giai đang chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Giai đoạn này được thúc đẩy mạnh mẽ sau năm 1990 khi hệ thống ngân hàng tách thành 2 cấp năm 1990. Trong những năm kế hoạch hoá tập trung, lượng ngoại tệ trong dân cư được đánh giá là rất thấp vì hoạt động ngoại thương với các nước ngoài khối xã hội chủ nghĩa hầu như không có. Ngày 14/01/1991, Quyết định 08 NHNN cho phép người cư trú trong nước được phép gửi ngoại tệ vào các NHTM. Đây là quyết định đánh
11 - Hệ thống ngân hàng vẫn là ngân hàng 1 cấp chưa tách ra thành hệ thống 2 cấp ngân hàng Nhà nước và các ngân
hàng thương mại 37
dấu sự chuyển mình của Việt Nam trong các hoạt động thương mại quốc tế, khơi thông kiều hối chảy về Việt Nam. Quyết định này cũng giúp các NHTM thu hút số lượng ngoại tệ đang trôi nổi trên thị trường. Ngay lập tức tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ tăng cao trong năm 1991. Do quá trình lạm phát cao cuối những năm 80 và đầu những năm 90, mức độ đô la hóa giai đoạn này rất cao chiếm trên 30%, đặc biệt năm 1991 đô la hóa tài khoản tiền gửi lên đến 41% M2. Mức độ đô la hóa cao được giải thích do :
- Tỷ lệ lạm phát phi mã ở Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi (năm 1988 lạm phát là 410,9%, 1989 là 34,7%, 1990 là 67,5%, 1991 là 68%).
- Lòng tin vào đồng nội tệ của dân chúng quá thấp, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, lạm phát cao, lãi thực âm.
Bảng 2.1: Các chỉ số đánh giá mức độ đô la hoá ở Việt Nam
Tổng tiền gửi (TG) 13,6 16,3 17,99 22,
6 33,54 42,04 56,46 74,15 101,1 170,7 213,4
254,9
Tiền gửi ngoại tệ (TGNT) 8,4 8,2 7,4 8,2 11,06 13,16 18,7 24,9 37,2 70,4 88,7 88,5 TGNT/M2 (%) 41 30 23 19 21 20 23 24 26 631, 31,7 27 TGNT/TG (%) 61,6 50,4 41,2 36,3 33 31,3 33,1 33,6 36,8 241, ,6 41 34,7 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 6/2011 M2 279,8 329,1 411,2 536,2 690,6 890,2 1299,7 1300,7 6085 7624 7800 Tổng tiền gửi (TG) 213,4 254,9 320,6 426 539 704 1014 1021 4762 6163 6372
Tiền gửi ngoại tệ (TGNT)
88,7 88,5 91,7 121,7 166,4 186 256 299 1411,7 1547,6 1536,6
TGNT/M2 (%) 31,7 27 22 23 24,1 920, 19,7 22,9 23,2 20,3 19,7
TGNT/TG (%) 41,6 34,7 28,6 28,6 28,5 426, 25,2 29,3 29,6 25,1 24,1
Tiền gửi dân cư 106,3 134,6 161,3 211,4 200,7 265,5 386,5 469,4 536,
Nguồn: NHNN, IMF, tổng hợp của tác giả.
so với tổng tiền gửi liên tục giảm nguyên nhân do
Từ năm 1992, kinh tế Việt Nam mở cửa đón nhận luồng vốn quốc tế tạo tiền đề tăng trưởng, tuy nhiên nhưng mức độ đô la hóa có khuynh hướng suy giảm do:
- Giai đoạn này là giai đoạn nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định nhất trong kể từ khi Việt Nam giành độc lập. Kết quả tăng trưởng cao, ổn định trong những năm này là kết quả của quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền Kinh tế thị trường.
- Tỷ lệ lạm phát dần được khống chế và ổn định, bằng các chính sách tiền tệ và chính sách tài chính thắt chặt, kết hợp sử dụng chính sách lãi suất thực dương, và hạn chế tài trợ NSNN bằng cách phát hành tiền (tách Kho bạc ra khỏi NHNN). Lạm phát được chặn đứng và đi vào ổn định làm tăng sự hấp dẫn của đồng Việt Nam, giảm mạnh hiện tượng đầu cơ ngoại tệ phục vụ mục đích cất trữ giá trị.
