NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH THANH HÓA
3.2.1. Kết hợp thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra trên cơ sở rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng
Hiện tại, với thanh tra tuân thủ, chúng ta đã phần nào thực hiện theo một quy trình gần giống như thanh tra trên cơ sở rủi ro, chỉ khác là chưa chú trọng đến tính liên tục cũng như chưa tập trung vào phân tích rủi ro như quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro.
Có thể nói, điểm khác biệt nổi bật nhất của quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro với quy trình thanh tra tuân thủ là việc ưu tiên các mối quan tâm thanh tra và điều chỉnh các hoạt động thanh tra giám sát hướng vào các TCTD có rủi ro tổng thể lớn nhất trong toàn bộ hệ thống TCTD một cách kịp thời và hiệu quả. Ở mức độ từng TCTD, thanh tra trên cơ sở rủi ro cho phép các thanh tra viên hướng các hoạt động thanh tra trực tiếp vào các lĩnh vực có rủi ro lớn nhất của mỗi TCTD.
Thanh tra trên cơ sở rủi ro là việc đánh giá TCTD trên các mặt như mức độ và xu hướng của rủi ro; hiệu quả của quy trình quản lý rủi ro và khả năng tài chính của TCTD để chống đỡ các rủi ro có thể xảy ra. Trong khi đó, thanh tra tuân thủ chủ yếu tập trung vào việc phát hiện các vi phạm pháp luật thực tế đã xảy ra và tập trung xử lý.
80
Thanh tra tuân thủ không đánh giá được đầy đủ mức độ rủi ro, một đặc trưng gắn liền với hoạt động của TCTD. Thanh tra trên cơ sở rủi ro đánh giá tốt hơn về rủi ro thông qua việc tách bạch mức độ rủi ro và hệ thống quản trị rủi ro; tập trung tốt hơn vào việc phát hiện sớm rủi ro mới xuất hiện tại từng TCTD cũng như toàn hệ thống; sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn thông qua việc tập trung vào các lĩnh vực chứa đựng rủi ro cao, thanh tra trực tiếp sẽ mất ít thời gian hơn tại TCTD. Khi thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro, Thanh tra NHNN có khả năng đánh giá tốt hơn năng lực quản lý của TCTD, tính chất phức tạp của hoạt động kinh doanh và những rủi ro mà TCTD gặp phải; tập trung tối đa nguồn lực để giải quyết các lĩnh vực có rủi ro cao nhất, làm lành mạnh hoá hoạt động của TCTD, góp phần ổn định hệ thống các TCTD.
Vậy thanh tra trên cơ sở rủi ro là gì? Luận văn sẽ trình bày một cách tổng quát những nội dung liên quan đến phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro.
a. Rủi ro và quản lý rủi ro của TCTD: * Rủi ro:
- Khái niệm:Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất làm giảm tỷ lệ an toàn
vốn, thu nhập, vốn chủ sở hữu hoặc hạn chế khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của TCTD.
Nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh ngân hàng là chấp nhận và quản lý rủi ro. Hoạt động ngân hàng có nhi ều loại rủi ro và các loại rủi ro phải được TCTD tính đến trong chiến lược kinh doanh của mình và cần được hiểu thấu đáo, được đo lường, được kiểm soát và nằm trong phạm vi khả năng sẵn sàng ứng phó với những bất lợi có thể chấp nhận được của TCTD.
- Các loại rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng, gồm:
+ Rủi ro trụ cột I của Basell II - hệ số CAR: Rủi ro tín dụng; rủi ro thị trường; rủi ro hoạt động. Rủi ro còn lại của trụ cột I: rủi ro thanh khoản; rủi ro liên quan tới các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng.
+ Rủi ro trụ cột II của Basell II: Rủi ro tập trung, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng.
Ngoài ra, còn có rủi ro vĩ mô đối với ngân hàng và cơ quan quản lý: rủi ro lan truyền, rủi ro phản chu kỳ (counter cyclical risk).
* Quản lý rủi ro của TCTD:
** Các yếu tố quản lý rủi ro:
- Thứ nhất, nhận dạng rủi ro:
Nhận dạng rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng có nghĩa là nhận biết và phân loại rủi ro, bản chất và đặc điểm của các hoạt động theo mức độ không chắc chắn có trong mỗi hoạt động.
Trước khi tiến hành quản lý rủi ro, rủi ro cần phải được nhận dạng. Nhiệm vụ này do HĐQT, ban điều hành, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập thực hiện và trong một TCTD lớn, nhiệm vụ này được thực hiện bởi các bộ phận quản lý rủi ro.
