Đôla hóado nhu cầu thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu 1579 thực trạng đô la hóa ở VN và ảnh hưởng cuả nó tới hiệu quả chính sách tiền tệ luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 101 - 102)

2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG ĐÔLA HOÁ Ở VIỆT

2.3.1. Đôla hóado nhu cầu thanh toán quốc tế

Nen kinh tế Việt Nam đã có khuynh hướng tăng trưởng nhanh, ổn định trong nhiều năm, kinh tế Việt Nam luôn được xếp vào nhóm những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Để thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam đã tăng cường hội nhập với nền kinh tế quốc tế, tham gia tích cực vào các tổ chức thương mại đa phương như AFTA, WTO. Do vậy hoạt động xuất nhập khẩu có khuynh hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Khi hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh, nền kinh tế luôn cần một lượng ngoại tệ lớn hơn để đảm bảo thuận lợi cho hoạt động này, nói cách khác khối lượng ngoại tệ trong nền kinh tế sẽ có khuynh hướng gia tăng khi xuất nhập khẩu tăng. Như vậy, nền kinh tế luôn cần một lượng ngoại tệ để phục vụ nhu cầu này.

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2000-2010

□ Xuất khẩu (tỉ USD) □ Nhập khẩu (tỉ USD) □ Nhập siêu (tỉ USD)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam gia tăng mạnh kể từ năm 1995. Năm 1995 kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam đạt mức trên 16,73 tỷ USD đã tăng lên 37.34 tỷ USD năm 2007, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 1995. Năm 2008 nhập siêu là khá lớn, năm 2009-2010 nhập siêu có giảm so với năm 2008 nhưng

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 3 200

vẫn ở mức cao.

Có thể nhận thấy Tiền gửi ngoại tệ và kim ngạch xuất nhập khẩu luôn gia tăng mạnh trong giai đoạn nghiên cứu về số tuyệt đối, nói cách khác quy mô của đô la hóa luôn có khuynh hướng tăng trưởng cùng với khuynh hướng gia tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu.

Có thể thấy tốc độ tăng trưởng đô la hóa biến động khá thất thường so với tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu. Trong giai đoạn 1996 - 1998 nền kinh tế luôn có tốc độ tăng trưởng đô la hóa cao trong khi xuất, nhập khẩu liên tục giảm tốc. Ngược lại, giai đoạn 2001 - 2004 nền kinh tế chứng kiến sự giảm tốc của đô la hóa trong kinh kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh. Điều này cho thấy trong thời kỳ nền kinh tế bị đô la hóa cao, tốc độ tăng đô la hóa ít phụ thuộc vào tốc độ tăng của nhập khẩu và ngược lại. Các bằng chứng kinh tế lượng dưới đây được tham khảo nguồn “ Nguyễn Thanh Bình- Các giải pháp thúc đẩy tiến trình phi đô la hoá ở Việt Nam”.

* Bằng chứng kinh tế lượng

Thiết lập phương trình: TGNT = a*NK + b (1) Trong đó:

TGNT: Tiền gửi ngoại tệ NK: Kim ngạch nhập khẩu

Kết quả hồi quy cho giá trị: TGNT = 0.27*NK - 536,15

Kết quả hồi quy có ý nghĩa thống kê với R2 đạt trên 80%, điều này cho thấy có mối liên hệ thống kê khá chặt chẽ giữa đô la hóa tiền gửi và kim ngạch nhập khẩu nói cách khác nhiều tổ chức có khuynh hướng giữ ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi để phục vụ nhu cầu nhập khẩu.

Kết quả hồi quy cũng cho thấy: Khi lượng nhập khẩu tăng 1 USD thì đô la hóa tiền gửi tăng 0.27 USD. Như vậy một lượng ngoại tệ lớn được huy động hoặc giữ trên tài khoản tiền gửi để phục vụ nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu 1579 thực trạng đô la hóa ở VN và ảnh hưởng cuả nó tới hiệu quả chính sách tiền tệ luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w