- Tỷ giá ổn định trong thời gian dài, mức độ biến động của tỷ giá là ổn định và ở mức thấp trong giai đoạn này. Tỷ giá giao động từ - 8,73%/năm đến 8,37%/năm. Kết quả trên có được nhờ chính sách tiền tệ thận trọng và lạm phát ổn định.
- Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục tăng trưởng trong những năm này.Sự tăng trưởng của cán cân vốn chủ yếu do đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm cho cán cân tổng thể liên tục thặng dư (trừ năm 1993 thâm hụt -1056 triệu USD) dù cán cân thương mại và cán cân vãng lai liên tục âm12.
- Lạm phát, lãi suất nội tệ ổn định là những nguyên nhân chính làm cho lợi tức tiền gửi của đồng Việt Nam cao hơn so với lợi tức tiền gửi bằng đô la. Đây chính là yếu tố quan trọng làm giảm mức độ đô la hóa tài khoản tiền gửi.
Giai đoạn 3, từ 1997 - 2001: Giai đoạn có mức độ đô la hoá liên tục tăng đã quay trở lại mức cao trên 30% M2 từ năm 2000 - 2001
Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng có khuynh hướng giảm nhẹ so với giai đoạn năm 1992 - 1996. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng vẫn đạt mức cao. Riêng năm 1998, 1999 tốc độ tăng trưởng là 5,8% và 4,8% nguyên nhân chính là do sự sụt giảm của đầu tư trực tiếp nước ngoài do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực.
12 - Theo số liệu thống kê của Ngân hàng nhà nước, thâm hụt cán cân thương mại (tính bằng triệu USD) các năm từ
Mức độ đô la hoá vẫn tiếp tục tăng về số tuyệt đối và số tương đối. Trong giai đoạn này, tổng cung tiền tăng mạnh, tuy nhiên lượng ngoại tệ gửi vào NHTM cũng có khuynh hướng tăng theo. Các chỉ số đánh giá mức độ đô la hoá (TGNT/M2; và TGNT/TG) trong nền kinh tế liên tục tăng. Mức độ tăng trưởng của đô la hoá trong giai đoạn này có thể giải thích qua một số nguyên nhân sau:
- Tỷ giá có khuynh hướng tăng đặc biệt tăng mạnh trong hai năm1997 và 1998. Mức tăng cao của tỷ giá do áp lực của khủng hoảng tiền tệ trong khu vực. Sự phá giá của đồng tiền các nước trong khu vực cũng góp phần thúc đẩy sự phá giá của đồng Việt Nam của Việt Nam . Tỷ giá của Việt Nam năm 1997 là 12.921 đồng cuối năm 1996, 1997,1998 là 11.159 đồng/USD; 12.921 đồng/USD và 13.900 đồng/USD.
- Mức lãi suất đồng nội tệ ổn định ở mức 9,6%, từ năm 1999 mức lãi suất giảm xuống mức thấp trên dưới 5%. Mức lãi suất bằng đồng Việt Nam vẫn duy trì ở mức lãi thực dương do lạm phát thấp. Lãi suất thậm chí giảm xuống 4.45% năm 2000.
- Lợi tức tiền gửi bằng nội tệ thấp hơn so với lợi tức tiền gửi ngoại tệ. Do vậy, các chủ thể kinh tế, đặc biệt là khu vực dân cư nhạy cảm với lợi tức sẽ có khuynh hướng chuyển đổi tiền gửi nội tệ sang ngoại tệ.