- Thứ hai, đo lường và đánh giá rủi ro:
Rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng có nghĩa là xác định, đánh giá và lượng hóa các rủi ro đã được nhận dạng.
Các phương pháp đo lường rủi ro bao gồm đo lường giá trị danh nghĩa; tính theo phần trăm của tổng (vốn, tài sản có, tiền gửi ...), theo độ biến động; khả năng tổn thất, hoặc kết hợp các yếu tố này.
Đo lường và đánh giá rủi ro cho phép HĐQT thiết lập các chính sách đối với các hoạt động có rủi ro của TCTD, từ đó ban hành các quy trình quản lý rủi ro thống nhất trong toàn hệ thống TCTD.
Thứ ba, giám sát và báo cáo rủi ro
Các rủi ro phải được đo lường, đánh giá và xem xét định kỳ để hiểu một cách thấu đáo về cách nhận biết rủi ro đang được sử dụng và để có được dự đoán tốt hơn về số tiền và hậu quả của các hoạt động và các trạng
82
thái rủi ro trong tương lai.
Hệ thống thông tin quản lý bao gồm tất cả các báo cáo được lập và được TCTD sử dụng. Nhiệm vụ giám sát yêu cầu HĐQT và Ban điều hành phải xem xét hệ thống thông tin quản lý ở cấp tổng quát nhất để xác định xem các chính sách và chiến lược có được tuân thủ hay không?
- Thứ tư, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng được kiểm soát dựa trên việc sử dụng một cách thận trọng 03 yếu tố đầu tiên (nhận dạng rủi ro; đo lường và đánh giá rủi ro; giám sát và báo cáo rủi ro).
HĐQT và ban điều hành tiến hành từng bước để giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi có thể có của các loại rủi ro mà TCTD gặp phải. Việc này được tiến hành thông qua quan điểm chỉ đạo và xem xét định kỳ các chiến lược, chính sách, các gi ới hạn, các quy trình, thủ tục đã được thiết lập đầy đủ tại các cấp trong hệ thống tổ chức; sử dụng các chuyên gia khi cần thiết; Giám sát thường xuyên hệ thống thông tin quản lý và thực hiện một hệ thống kiểm soát nội bộ toàn diện.
Hệ thống kiểm soát nội bộ được ban điều hành thiết lập thông qua các quy trình hoạt động để đảm bảo các giao dịch được hạch toán đầy đủ, đảm bảo các giao dịch có rủi ro được xem xét thích hợp và đảm bảo chắc chắn rằng chính sách và chiến lược do HĐQT thiết lập được tôn trọng. Bộ phận kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập để kiểm tra hiệu lực của các chính sách, quy trình, hệ thống kế toán, hệ thống thông tin quản lý và kiểm soát nội bộ của TCTD.
** Quy trình quản lý rủi ro trong TCTD:
Khi xem xét chất lượng quản lý rủi ro tại các TCTD như một phần của việc đánh giá chất lượng quản lý chung, thanh tra viên trước tiên nên quan tâm đến các phát hiện liên quan đến các quy trình sau đây của một hệ thống quản lý rủi ro lành mạnh:
- Có đầy đủ các chính sách, quy trình và các h ạn mức;
- Có đầy đủ hệ thống đo lường, giám sát rủi ro và hệ thống thông tin quản lý;
- Thiết lập các thủ tục kiểm soát nội bộ; có bộ máy kiểm toán nội bộ độc lập với ban giám đốc và quy trình kiểm toán nội bộ hoàn chỉnh, hữu hiệu.
b. Quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro: Bước 1: Hiểu về Tổ chức tín dụng:
Bước này xuất phát từ Nguyên tắc cơ bản 19 - Phương pháp giám sát của ủy ban Basel “Một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả đòi hỏi các
giám sát viên phải phát triển và duy trì hiểu biết về hoạt động của từng ngân hàng cũng như các tập đoàn ngân hàng và toàn bộ hệ thống TCTD, tập trung vào sự an toàn, hiệu quả, ổn định của hệ thống TCTD".
Người được giao nhiệm vụ lập bản Tình hình và chiến lược của TCTD phải hiểu và tóm lược các thông tin về quy mô, sở hữu, lãnh đạo, hoạt động kinh doanh và địa điểm kinh doanh, kết quả thanh tra trước đây và tình hình hiện tại.
