Kết hợp có hiệu quả giữa giám sát từ xa và thanhtra trực tiếp Quan tâm

Một phần của tài liệu 119 công tác thanh tra trực tiếp đối với các tổ chức tín dụng tại NH nhà nước VN chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ (Trang 108 - 110)

Quan tâm nâng cao chất lượng công tác giám sát từ xa

Hoạt động thanh tra tại chỗ thực sự có hiệu quả khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa giám sát từ xa và thanh tra trực tiếp. Trong đó, nguồn thông tin từ giám sát được sử dụng như một phương tiện đầu tiên cảnh báo trước, từ đó góp phần sử dụng có hiệu quả hơn nguồn nhân lực thanh tra, lựa chọn đúng đối tượng cần thanh tra và nội dung cần thanh tra.

Giám sát là một phương pháp mà Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa áp dụng để kiểm soát hoạt động của TCTD, là công cụ hữu hiệu nhằm phát hiện, phòng ngừa các rủi ro, nguy cơ, dấu hiệu vi phạm, xu hướng, diễn biến bất lợi để có thể cảnh báo, ngăn chặn, xử lý kịp thời. Trên cơ sở sản

phẩm của hoạt động giám sátsẽ xác định được cần tập trung thanh tra vào TCTD nào, xác định trọng tâm, trọng điểm để thực hiện thanh tra trực tiếp.Có tác dụng định hướng cuộc thanh tra.

Thanh tra trên cơ sở kết quả giám sát, tập trung làm rõ những vấn đề nội tại của TCTD được phát hiện qua giám sát, từ đó có những kiến nghị, yêu cầu, xử lý đối với TCTD khi phát hiện vi phạm trong quá trình thanh tra. Ngược lại, những thông tin (định tính, định lượng) từ kết quả thanh tra là rất cần thiết cho bộ phận giám sát trong việc xây dựng, phát triển kế hoạch, chiến lược giám sát trong tương lai (gồm mục tiêu, nguyên tắc, phương thức giám sát....).

Công tác giám sát từ xa đã và đang được thực hiện tại Thanh tra giám sát NHNN chi nhánh Thanh Hóa, tuy nhiên, k ết quả giám sát chưa đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác thanh tra trực tiếp. Thanh tra trực tiếp hầu như chưa sử dụng nhiều đến kết quả giám sát của bộ phận giám sát. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng hoạt động giám sát chưa đạt hiệu quả do:Hoạt động giám sát từ xa của chi nhánh chủ yếu là giám sát tuân thủ và chỉ dừng lại ở một số chỉ tiêu quy định về an toàn hoạt động của TCTD;chưa hoàn toàn tuân thủ 29 nguyên tắc giám sát của Basel;Chưa có hạ tầng công nghệ kỹ thuật đồng bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập, lưu trữ dữ liệu giám sát;chưa có phần mềm hỗ trợ trong việc tính toán các thông số, chỉ số cũng như đánh giá, dự báo các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính và các chỉ số đánh giá tình hình hoạt động nhằm hướng tới đánh giá và giám sát rủi ro; cán bộ giám sát phải tham gia công tác thanh tra trực tiếp nên việc giám sát không được thường xuyên, kịp thời.

Việc nâng cao chất lượng giám sát trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Triển khai, thực hiện tốt công tác giám sát theo quy định tại Thông tư 08/2017/TT-NHNN ngày 01/8/2017. Muốn vậy, cần chuyên môn hóa trong hoạt động thanh tra, giám sát tại Chi nhánh, bố trí nguồn nhân lực chất lượng

95

cao chuyên trách công tác giám sát.

Nhận thức được vị trí, vai trò của công tác giám sát từ xa và thanh tra trực tiếp, cần thực hiện kết hợp cả hai phương thức này tạo ra hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý các TCTD.

3.2.3. Tăng cường nguồn nhân lực và nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra, đào tạo kỹ năng phân tích, nhận định, xử

Một phần của tài liệu 119 công tác thanh tra trực tiếp đối với các tổ chức tín dụng tại NH nhà nước VN chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w