- Chính phủ cũng đã có những biện pháp ngăn chặn đô la hoá bằng chính sách phân biệt tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ so với nội tệ
Giai đoạn 4, từ năm 2002 - 2007: Đô la hoá có khuynh hướng giảm trở lại sau thời kỳ tăng cao đỉnh điểm năm 2000 và 2001
Giai đoạn này chứng kiến lượng ngoại tệ bơm mạnh vào nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt giai đoạn bùng nổ thị trường chứng khoán năm 2006 - 2007. Theo số liệu thống kê trong những năm này một lượng vốn từ 5% - 6% GDP đổ vào Việt Nam, riêng năm 2007, tổng lượng ngoại tệ vào Việt Nam qua tài khoản vốn đạt mức kỷ lục là 26.4% GDP trong đó khoảng gần 7 tỷ là vốn gián tiếp. Tuy nhiên, giai đoạn này lại chứng kiến sự suy giảm của đô la hóa trong nền kinh tế. Sự suy giảm này được cho là:
- Lợi tức từ lãi suất của đồng nội tệ lại tiếp tục cao hơn so với đồng đô la Mỹ (xem bảng 2.12). Lợi tức gửi tiền bằng tiền đồng duy trì ở mức ổn định và tăng lên vào năm 2007 trong khi lợi tức tiền gửi bằng ngoại tệ không thay đổi.
- Đây là giai đoạn có mức độ biến động tỷ giá thấp nhất, tỷ giá chỉ tăng 6.4% trong vòng 5 năm từ 2002 - 2007, nguyên nhân chính của sự ổn định tỷ giá là do
lượng cung ngoại tệ khá lớn vào Việt Nam, trong năm 2007 có những thời điểm các NHTM dư thừa đô la và từ chối mua vào ngoại tệ.
- Giai đoạn này cũng là giai đoạn FED duy trì mức lãi suất cơ bản thấp nhằm khôi phục kinh tế Mỹ. Sau sự kiện ngày 11/9/2001, FED đã cắt giảm lãi suất cơ bản còn 1%/năm. Mức lãi suất duy trì ở mức thấp 1% đến ngày 26/5/2003 tăng dần lên 5% ngày 10/5/2006.
Giai đoạn 5, từ năm 2008 — tháng 6/2011: Đô la hóa có khuynh hướng tăng trở lại năm 2009 sau đó ở mức độ khá ổn định (khoảng 20%) đến nay.
Sau nhiều năm tăng trưởng nóng, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện những bất ổn vĩ mô năm 2008 khởi đầu bằng hiện tượng lạm phát tăng cao, thâm hụt thương mại lớn. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2008, dòng ngoại tệ lớn vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam, một lượng lớn vốn đầu tư dưới dạng gián tiếp đã làm thị trường ngoại hối trở nên bất ổn. Ngày 07/3/2008 giá đô la Mỹ trên thị trường đột ngột giảm xuống 15.570 đồng/USD, tại thời điểm này nhiều ngân hàng từ chối mua đô la Mỹ với lý do trạng thái ngoại tệ trường lớn.
Sau đợt suy giảm mạnh của TTCK Việt Nam trong tháng 5 và tháng 6, cùng với tỷ lệ lạm phát, nhập siêu kỷ lục 15.3 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2008, xuất hiện nhiều báo cáo xấu về hiện trạng vĩ mô của Việt Nam. Trong thời gian này, một số báo cáo còn nhận định có khả năng Việt Nam sẽ sớm bị một cuộc khủng hoảng tài chính, thị trường ngoại hối đột ngột đảo chiều, tại thời điểm cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2008 có thời điểm ngoại tệ tại thị trường chợ đen lên trên 19.500 đồng/USD.
Các NHTM thiếu ngoại tệ dẫn đến hiện tượng đẩy lãi suất tiền gửi ngoại tệ lên mức kỷ lục là 7,2%/năm. Đây là mức lãi suất tiền gửi bằng USD cao nhất từ trước tới nay.