Ngoài ra, người lập phải đánh giá các lĩnh vực có rủi ro lớn nhất của TCTD và đề xuất chiến lược thanh tra để tóm lược các vấn đề và lĩnh vực cần phải được thanh tra tại chỗ. Bằng cách tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro lớn, thanh tra viên có thể giám sát mỗi TCTD cũng như toàn hệ thống TCTD một cách hiệu quả hơn. Tình hình và Chiến lược là một tài liệu được thiết kế để tóm lược những thông tin quan trọng nhất về mỗi TCTD như: Thông tin chung và cơ cấu của TCTD; Kết quả cuộc thanh tra trước; Kết quả tình hình hiện tại; các rủi ro chính; đề xuất chiến lược thanh tra. Các dữ liệu được thu thập thông qua giám sát từ xa; Gặp bộ phận Khiếu nại và Tố cáo và thu thập thông tin về khiếu nại đối với TCTD cũng như tố cáo từ NHNN..
Tài sản có Loại rủi ro Tín dụng Thị trường Than h khoản Hoạt động Danh tiếng Chiế n lược Tuân thủ Lãi suất Giá Ngoại hối Xử lý tiền mặt (x) x x Ngân hàng đại lý x ~(x)~ x x x x 84
về mặt mạnh, mặt yếu của TCTD, các lĩnh vực rủi ro chủ yếu dựa trên tình
hình và kết quả hoạt động, các vấn đề cần luu tâm của kiểm toán viên, lãnh
đạo NHNN, giám sát từ xa hay của thanh tra viên.Chính sách phải nêu rõ và ngắn gọn các lĩnh vực rủi ro cần đuợc kiểm tra (cái gì) và thời gian cần tiến hành thanh tra (khi nào).
Lập ma trận rủi ro: Ma trận rủi ro là một công cụ đuợc thiết kế để hỗ trợ thanh tra viên xác định lĩnh vực rủi ro lớn nhất của từng TCTD. Ma trận này phải đuợc hoàn thiện và đính kèm vào bản tình hình và chiến luợc của TCTD để bổ sung cho các rủi ro chính.
+ Các hoạt động có rủi ro chủ yếu: Bắt đầu bằng bảng cân đối quý gần nhất, thanh tra viên xác định các hạng mục tài sản có, tài sản nợ và các khoản mục ngoại bảng quan trọng. Liệt kê mỗi loại và điền số vào cột bên cạnh.
+ Khối luợng hay tỷ trọng (% so với tổng tài sản hay vốn): Tỷ trọng và số tiền của các hạng mục đuợc xem xét qua việc tính tỷ lệ phần trăm của mỗi hạng mục so với tổng tài sản hay vốn hoặc cả tổng tài sản và vốn. Chỉ những hoạt động quan trọng hay trạng thái lớn mới đuợc đua vào ma trận. Ví dụ nguỡng là 5% vốn để làm tiêu chí cho số tiền đuợc đua vào ma trận, số tiền thấp hơn nguỡng này không đuợc đua vào ma trận.
+ Lĩnh vực rủi ro cố hữu (cao, trung bình, thấp): Rủi ro cố hữu của mỗi loại tài sản có, tài sản nợ, hạng mục ngoại bảng đuợc xem xét bởi loại rủi ro. Bảng duới đây cung cấp danh mục tài sản có, tài sản nợ, các khoản mục ngoại bảng, dịch vụ khách hàng và các hoạt động quản lý thuờng thấy ở TCTD. Các mức độ cao, trung bình, thấp đuợc sử dụng cho mỗi loại rủi ro. Những rủi ro đề cập đến trong bảng này chỉ mang tính chất gợi ý.
85
Đầu tư - nắm giữ cổ phần
không kinh doanh x x (x) x x x x
Đầu tư - kinh doanh x x x
J x x x x
Cho vay - Bán lẻ trong nước
(cả thẻ TD) x x x x x x
Cho vay bằng ngoại tệ (hoặc
với điều khoản ngoại tệ) x x x x x x x
Cho vay thương mại x x J x x x x
Cho vay tài trợ xuất nhập
khẩu x x (x) x x x x
Cho vay - chiết khấu x x <x> x x x x
Cho vay - hồ sơ x (x) x x x
Cho vay bất động sản thương
mại
x x (x) x x x
Cho vay - mua nhà x x
EXE x x x
Tài sản nợ và nguồn vốn
Nhận tiền gửi các loại x <x> x x x
Đi vay - các loại x x (x) x x x x x
Swaps và phái sinh x ~(x
)~ x (x) x x x x x
Vốn
Hoạt động ngoại bảng
Bảo lãnh x x (x) x x x
Cam kết x x (x) x x x
Hedging x x x (x) x x x x x
Dịch vụ khách hàng khác
Thanh toán/chuyển tiền x (x) x x x
Dịch vụ tủ an toàn x x Dịch vụ ngoại tệ x x x Dịch vụ môi giới chứng khoán x (x) x x x x x Hoạt động quản lý khác Lập kế hoạch và chỉ tiêu x x x
Tuyển dụng/đào tạo/quản lý
hiệu quả lao động x x x x x x x
Quản lý TSN/TSC x x (x) x x x x
Vận chuyển tài liệu và tiền x x
Sở hữu và bán tài sản thế
chấp x (x) x x x x x
Hoạt động thẻ ngân hàng
(không thanh toán) x x x
Chuẩn bị đối phó với trường
hợp khẩn cấp x x x
Hoạt động hỗ trợ hệ thống
IT x x x x x x x x
Hoạt động quan hệ công
chúng x x x
. Có rủi ro nếu bằng ngoại tệ (x) . Có thể có rủi ro
Nguồn: Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro, NHNN Việt Nam
87
được thiết kế để tăng cường nhận thức của NHNN về quy trình quản lý rủi ro của mỗi TCTD liên quan đến mỗi hoạt động chứa đựng rủi ro cao đã được nhận diện. Phần này đòi hỏi thanh tra viên phải hiểu rõ quy trình quản lý rủi ro của mỗi TCTD. Đây có thể là một nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt là nếu trước đây chưa có một cuộc thanh tra trên cơ sở rủi ro nào được tiến hành.
