Các tiêu chí đánh giá sự phát triển sản phẩm UPAS trong thanh

Một phần của tài liệu 1295 phát triển sản phẩm UPAS trong thanh toán quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 39 - 43)

cho sản phẩm này trở nên an toàn, thông suốt, thuận tiện mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng thương mại, nhiều lợi ích cho khách hàng và nền kinh tế.

Như vậy thì phát triển sản phẩm UPAS bao gồm: phát triển sản phẩm UPAS theo chiều rộng và phát triển sản phẩm UPAS theo chiều sâu.

Phát triển sản phẩm UPAS theo chiều rộng: là phát triển sản phẩm UPAS dựa trên sự mở rộng của quy mô giao dịch UPAS trong thanh toán quốc tế (tăng nhờ số lượng) như: gia tăng số lượng các giao dịch UPAS trong toàn hệ thống, mở rộng mối quan hệ tới các ngân hàng nước ngoài, tăng số lượng các ngân hàng đại lý, rủi ro cung cấp dịch vụ UPAS: nợ quá hạn, khách hàng trả nợ trước hạn dẫn đến rủi ro ỷ giá, khách hàng phá sản (bất khả kháng),...

Phát triển sản phẩm UPAS theo chiều sâu: là phát triển sản phẩm UPAS dựa trên sự nâng cao chất lượng của sản phẩm UPAS (tăng nhờ chất lượng) như: nâng cao chất lượng dịch vụ UPAS cung ứng cho khách hàng, phát triển các dạng thức khác nhau của sản phẩm khác nhau của sản phẩm UPAS phù hợp với nhu cầu của khách hàng, phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho sản phẩm UPAS, nâng cao uy tín hình ảnh của ngân hàng, tuân thủ quy trình, quy chế.

1.3.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển sản phẩm UPAS trong thanh toán quốctế tại ngân hàng thương mại tế tại ngân hàng thương mại

Khâu đánh giá việc phát triển sản phẩm UPAS trong thanh toán quốc tế cũng hết sức quan trọng. Việc đưa ra các tiêu chí đánh giá sự phát triển của sản phẩm UPAS tại ngân hàng thương mại là khâu tiền đề có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp cho sản phẩm UPAS phát triển. Dựa theo cách phân chia phát triển sản phẩm UPAS thành hai hướng song hành theo chiều rộng và theo chiều sâu giúp cho việc đưa ra các tiêu chí đánh giá sự phát triển của sản phẩm UPAS tại ngân hàng thương mại được đơn giản hơn.

1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính

a. Thương hiệu, uy tín của ngân hàng

Thương hiệu - theo định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

Thương hiệu ngân hàng có thể được hiểu là một thuật ngữ dùng trong hoạt động marketing, thể hiện tên giao dịch của một ngân hàng, được gắn với bản sắc riêng và uy tín, hình ảnh của chủ thể mang tên này nhằm gây dấu ấn sâu đậm đối với khách hàng và phân biệt với các ngân hàng khác trong hoạt động kinh doanh tiền tệ - tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Nói cách khác, thương hiệu của một ngân hàng chính là nhận thức của khách hàng về ngân hàng. Khách hàng có thể không cần biết ý nghĩa của một tên gọi, một biểu tượng của một ngân hàng nào đó nhưng nếu khi họ có nhu cầu về tài chính và họ đến ngân hàng một cách vô thức thì ngân hàng đó đã xây dựng được cho mình một thương hiệu vững chắc trong tâm trí khách hàng.

Ở phạm vi hội sở, thương hiệu, uy tín của ngân hàng được thể hiện ở thứ bậc xếp hạng hay các giải thưởng do các tổ chức quốc tế có uy tín xếp hạng hay trao tặng. Ở phạm vi chi nhánh thương hiệu, uy tín của ngân hàng được khẳng định khi càng được nhiều người biết đến, khách hàng ngày càng tăng một cách ổn định. Các khách hàng truyền thống, khách hàng cũ vẫn đến giao dịch với ngân hàng, đồng thời không ngừng gia tăng khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực ngân hàng, hàng loạt chi nhánh ngân hàng mới được thành lập trên địa bàn.

b. Tính chính xác trong khâu luân chuyển và xử lý chứng từ đòi hỏi rất cao. Tránh sự tranh chấp, kiện tụng cho các bên liên quan (ngân hàng, nhà XK, nhà NK). Bởi lẽ, hoạt động TTQT rất phức tạp nó liên quan đến rất nhiều các lĩnh vực của đời sống không chỉ là kinh tế mà còn về văn hóa - chính trị - xã hội. Nhất là khi trách nhiệm của ngân hàng thương mại ngày một cao hơn trong mỗi phương thức TTQT lại càng đòi hỏi ngân hàng thương mại phải xử lý chứng từ, giao dịch một cách đúng đắn, rõ ràng và chính xác.

c. Tính thuận tiện đem lại cho khách hàng. Ví như, ngân hàng thỏa mãn được tất cả các tiêu chí trên nhưng lại chỉ có một địa điểm duy nhất xử lý giao dịch UPAS là trung tâm tài trợ thương mại chẳng hạn thì sẽ gây bất cập cho khách hàng khi có nhu cầu. Khách hàng sẽ phải đi xa, gây tình trạng chen lấn, tắc nghẽn cục bộ khi xử lý giao dịch. Hay như ngân hàng đưa ra quá nhiều thông tin không cần thiết cho khách hàng kê khai khi muốn tham giao dịch UPAS gây cho khách hàng sự lúng túng, nhầm lẫn, phiền hà thì cũng không thể coi dịch vụ UPAS tại ngân hàng này phát triển được. Vì vậy tính thuận tiện đem lại cho khách là một tiêu chí đánh giá quan trọng nhưng lại khó đo lường và chỉ ra cụ thể. Chỉ có thể đánh giá tiêu chí này thông qua sự hài lòng về chất lượng sản phẩm UPAS tại ngân hàng thương mại mà thôi.

d. Hỗ trợ các dịch vụ khác phát triển bao gồm:

Phát triển khoa học công nghệ hỗ trợ cho hoạt động TTQT như: phát triển công nghệ thông tin giúp gắn kết các phòng ban thực hiện giao dịch TTQT nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí.

