3.3.1. Đề xuất với Chính phủ
- Một là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng.
Một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với thực tiễn sẽ tạo tiền đề nâng cao chất lượng của công tác thanh tra. Cần xây dựng đầy đủ khung pháp lý, song hành với xây dựng cơ sở hạ tầng quản trị rủi ro đồng bộ tại các TCTD, cùng bộ công cụ hỗ trợ hoạt động thanh tra, giám sát liên tục dành riêng cho NHNN.
Luật Thanh tra. Tuy nhiên, Luật Thanh tra chỉ quy định về thanh tra việc chấp
hành các quy định, chính sách pháp luật của Nhà nuớc (thanh tra tuân thủ) và
điều chỉnh cho thanh tra tất cả các bộ ngành, chua có quy định về phương pháp thanh tra mang tính dự báo và cảnh báo sớm (thanh tra trên cơ sở rủi ro).Bên cạnh đó, các cẩm nang về thanh tra chưa được hoàn thiện như sổ tay
thanh tra, quy chế về quản trị rủi ro tối thiểu.
Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ để điều chỉnh đối với đặc thù của mỗi loại hình TCTD và còn chưa hoàn toàn phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Ngoài ra, trong việc xây dựng văn bản Luật, cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề bảo vệ người làm công tác thanh tra. Hiện nay, một số vi phạm tại TCTD không được phát hiện do sự tinh vi, thủ đoạn của đối tượng thanh tra, dẫn đến sự mất an toàn của TCTD, tuy nhiên, cán bộ thanh tra phải chịu trách nhiệm rất lớn và chịu sự xử lý của cơ quan có thẩm quyền, đã phần nào gây ra tâm lý hoang mang, không muốn làm thanh tra. Cho nên, vấn đề bảo vệ người người làm công tác thanh tra là rất quan trọng và cần thiết.
- Thứ hai, xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra, giám sát với
các cơ quan chức năng có liên quan trong việc cung cấp, trao đổi thông tin và hỗ trợ chéo trong lĩnh vực Tài chính-Ngân hàng.
Trong Luật thanh tra, Luật NHNN có quy định trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra với cơ quan, tổ chức hữu quan. Tuy nhiên, chưa có cơ chế phối hợp rõ ràng nên thực tế công tác phối hợp chưa đạt hiệu quả. Đòi hỏi cần có một cơ chế đầy đủ để làm cơ sở thực hiện nhằm tăng cường sự phối hợp công tác, chia sẻ thông tin giữa NHNN và các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.
101
Thanh tra, giám sát ngân hàng.Mặc dù mô hình TTGS thuộc NHNN hiện nay ở Việt nam đang rất phù hợp, đảm bảo quản lý hiệu quả các TCTD. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số hạn chế nhất định nhuNHTW vừa ban hành vănbản vừa thanh tra, giám sát nên sẽ có hạn chế về tính khách quan, vấn đề minh bạch hóa thông tin cũng như sự chia sẻ thông tin sẽ hạn chế; việc không độc lập trong chỉ đạo, điều hành để có sự giám sát chéo nhằm đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật.Do đó, đòi hỏi cần tiếp tục hoàn thiện phù hợp với thực tiễn và xu thế hội nhập như hiện nay.
3.3.2. Đề xuất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thứ nhất, hoàn thiện các điều kiện đáp ứng cho một hệ thống giám sát
có hiệu quả tại Chi nhánh.
Thực tiễn công tác giám sát các TCTD cho thấy, để nắm bắt được thường xuyên thực trạng hoạt động của các TCTD, đặc biệt là tình hình tài chính, các yếu tố dẫn đến rủi ro gây mất an toàn hệ thống; xử lý kịp thời những vấn đề nghiêm trọng xảy ra, tránh lây lan dây chuyền, gây rối loạn cho nền kinh tế, cần phải có: (i) một bộ máy tổ chức tối ưu, (ii) quy trình giám sát hiệu quả, (iii) phương pháp giám sát, công cụ giám sát phù hợp và (iv) hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.
Hiện nay, NHNN đã ban hành Thông tư 08/2017/TT-NHNN ngày 01/8/2017 và Sổ tay giám sát ngân hàng phát hành ngày 15/10/2017, là cơ sở để thực hiện công tác giám sát ngân hàng hiệu quả. Tuy nhiên, việc áp dụng vào thực tiễn Chi nhánh chưa đạt hiệu quả do trình độ tiếp cận của CB giám sát;phương tiện kỹ thuật lạc hậu để có thể xây dựng cơ sở thông tin đầy đủ, kịp thời; chưa cóchương trình phần mềm ứng dụng hiện đại đáp ứng yêu cầu xử lý các thông tin tiếp nhận từ các TCTD theo chuẩn mựchệ thống tiêu chí giám sát và các công cụ giám sát giúp cảnh báo sớm rủi ro như mô hình dự
báo tài chính (FPM), kiểm tra sức chịu đựng (Stress-testing), đo lường - đánh giá hiệu quả hoạt động (DEA). Việc đầu tư cơ sở hạ tầng và ứng dụng phần mềm, công cụ trong giám sát ngân hàng cần được đầu tư đầy đủ.
