Hoạt động của các tổchức tín dụng trên địa bàn tỉnhThanh Hóa

Một phần của tài liệu 119 công tác thanh tra trực tiếp đối với các tổ chức tín dụng tại NH nhà nước VN chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ (Trang 55 - 62)

- 11 Chi nhánh Tổ chức tín dụng (TCTD) Nhà nước cấp I gồm: Chi nhánh NHTMCP Đầu tư và Phát triển (3), Ngân hàng Phát triển (1), NHNo&PTNT Việt Nam (1) trong đó có 30 chi nhánh ngân hàng huyện, thị, thành phố trực thuộc, NHTMCP Công thương (3), NHTMCP Ngoại thương (1), NHCSXH (1) trong đó 26 Phòng giao dịch huyện, thị trực thuộc; NHTM TNHH MTV Đại Dương (1).

- 16 Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NHTMCP) cấp I gồm: Chi

nhánh NHTMCP Bắc Á, NHTMCP Sài gòn Thương tín (Sacombank), NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), NHTMCP Quốc Tế (VIB), NHTMCP Á Châu (ACB), NHTMCP Kỹ Thương (Techcombank), NHTMCP Quân Đội (MB), NHTMCP Hàng Hải (MSB), NHTMCP Liên Việt, NHTMCP Đông Nam Á (SeaBank), NHTMCP Sài gòn Hà Nội (SHB), NHTMCP Phương Đông (OCB), NHTMCP Đại Chúng Việt Nam (PvcomBank); NHTMCP Phát Triển Nhà TPHCM (HDBank), Tienphongbank, NHTMCP An Bình.

- 02 Tổ chức Tài chính vi mô: Tổ chức Tài chính vi mô TNHH Thanh Hóa và Chi nhánh Tổ chức Tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương;

- 01 Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã;

- 67 Quỹ tín dụng nhân dân (QTD);

- 01 Phòng Giao dịch Công ty Kiều hối Đông Á.

Với chức năng nhiệm vụ là giám sát thường xuyên, thanh tra trực tiếp về tổ chức và hoạt động đối với các TCTD. Số lượng các TCTD ngày càng nhiều với quy

mô hoạt động ngày càng lớn, mạng lưới trải khắp 27 huyện, thị, thành phố trong đó

có 11 huyện miền núi. Số lượng đối tượng thanh tra ngày càng tăng, hoạt động nghiệp vụ của các TCTD ngày càng đa dạng, phong phú, do vậy yêu cầu đặt ra đối với công tác Thanh tra, giám sát Ngân hàng ngày càng cao.

Một số chỉ tiêu hoạt động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Nguồn vốn huy động

(tỷ đồng)_____________ 1 34.08 41.348 7 50.37 62.212 3 72.53

Tăng/giảm so với năm trước (%)____________

19,9

% % 21,3 21,8% % 23,5 % 16,6

Dư nợ (tỷ đồng) 45.69

0 53.273 2 63.90 78.711 0 91.95

Tăng/giảm so với năm trước (%)____________

13,2

% % 16,6 20,0% % 23,2 % 16,8

Nợ xấu (tỷ đồng) 1.46

8 798 790“ 1.934 1.266

Tăng/giảm so với năm trước (%)____________ 18,2 % - 45,6% -1,0% 144,8 % -34,5% Tỷ lệ nợ xấu (%) 3,2 % % 1,5 1,2% 2,5% % 1,38

46

Tổng tài sản của các TCTD trên địa bàn tỉnh tính đến 31/12/2017 đạt 96.719 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2016 và tăng 107,2% so với năm 2013. Trong đó, hoạt động đầu tư tín dụng chiếm 94,8% tổng tài sản, còn lại chủ yếu ở dạng tiền mặt, tài sản cố định và tài sản có khác.

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản

■ Tổng tài sản

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn của các Tổ chức tín dụng

Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn huy động

80000.0 70000.0 60000.0 50000.0 40000.0 30000.0 20000.0 10000.0 .0

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 M Huy động vốn (tỷ đồng)

Vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh tính đến 31/12/2017 đạt 72.533 tỷ đồng, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2016 và tăng 112,8% so với năm 2013.

Hầu hết các TCTD trên địa bàn đều tăng trưởng về huy động vốn. Trong đó, nguồn vốn huy động của khối NHTMNN đạt 45.010 tỷ đồng, chiếm 64%; khối NHTMCP đạt 21.760 tỷ đồng, chiếm 30%; NHCSXH, Ngân hàng Hợp tác

xã và Hệ thống QTDND cơ sở đạt 5.763 tỷ đồng, chiếm 7,9% tổng nguồn vốn huy động.

