Thực trạng công tácthanh tra trực tiếp đối với các Tổchức tín dụng của

Một phần của tài liệu 119 công tác thanh tra trực tiếp đối với các tổ chức tín dụng tại NH nhà nước VN chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ (Trang 62 - 79)

dụng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hóa

a. Tình hình thanh tra trực tiếp tại các TCTD

Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch thanh tra, chỉ đạo của NHNN Việt nam, cơ quan thanh tra giám sát, công tác thanh tra trực tiếp đối với TCTD tại NHNN Chi nhánh Thanh Hóa đã có những bước đột phá cả về số lượng và chất lượng cuộc thanh tra.

Đối tượng thanh tra chủ yếu là những đơn vị theo kế hoạch của Trung ương, đơn vị chưa được thanh tra, ki ểm tra trong phạm vi từ 3 năm trở về trước; những đơn vị được thanh tra năm trước nhưng có biểu hiện kém an toàn trong hoạt động được phát hiện qua giám sát; những đơn vị có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên; cho vay các dự án đầu tư lớn thuộc lĩnh vực, ngành nghề có tiềm ẩn nguy cơ rủi ro; các qu ỹ tín dụng nhân dân năm trước xếp loại 3 trở lên...

Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Trong

đó Tổng số cuộc thanhtra, kiểm tra 8 3 2 3 2 4 3 5 3 5

hàng đã tổ chức các cuộc thanh tra toàn diện, thanh tra theo chuyên đề nhu: thanh tra tổ chức và hoạt động (đối với pháp nhân); thanh tra hoạt động cấp tín dụng và đầu tu, mua trái phiếu doanh nghiệp chua niêm yết; hoạt động đầu tu tài chính, mua, đầu tu vào tài sản; chấp hành quy định về huy động vốn và lãi suất huy động vốn;hoạt động kinh doanh ngoại hối và kinh doanh vàng; thanh tra công tác tổ chức, quản trị, điều hành, kiểm tra, kiểm toán nội bộ; công tác quản lý an toàn kho quỹ; việc thực hiện phuơng án cơ cấu lại, phuơng án xử lý nợ xấu; chấp hành chỉnh sửa sau thanh tra...Nhin chung, hiệu quả của công tác thanh tra trực tiếp đuợc nâng cao rõ rệt.

Công tác thanh tra trực tiếp đã chỉ ra đuợc những tồn tại, sai phạm, từ đó tiến hành xử lý theo thẩm quyền và đua ra những yêu cầu, cảnh báo cần thiết; đồng thời phát hiện những sơ hở trong cơ chế, chính sách có liên quan để trình cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành hoặc ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm quản lý tốt các TCTD trên địa bàn. Kết quả thanh tra đã giúp đánh giá đúng thực trạng của các TCTD, tình hình thực hiện Phuơng án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu giai đoạn 2011- 2015, buớc đầu xác định một số TCTD có hoạt động yếu kém để có biện pháp giám sát, ch ỉ đạo và yêu cầu xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tuớng Chính phủ. Đồng thời, tăng cuờng xử lý nghiêm, dứt điểm các sai phạm đuợc phát hiện qua công tác thanh tra tại chỗ thông qua các hình thức nhu xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật cán bộ các TCTD, yêu cầu TCTD kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với các tập thể và cá nhân; phối hợp với các cơ quan cảnh sát điều tra để điều tra những vụ việc có dấu hiệu hình sự liên quan đến lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tại TCTD.

Theo chương trình

của NHTW 0 2 2 1 1

Phối hợp với NHNN

tỉnh, TP khác 3 0 0 1 0

Theo kế hoạch của

chi nhánh 5 3 0 3 40 1 5 2 5

Nội dung thanh

tra

Thanh tra toàn diện 7 2 9 2 8 2 2 2 9 1

Thanh tra theo chuyên đề, thanh tra đột xuất một số

yếu là thanh tra theo kế hoạch của chi nhánh đối với với các TCTD. Số cuộc thanh tra toàn diện có xu hướng giảm, số cuộc thanh tra đột xuất một số nghiệp vụ có xu hướng tăng từ năm 2015 - 2017 cho thấy Chi nhánh đang dần hướng đến thanh tra có trọng tâm, trọng điểm hơn; đặc biệt chú trọng những hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro được phát hiện qua phân tích giám sát và các kênh thông tin khác.