Thứ hai, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên nghiệp
và đảm bảo số lượng.
- NHNN cần rà soát chức năng, nhiệm vụ và xây dựng tiêu chuẩn, yêu cầu của từng vị trí công tác.
- Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, đặc biệt đối với công chức thanh tra. Xây dựng chế độ, chính sách thu hút nhân tài nhằm tuyển dụng được nguồn nhân lực có chất lượng cao, có kinh nghiệm thực tiễn, có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Ưu tiên tuyển dụng cán bộ nam làm công tác thanh tra.
- Xây dựng quy chế sát hạch, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn ngạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cho phù hợp.
- Hàng năm xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng các lớp chuyên sâu có tính ứng dụng cao; nâng cao trình độ tin học, công nghệ, ngoại ngữ;kỹ năng tác nghiệp thanh tra, kỹ năng tham mưu kết luận và kiến nghị xử lý vi phạm được phát hiện qua thanh tra.. đảm bảo trang bị đầy đủ kiến thức thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Xây dựng đội ngũ thanh tra đảm bảo về số lượng phù hợp với từng Chi nhánh.
- Tăng nguồn kinh phí cho hoạt động thanh tra, đặc biệt kinh phí đáp ứng các điều kiện thực hiện công tác thanh tra trực tiếp.
103
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Thông qua định hướng nâng cao chất lượng công tác thanh tra và từ thực trạng hoạt động thanh tra trực tiếp của NHNN chi nhánh Thanh Hóa, Chương 3 này đã đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng công tác thanh tra trực tiếp. Có những giải pháp mang tính rộng lớn, cần sự hỗ trợ tích cự từ nhiều cơ quan, tổ chức liên quan nhưng cũng có những giải pháp ở phạm vi nhỏ mà NHNN Thanh Hóa có thể thực hiện được như: kết hợp thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra trên cơ sở rủi ro; Kết hợp có hiệu quả giữa giám sát từ xa và thanh tra trực tiếp; quan tâm nâng cao chất lượng công tác giám sát từ xa; tăng cường nguồn nhân lực và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra, đào tạo kỹ năng xử lý tốt những tình huống phức tạp, khó kết luận; nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong thanh tra; Chú trọng thanh tra hoạt động KSNB và phối hợp tốt công tác thanh tra trực tiếp với bộ phận KSNB của TCTD; Tăng cường xử lý vi phạm của TCTD sau thanh tra; Tăng cường phối hợp giữa NHNN với các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra trực tiếp; Trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại về trang thiết bị, công nghệ thông tin hỗ trợ cho hoạt động thanh tra trực tiếp đạt hiệu quả cao; Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Để thực hiện tốt các giải pháp đó cần sự hỗ trợ tích cực từ nhiều phía do đó đề tài cũng đã có những đề xuất với các cơ quan chứcnăng như Chính phủ, NHNN VN. Thực hiện tốt các giải pháp nêu trên sẽ tạo ra thay đổi lớn, góp phần nâng cao chất lượng công tác thanh tra trực tiếp tại Chi nhánh NHNN Thanh Hóa.
KẾT LUẬN
Việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng là yêu cầu tất yếu hiện nay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm đảm bảo sự an toàn và lành mạnh cho hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.
Trong luận văn, tác giả đã nêu ra những nội dung cơ bản về cơ sở lý luận của hoạt động thanh tra ngân hàng, chi tiết quy trình tiến hành một cuộc thanh tra,
nội dung công tác thanh tra, các tiêu chí, nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra
trực tiếp. Để làm rõ cơ sở lý luận, tác giả đã đưa ra thực trạng công tác thanh tra trực tiếp đối với các Tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hóa, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế. Với thực trạng tại Chi nhánh yêu cầu đặt yêu cầu phải nâng cao chất lượng công tác thanh tra trực tiếp, trong đó nhấn mạnh đến yêu cầu chuyển đổi phương pháp thanh tra từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro; việc kết hợp có hiệu quả hai phương thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ; chú trọng đến yếu tố con người - nhân tố quyết định chất lượng công tác thanh tra trực tiếp; tăng cường xử lý vi phạm sau thanh tra; đồng thời tăng cường sự phối hợp trong công tác thanh tra trực tiếp đối với cơ quan, tổ chức có liên quan, bộ phận KSNB của TCTD; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; trang bị đầy đủ các điều kiện cần thiết phục vụ công tác thanh tra.