Nâng cao chất lượng của hoạt động quản trị rủi ro, nhằm đảm bảo sự an toàn, tránh tổn thất cho khách hàng và cho cả ngân hàng, từ đó nâng cao uy tín của hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại.

Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ vì nhu cầu về ngoại tệ trong hoạt động TTQT là rất lớn và đòi hỏi phải được cung cấp một cách nhanh chóng khi khách hàng có nhu cầu.

Xây dựng chính sách marketing phù hợp giúp thông tin về hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại đến được với khách hàng có nhu cầu và phù hợp với chiến lược cũng như năng lực của từng ngân hàng thương mại.

1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng

a. Doanh số từ sản phẩm UPAS: là toàn bộ số tiền mà ngân hàng đã thực hiện giao dịch theo sản phẩm UPAS cho khách hàng trong một thời kỳ nhất định. Trong lĩnh vực TTQT, ngân hàng thường thu phí dựa trên tỷ lệ % so với tổng giá trị một lần giao dịch (doanh số một lần giao dịch). Do đó doanh thu từ sản phẩm UPAS tỷ lệ thuận với doanh số giao dịch. Ngân hàng chỉ có thể tăng được doanh thu từ sản phẩm UPAS khi doanh số sản phẩm UPAS tăng.

b. Số lượng giao dịch và số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm UPAS

Số lượng khách hàng và số lượng giao dịch là con số cụ thể phản ánh cảm nhận của khách hàng một cách chính xác nhất về sản phẩm UPAS của ngân hàng. Neu như số lượng giao dịch lớn, nhưng lượng khách hàng không tăng điều đó thể hiện ngân hàng có công tác marketing trong hoạt động TTQT chưa phù hợp, khiến hoạt động tốt nhưng ít khách hàng biết tới. Còn nếu như số lượng giao dịch thấp, nhưng lượng khách hàng lại lớn điều đó thể hiện hoạt động TTQT chưa thu hút được những khách hàng lớn, chưa mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.

c. Loại hình UPAS

Chỉ tiêu này đo lường số lượng các loại sản phẩm UPAS mà ngân hàng cung cấp. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại sản phẩm UPAS: UPAS L/C, UPAS nhờ thu. Tuy nhiên, phần lớn các ngân hàng mới chỉ triển khai sản phẩm UPAS L/C mà chưa triển khai sản phẩm UPAS nhờ thu. Việc ngân hàng cung cấp đa dạng các sản phẩm UPAS cũng là một tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển sản phẩm này.

d. Thời gian xử lý một một giao dịch UPAS cần phải nhanh, tránh cho khách hàng sự chờ đợi khi tham gia giao dịch. Mặt khác dịch vụ TTQT là một dịch vụ trung gian để khách hàng là các bên XK hay NK, có sự liên quan đến khâu luân chuyển hàng hóa quốc tế vì vậy cũng đòi hỏi tính gấp rút về mặt thời gian. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nhanh chóng để thực hiện xong giao dịch UPAS theo yêu cầu của khách hàng. Thời gian thực hiện giao dịch UPAS bao gồm những chuẩn mực của quốc tế quy định cho từng giao dịch và mục tiêu đặt ra của ngân hàng thương mại. Nó được đặt ra cho từng nghiệp vụ thanh toán quốc tế cụ thể và được công khai tới khách hàng để biết, theo dõi và lập kế hoạch thanh toán. Vì vậy, thời gian thực hiện giao dịch càng ngắn thì sẽ giúp khách hàng luân chuyển vốn nhanh, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngân hàng tiết kiệm được chi phí, tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm UPAS.

e. Phí dịch vụ cũng là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển của sản phẩm UPAS ngân hàng thương mại. Một mức phí phù hợp với từng đối tượng khách hàng là một câu hỏi khó cho không ít ngân hàng thương mại Việt Nam. Mức phí phù hợp phải

nằm trong giới hạn chi trả của khách hàng và phải mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng (lợi nhuận trên quy mô chứ không xét lợi nhuận trên một giao dịch, hợp đồng).

f. Khả năng hạn chế rủi ro

Kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh nhiều rủi ro nhất. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi mà nền kinh tế thế giới luôn có nhiều biến động, các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi thì rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu ngày càng nhiều như: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản, rủi ro công nghệ và hoạt động, rủi ro quốc gia...

Những rủi ro chính mà ngân hàng gặp phải khi cung cấp sản phẩm UPAS đó là: rủi ro tín dụng từ phía nhà nhập khẩu, rủi ro tỷ giá do tỷ giá biến động hay do khách hàng thanh toán trước hạn, rủi ro lãi suất. Việc quản lý và kiểm soát được rủi ro trong giao dịch UPAS sẽ góp phần rất lớn trong việc phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu 1295 phát triển sản phẩm UPAS trong thanh toán quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 39 - 43)