+ Giám sát của HĐQT: Là nói về mức độ đầy đủ của quản trị doanh nghiệp, hướng dẫn của HĐQT thông qua văn bản về chiến lược đối với mỗi hoạt động chứa đựng rủi ro, chất lượng và sự hoàn thiện của thông tin báo cáo lên HĐQT và sự tham gia của các thành viên HĐQT trong các cuộc họp. Giám sát của HĐQT được xem xét liên tục trong mỗi mục thanh tra tại chỗ về mỗi loại rủi ro
+ Chính sách, thủ tục và hạn mức: Liên quan đến việc ban hành các chính sách và thủ tục bằng văn bản cụ thể đối với hoạt động chứa đựng rủi ro, các hạn mức phù hợp để đảm bảo rằng các quyết định rủi ro phù hợp với hướng dẫn trong chính sách, phổ biến các chính sách và thủ tục đến tất cả các nhân viên tham gia vào hoạt động chứa đựng rủi ro và những nhân viên này phải tuân theo các chính sách và thủ tục đó.
+ Hệ thống MIS: hệ thống MIS nói đến các hệ thống báo cáo TCTD sử dụng để giám sát các bộ phận chức năng chứa đựng rủi ro. Các hệ thống báo cáo phải toàn diện, đầy đủ, kịp thời và phải được phân bổ đến các cán bộ và nhân viên của TCTD là những người có trình độ chuyên môn và có thẩm quyền giám sát rủi ro.
+ Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ: Kiểm soát nội bộ liên quan đến các quy trình được gắn trong các chính sách và th ủ tục của TCTD đảm bảo cho việc phê duyệt và kiểm tra các giao dịch trước khi chúng được đưa vào sổ và hoàn thành. Kiểm toán nội bộ đề cập đến chức năng rà soát chịu trách nhiệm đánh giá xem liệu các giao dịch đã được hoàn thiện có tuân thủ
các chính sách và thủ tục hay không. Khi TCTD thực hiện các chức năng kiểm toán nội bộ qua việc rà soát các lĩnh vực hoạt động có rủi ro cao, thanh tra viên có thể rà soát các phương pháp kiểm toán nội bộ, các phát hiện và các phản hồi của ban điều hành. Nếu nội dung, phạm vi và kết quả kiểm toán nội bộ là đầy đủ và hiệu quả, các thanh tra viên có thể dựa trên kết quản kiểm toán nội bộ để giảm các hoạt động tại chỗ cần thiết để đánh giá TCTD.
Lần đầu tiên khi mục quản lý rủi ro được hoàn thiện, mục này phải dựa trên hiểu biết về TCTD của NHNN, các báo cáo cáo thanh tra tại chỗ trước đây và kiến thức, kinh nghiệm của bản thân thanh tra viên về quy trình quản lý rủi ro của TCTD. Ma trận cần phải được cập nhật sau khi hoàn tất thanh tra tại chỗ, khi đó mục quản lý rủi ro sẽ dễ hoàn thiện hơn
(Xem phụ lục - Mâu ma trận rủi ro của TCTD) - Thanh tra viên cần đánh giá:
+ Xu hướng rủi ro (tăng, giảm, ổn định): Nếu trước đây chưa lập ma trận rủi ro nào thì việc so sánh tỷ trọng các hạng mục của tài sản có, tài sản nợ và các khoản mục ngoại bảng trong vài kỳ là rất hữu ích nhằm hiểu rõ tỷ