Để thực hiện tốt được những giải pháp này, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan có thẩm quyền trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý; mô hình tổ chức thanh tra, giám sát ngân hàng; xây dựng cơ chế phối hợp giữa Thanh tra, giám sát NHNN với các cơ quan có liên quan; hoàn thiện các điều kiện đáp ứng cho một hệ thống giám sát có hiệu quả và xây dựng đội ngũ thanh tra chuyên nghiệp, đảm bảo cả về số lượng, chất lượng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010 2. Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010
3. Luật Thanh tra số 56/2010 ngày 15/11/2010
4. Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng
5. Thông tư số 36/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành ngân hàng
6. Thông tư số 08/2017/TT-NHNN ngày 01/8/2017 quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng
7. Quyết định 1692/2017/QĐ-NHNN ngày 08/8/2017 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
8. Quyết định số 1058/QĐ-TTgngày 19/7/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”.
9. Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
10. Chỉ thị 05/CT-NHNN ngày 11/10/2017 của NHNNVN về tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ tài chính.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), “Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi
ro”, Hà Nội.
12. Ngân hàng nhà nước Việt nam (2017), “Sổ tay giám sát ngân hàng”. 13. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hóa, “Báo cáo công tác thanh tra
15. Tô Ngọc Hưng (chủ biên) (2011), Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam, NXB Tài chính.
16. Bài viết “Lựa chọn mô hình giám sát NH - Kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam” của PGS. TS. Đoàn Thanh Hà; Phan Thị Thúy Diễm (2013).
17. Bài viết: "Đổi mới công tác TTGSNH và quản trị rủi rothông qua việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại", tác giả Đào Quốc Tín (2013).
18. Đề tài khoa học “Thanh tra ngân hàng với tiến trình hội nhập của hệ thống NHNN”, tác giả TS. Nguyễn Đình Tự.
19. Đề tài khoa học “Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện chiến lược tổng thể phát triển ngành ngân hàng Việt nam giai đoạn 2001-2010”, tác giả TS. Lê Xuân Nghĩa.
20. Bài viết: “Tăng cường thanh tra giám sát ngân hàng trong tình hình mới” của Phó thống đốc NHNNVN.
21. Bài viết: "Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động TTGS ngân hàng", tác giả Th.s Phạm Hà Phương (2013).
22. Bài viết: “Giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng (2013), tác giả Cấn Văn Lực. 23. Các trang website: www.sbv.gov.vn; tapchinganhang.gov.vn; thanhtra.gov.vn.
Các hoạt động rủi ro chủ yếu trọngTỷ so với tổng tài sản Tỷ trọng so với vốn cổ phần
Loại rủi ro Nhận dạng, đo lường, giám sátvà kiểm soát
Xu hướng rủi ro Rủi ro tổng hợp Tín dụng TTr TK TTh HĐ DT CL Ban QTĐH QT/CS /TT/H M MIS KS/KT NB (1) (2) (3) (4) (5) -(6F (7) Cho vay - Bất động sản thương mại - Bất động sản thế chấp bằng nhà cửa • •• PHỤ LỤC
MIS Hệ thống thông tin quản lý
h Tuân thủ KS/KTNB Kiểm soát/kiểm toán nội bộ HĐ Hoạt động
Các từ viêt tắt:
Hướng dẫn cách lâp ma trân:
Cột (1): Xác định và liệt kê các hạng mục Tài sản có, tài sản nợ và các khoản mục ngoại bảng quan trọng
Cột (2) (3): Tính tỷ lệ phần trăm của các hạng mục được xem xét qua việc tính tỷ lệ phần trăm của mỗi hạng mục so với tổng tài sản hay vốn hoặc cả tổng tài sản và vốn. Chỉ những hoạt động quan trọng hay trạng thái lớn mới được đưa vào ma trân.
Cột (4): Điềncácmức độ rủi ro C (cao), TB (trung bình), T (thấp) cho 07loại rủiro
Cột (5): Điềncácmức độ rủi ro T (tốt), Đ (đạt yêu cầu), Y (yêu) cho quy trình quản lý rủi ro của mỗi TCTD (Giám sát của ban QTĐH; QT/CS/TT/HM; MIS; KS/KTNB)
Cột (6): Điềncácmức độ Ta (tăng), G (giảm), O (ổn định) cho xuhướng rủi ro Cột (7): Điềncácmức độ rủi ro (C, TB hay T) cho rủi ro tổng hợp