Nguồn vốn huy động bằng VND đạt 70.544 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 97,5% tổng nguồn vốn huy động, tăng 10.884 tỷ đồng (tăng 18,2%) so với đầu năm.Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 1.837 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,5%

tổng nguồn vốn huy động, tăng 87 tỷ đồng (tăng 5%) so với đầu năm.

2.1.3.2. Tình hình hoạt động tín dụng của các Tổ chức tín dụng Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng 100000.0 90000.0 80000.0 70000.0 60000.0 50000.0 40000.0 30000.0 20000.0 10000.0 .0

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

M Dư nợ (tỷ đồng)

48

Số lượng TCTD trên địa bàn ngày càng phát triển, quy mô tín dụng cũng được mở rộng với đa dạng các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người dân trong tỉnh. Tổng dư nợ cấp tín dụng có sự tăng trưởng qua các năm.Trên cơ sở cân đối nguồn vốn huy động, vốn điều chuyển giữa các chi nhánh vàcăn cứ chỉ tiêu kế hoạch tăng tưởng tín dụng, nên các TCTD điều chỉnh tỷ trọng tín dụng phù hợp.

Tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2017 đạt 91.950 tỷ đồng, tăng 13.239 tỷ đồng (tăng 16,8%) so với cùng kỳ năm 2016 và tăng 46.250 tỷ đồng (tăng 101,2%) so với cùng kỳ năm 2013. Dư nợ của khối NHTMNN đạt 59.445 tỷ đồng, chiếm 65,8% thị phần tín dụng; dư nợ của khối NHTMCP 16.371 tỷ đồng, chiếm 18,1% thị phần tín dụng; dư nợ NHCSXH là 8.223 tỷ đồng, chiếm 9,1% thị phần tín dụng; Dư nợ của Tổ chức tài chính vi mô 438 tỷ đồng, chiếm 0,5% thị phần tín dụng; dư nợ của Ngân hàng Hợp tác xã, hệ thống QTDND cơ sở đạt 5.928 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 6,5% thị phần tín dụng.

Dư nợ ngắn hạn đạt 43.296 tỷ đồng, chiếm 47,9% tổng dư nợ; dư nợ trung hạn đạt 47.109 tỷ đồng, chiếm 52,1% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay bằng VND đạt 89.662 tỷ đồng, chiếm 99,2% tổng dư nợ; Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ đạt 743 tỷ đồng, chiếm 0,8% tổng dư nợ.

Tỷ lệ cấp tín dụng/huy động vốn luôn rất cao: năm 2013 là 134%, năm 2014 là 129%, năm 2015, năm 2016 và 2017 là 127%. Tỷ lệ này tuy đã có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức rất cao, nguồn vốn huy động tại chỗ không đáp ứng được nhu vốn của tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

2.1.3.3. Tình hình chất lượng tín dụng của các Tổ chức tín dụng

Đây là một chỉ tiêu chủ yếu đánh giá chất lượng tín dụng của các TCTD. Qua thống kê, nợ xấu của các TCTD trên địa bàn biến động liên tục.

Biểu đồ 2.4: Nợ xấu

Nguồn: Số liệu báo cáo giám sát các năm - NHNN chi nhánh Thanh Hóa

Nợ xấu của các TCTD trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ở mức cao trong năm 2013 (3,2% tổng dư nợ). Sang năm 2014, do tích cực thực hiện các biện pháp xử lý nợ nên nợ xấu đã giảm đáng kể: năm 2014, nợ xấu ở mức 798 tỷ đồng (chiếm 1,5% tổng dư nợ), giảm 45,6% so với năm 2013 và sang năm 2015, nợ xấu giảm xuống còn 790 tỷ đồng (chiếm 1,2% tổng dư nợ), giảm 1% so với năm 2014. Sang năm 2016, nợ xấu có xu hướng tăng mạnh trở lại ở mức 1.934 tỷ đồng (chiếm 2,5% tổng dư nợ), tăng 145% so với năm 2015 cho thấy chất lượng tín dụng của các TCTD trên địa bàn đang có dấu hiệu xấu đi. Nguyên nhân là do nợ xấu từ các dự án của Ngân hàng Phát triển (1.379 tỷ đồng), chủ yếu là nợ có khả năng mất vốn, tăng mạnh vào cuối năm 2016 đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của toàn địa bàn. Năm 2017, với các biện pháp xử lý nợ xấu, nợ xấu có xu hướng giảm xuống, chiếm tỷ lệ 1,38% tổng dư nợ.

50

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA TRỰC TIẾP ĐỐI VỚICÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI

Một phần của tài liệu 119 công tác thanh tra trực tiếp đối với các tổ chức tín dụng tại NH nhà nước VN chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w