*Những sai phạm được phát hiện qua thanh tra trực tiếp:

Hàng năm, thanh tra giám sát NHNN chi nhánh Thanh Hóa tổ chức các cuộc thanh tratoàn diện hoặc theo từng chuyên đề, vụ việc cụ thể theo

53

kế hoạch của chi nhánh hoặc đột xuất theo chỉ đạo của Ban giám đốc, Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng.

Các sai phạm đuợc phát hiện chủ yếu qua thanh tra trực tiếp nhu:

Thứ nhất,sai phạm trong công tác quản trị, điều hành, kiểm soát:

-Hoạt động quản trị của HĐQT chua làm hết chức trách nhiệm vụ theo quy định của pháp luật nhu: không xem xét kết nạp thành viên; không ban hành đầy đủ và sửa đổi kịp thời các quy chế, quy định nội bộ theo quy định của pháp luật hiện hành về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và quy định liên quan khác, nhu quy định về giao nhận, vận chuyển, quản lý tiền và chứng từ có giá; chua quy định cụ thể về tiêu chí xác định một khách hàng và một nhóm khách hàng liên quan; chua xây dựng quy chế tài chính và chế độ chi tiêu nội bộ...; một số văn bản ban hành phần căn cứ đã hết hiệu lực, văn bản quy định nội bộ thiếu điều khoản hoặc quy định không phù h ợp với quy định của pháp luật nhung không đuợc sửa đổi, bổ sung.HĐQT quyết định một số nội dung vuợt thẩm quyền Đại hội: không

xây dựng để báo cáo xin ý kiến đại hội thành viên phuơng án tiền luơng, thù lao

công vụ cụ thể của HĐQT, BKS, Giám đốc điều hành, tỷ lệ lợi tức chi trả cho thành

viên; số luợng thành viên mời dự đại hội không đủ theo quy định.

+ Giám đốc QTD chua xây dựng quy chế điều hành để làm cơ sở thực hiện.

Chua tham muu cho HĐQT ban hành đầy đủ các quy chế hoạt động để làm cơ sở

cho điều hành. Việc thực hiện vai trò là nguời kiểm soát cuối cùng khi giải ngân

còn nhiều hạn chế. Chua quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra giám sát và

quản lý vốn vay. Giám đốc quyết định miễn giảm lãi vay; khoanh nợ không đúng quy định, nhiều khoản nợ thành viên sử dụng sai mục đích không có khả năng trả vẫn đồng ý cho gia hạn nợ; Không cuơng quyết xử lý và chỉ đạo xử lý thu hồi nợ dẫn đến tình trạng nhiều khoản nợ quá hạn lâu ngày không đuợc xử lý thu hồi; vi phạm quy chế quy trình nghiệp vụ tín dụng

trong việc thẩm định quyết định cho vay, vi phạm quy chế cho vay.

- Hiệu quả của bộ máy kiểm soát, kiểm toán nội bộ và hệ thống quản trị rủi ro còn hạn chế, chua phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời những rủi ro, vi phạm pháp luật của TCTD, nhiều vi phạm, sai phạm phát sinh trong thời gian dài nhung không đuợc phát hiện xử lý làm tăng rủi ro đạo đức, gây tổn thất cho TCTD.Ban Kiểm soát, kiểm toán nội bộ chua xây dựng Chuơng trình kế hoạch kiểm tra, kiểm toán hoạt động của QTD theo định kỳ; kết quả kiểm tra của Ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ chua phát hiện đầy đủ những sai sót trong quản trị, chỉ đạo điều hành và trong xử lý nghiệp vụ của quỹ. Ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ chua thực hiện đúng vai trò, chức năng với tu cách là bộ phận độc lập với HĐQT, BĐH; công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ còn mang tính hình thức, việc kiểm tra kiểm soát còn chung chung chỉ mang tính số liệu thống kê, không đánh giá đuợc tính đầy đủ, tính pháp lý, rủi ro trong công tác tín d ụng, công tác tài chính...; vẫn còn tình trạng thành viên BKS tham gia tr ực tiếp vào hoạt động tín dụng;

Thứ hai, sai phạm về nguồn vốn hoạt động:

Lợi dụng sơ hở trong các quy định về sở hữu thông qua việc nhờ các cá nhânkhông thuộc đối tuợng là nguời có liên quan theo quy định của pháp luật đứng tên hộ;

Đối với QTDND, việc góp vốn xác lập tu cách thành viên chua đúng quy định theo Điều lệ, Nghị quyết của đại hội, HĐQT; còn có nhiều cá nhân, tổ

chức không phải là thành viên của QTD nhung vẫn đuợc góp vốn thuờng niên. QTDND gửi tiền tại TCTD khác nhung lại đứng tên cá nhân.