Lạm phát cao, tình trạng nhập siêu, tỷ giá chịu sức ép tăng và lãi suất tiền gửi ngoại tệ cao là những điều kiện tốt cho đầu cơ ngoại hối, do vậy hiện tượng đô la hóa có khuynh hướng gia tăng trở lại vào năm 2009 cho đến năm 2010. Thời kỳ này thị trường tự do hoạt động sôi nổi, có thời điểm tỷ giá chợ đen lên tới 23.000 đồng/USD song nhu cầu mua USD vẫn cao. Trong hệ thống ngân hàng xuất hiện tình trạng “ hai tỷ giá” nguyên nhân là do ngân hàng nhà nước khống chế mức trần tỷ giá 19.500 đồng/ USD, nhưng thực tế các doanh nghiệp phải mua USD có thời điểm lên tới 21,500
Năm Tỷ giá Biến động của tỷ giá (∆E)
Lãi suất tiền gửi ngoại tệ
(RUSD)
Lãi suất tiền gửi đồng
(RVND)
Chênh lệch lợi tức tiền gửi giữa
VND và USD 1992 00 108 -8,73% 4,05% % 34,40 39,08% 1993 60 108 0,56% 3,20% % 20,40 16,64% 1994 5 1104 1,70% 3,50% % 16,80 11,60% 1995 0 1197 8,37% 4,50% % 16,80 3,93% 1996 9 1115 -6,78% 4,80% % 9,60 11,58% 1997 21 129 15,79% 5% % 9,60 -11,19% 1998 00 139 7,58% 5% % 9,60 -2,98% 1999 20 140 0,86% 4,70% % 5,50 -0,06% 2000 145 13 3,52 % 4,43 % 4,45 % -3,50%
đồng/USD gây hiện tượng lỗ tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trên thực tế tình trạng đô la hóa trong năm 2010 là khá cao do hiện tượng nắm giữ USD của dân chúng chưa thể thống kê hết vào số liệu báo cáo.
Trước tình hình đó chính phủ đã ban hành nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 nhằm đưa ra những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội , Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng. NHNN đã có một động thái kịp thời khi ban hành hàng loạt chính sách nhằm tăng tính thanh khoản, tăng dự trữ ngoại tệ, hạn chế nhập siêu : Đó là quyết định giảm lãi suất huy động ngoại tệ của dân cư xuống 2%/năm, của tổ chức kinh tế xuống 0,5%; tăng dự trữ bắt buộc ngoại tệ thêm 1% cho cả ngắn và dài hạn; kết hối các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) từ đầu tháng 7/2011. Trên thị trường ngoại tệ, NHNN đã điều chỉnh biên độ tỷ giá từ +/-3% xuống =/-1% và tăng tỷ giá lên 9,3% (ngày 11/2/2011) tương ứng với tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 20,693 đồng/USD. Kết quả là thị trường ngoại tệ tự do, sau hàng loạt động thái mạnh tay từ cơ quan chức năng, đã lặng sóng, các điểm mua bán USD đã ngưng giao dịch. Thị trường liên ngân hàng tỷ giá ổn định và giao dịch trong biên độ trần sàn chấm dứt tình trạng “ hai tỷ giá”. Lượng tiền gửi ngoại tệ cũng giảm đi đáng kể, tình trạng đô la hóa giảm xuống trong 6 tháng đầu năm 2011.
Bảng 2.2: So sánh lãi suất, lợi 42 tức tiền gửi đồng Việt Nam và đô la
2001 25 151 4,22% 3% % 5,95 -1,27% 2002 06 154 1,86% 2,10% % 7,56 3,60% 2003 60 156 1,65% 2,00% % 7,65 4,0% 2004 78 157 0,75% 2,18% % 7,40 4,47% 2005 09 159 0,83% 3,75% % 7,80 3,22% 2006 00 160 0,57% 3,90% % 8,90 4,43% 2007 60 160 0,38% 5,30% % 9,36 3,69% 2008 61 164 3,9% 7,20% % 19,5 6,58% 2009 00 180 5,2% 4,7% % 10,5 5,8% 2010 32 189 5,99% 8% 20% 14% 6/2011 206 93 7,49 % 2% 22% 20%
Nguồn: Tác giả tổng hợp
- Tỷ giá lấy tại thời điểm cuối năm. Số liệu tỷ giá cuối năm 1991 là 11833 đồng/USD.
Những phân tích diễn biến đô la hóa nền kinh tế có thể rút ra những điểm quan trọng về diễn biến đô la hóa như sau:
- Xét theo tiêu chí TGNT/M2 mức độ đô la hóa tiền gửi của Việt Nam đạt
mức khá xét theo tiêu chuẩn của IMF (năm 1998, theo đánh giá của IMF có 19 quốc gia có mức độ đô la hóa tiền gửi ở mức cao trên 30%. Việt nam được đánh giá ở mức đô la hóa vừa phải gồm 35 quốc gia có mức độ đô la hóa trên 16.4% và dưới 30%). Tỷ trọng