Vi phạm quy trình gửi tiền, rút tiền: nguời đứng tên trên sổ tiền gửi không phải là nguời thực hiện giao dịch gửi tiền/rút tiền tại TCTD; thẻ luu không có thông tin CMND, không có chữ ký của nguời gửi tiền.

55

Thứ ba, sai về công tác tín dụng

- về hồ sơ vay vốn

Hồ sơ tín dụng không đảm bảo tính đầy đủ và tính pháp lý như: không có hồ sơ pháp lý khách hàng, (chứng minh thư, sổ hộ khẩu của khách hàng; quyết định thành lập doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng của doanh nghiệp...); pháp lý phương án/dự án không đầy đủ (không có giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đủ điều kiện). Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp không có đầy đủ chữ ký của người đồng vay vốn/ sở hữu tài sản.

- Về nguyên tắc vay vốn và điều kiện vay vốn

Khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích; khách hàng hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng vay vốn không đủ điều điện vay vốn về khả năng tài chính, phương án/dự án sản xuất, kinh doanh không hiệu quả; vốn tự có tham gia Phương án/dự án... nhưng vẫn cấp tín dụng.

- Về thẩm định và quyết định cho vay

Thẩm định hồ sơ vay vốn, năng lực tài chính thiếu chính xác; báo cáo thẩm định chưa phân tích và đánh giá khả năng trả nợ, nguồn trả nợ, hiệu quả dự án, phương án vay vốn; thẩm định xác định hạn mức tín dụng, vòn quay vốn, thời hạn cho vay, nguồn vốn tự có, vốn huy động khác chưa đủ cơ sở, thiếu chính xác; đối với QTDND cho vay vượt 5% vốn tự có đối với các đối tượng phải hạn chế cho vay, không đúng quy định tại Điều 127 Luật các TCTD năm 2010, cho vay vượt tỷ lệ hoặc vượt số tiền phê duyệt theo quy định về quy chế cho vay nội bộ của đơn vị; cho vay vượt tỷ lệ cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng là người có liên quan; cho vay vượt quyền phán quyết, đối tượng cho vay là doanh nghiệp nhưng làm hồ sơ và xét duyệt cho vay cá nhân...

- Về giải ngân vốn vay: giải ngân vốn vay khi chưa đủ điều kiện theo phê duyệt; chứng từ giải ngân không đầy đủ; giải ngân cho vay mới trả khoản vay cũ hoặc trả lãi vay;

- Về kiểm tra sử dụng vốn vay: nội dung kiểm tra sơ sài, chung chung, chưa đầy đủ, chưa kiểm tra cụ thể về sổ sách kế toán, chưa đề cập các thông tin về tình hình kinh doanh, đánh giá về dòng tiền giải ngân, dẫn đến ngân hàng không kiểm soát được việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng; có trường hợp không kiểm tra sử dụng vốn vay và không th ực hiện kiểm tra định kỳ vốn vay và tình hình khách hàng.

- Về chấp hành các quy định về bảo đảm tiền vay:

Nhận thế chấp tài sản bảo đảm không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật (Chưa chứng nhận Quyền sở hữu, như TS trên đất chưa được cấp Giấy chứng nhận nhưng vẫn dùng làm tài sản thế chấp...); không thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đối với với những tài sản bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm; việc định giá TSBĐ chưa đúng theo quy định; không có căn cứ định giá; Tài sản chưa được mua bảo hiểm đầy đủ; TSBĐ không đủ tỷ lệ theo cam kết trong hợp đồng tín dụng; không ký lại Hợp đồng thế chấp khi HĐTC đã hết hiệu lực; cho vay vượt tỷ lệ đảm bảo tiền vay theo quy định tại Quy chế cho vay của TCTD.

Thứ tư, sai về công tác kế toán tài chính; mua, đầu tư vào tài sản - về chấp hành chế độ kế toán, hạch toán kế toán

Chi phí không đúng chế độ tài chính; chứng từ kế toán không hợp pháp, hợp lệ; hạch toán sai tính chất tài khoản, sai quy định; hạch toán không đầy đủ và

kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; tạm ứng, chi tiêu không đúng quy định;

phân phối lợi nhuận trích lập quỹ không đúng quy định.

- về đầu tư, mua sắm tài sản cố định và xây dựng cơ bản

57

được quyết toán nhưng đã hạch toán nhập tài sản cố định và thực hiện trích khấu hao; khấu hao sai quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013; vi phạm quy trình về đầu tư XDCB và mua sắm tài sản cố định; TS không đủ điều kiện ghi tăng TSCĐ (không có chứng nhận quyền sở hữu; hồ sơ thanh toán mua tài sản không đảm bảo); Đầu tư TSCĐ vượt tỷ lệ quy định của Pháp luật.

Thứ năm, sai về công tác an toàn kho quỹ

Vi phạm quy trình thu, chi dẫn đến thiếu quỹtiền mặt; Chưa mở đầy đủ sổ sách theo quy định và đúng quy trình thu - chi tiền mặt; mở sổ theo dõi xuất - nhập tài sản chưa chặt chẽ, bàn giao quản lý chìa khóa thực hiện không đúng quy định của pháp luật; không thực hiện kiểm kê định kỳ và theo dõi quá trình xuất dùng hàng ngày đối với ấn chỉ có giá; tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất chưa nhập kho và quản lý theo quy định;Việc bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa chưa đúng theo quy định;Không có phương án canh gác, bảo vệ kho tiền theo quy định. chưa ban hành quy định về vận chuyển tiền, trách nhiệm người bảo vệ, đảm bảo an toàn trên đường vận chuyển ...

Thứ sáu, vi phạm quy định về tỷ lệ, giới hạn an toàn:

Cấp tín dụng cho một khách hàng và người có liên quan vượt giới hạn cấp tín dụng theo quy định. Không duy trì tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định. Chưa ban hành Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản.

Thứ bảy, các vụ việc vi phạm pháp luật nổi cộm được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra trực tiếp:

- Qua thanh tra, NHNN Thanh Hóa phát hi ện tại QTD Quý Lộc xảy ra tình trạng cán bộ Quỹ vi phạm chiếm đoạt tài sản: Bà Hoàng Thị Nga - nguyên là thủ quỹ Quỹ tín dụng Quý Lộc đã nhờ người nhà đứng tên lập hồ sơ vay 05 món số tiền 1.200 triệu đồng đã quá hạn nhưng không trả. Bà

Tổng số kiến nghị 41

0 1 37 9 64 T 65 9 70

Nga đã bị đình chỉ công tác. Bà Nga còn tung tin sai s ự thật về hoạt động của Quỹ, kích động người gửi tiền đến Quỹ rút tiền, người vay tiền khôngtrả nợ'... đã ảnh hưởng nghiêm trọng an toàn, thanh khoản của Quỹ. Đến nay, đã xử lý thu hồi được 02 món, số tiền 543,6 triệu đồng, còn lại 03 món, số tiền 656,4 triệu đồng, quỹ đang tiếp tục thu hồi.

Công an tỉnh Thanh Hoá đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và vẫn đang trong quá trình điều tra đối với khoản vay này.

- Qua kiểm tra đột xuất công tác quản lý tiền mặt và công tác tín dụng tại QTD Vân Sơn, NHNN Thanh Hóa phát hiện tình trạng:

+ Thiếu quỹ tiền mặt, số tiền 4.633 triệu đồng, nguyên nhân, cho CBNV trong quỹ rút tiền mặt và ứng ngoài sổ sách, chi các khoản chi ngoài sổ sách của quỹ, chi tiền lãi cho các KH ch ậm trả lãi để tránh việc KH quá hạn lãi vay;

+ Mở sổ nội bộ để ghi chép các khoản thu, chi ngoài sổ sách, không hạch toán vào chứng từ;

+ Thực hiện lập khống hồ sơ vay vốn để chủ tịch HĐQT, nhân viên quỹ rút tiền vay; lập hồ sơ khống đề bù đắp khoản cho vay để ngoài sổ sách, trả lãi cho hồ sơ lập khống, cho công ty vay vốn; lập hồ sơ vay ké, nhờ người khác vay hộ để sử dụng; cho vay ngoài sổ sách; cho vay ngoài

Một phần của tài liệu 119 công tác thanh tra trực tiếp đối với các tổ chức tín dụng tại NH nhà nước VN chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ (Trang 62 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w