3.3.1.1. Tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế
Có thể nói, tạo lập một môi trường kinh tế thuận lợi là hết sức cần thiết bởi vì hoạt động thanh toán quốc tế chỉ có thể được mở rộng và phát huy hiệu quả của nó trên cơ sở một môi trường kinh tế thuận lợi và ổn định. Trong những năm vừa qua,
Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực để xây dựng một môi trường kinh tế thuận lợi tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán quốc tế phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Chính phủ cần có những biện pháp, chính sách tích cực hơn nữa để thúc đẩy hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng phát triển.
3.3.1.2. Hoàn thiện chính sách thương mại
Chính phủ cần có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Khai thác triệt để và có hiệu quả những tiềm năng sẵn có về tài nguyên, sức lao động, phấn đấu giảm giá thành, năng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, công nghệ cao đồng thời chính
phủ cần cải cách mạnh mẽ và triệt để các thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, cần có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành (hải quan, thuế) tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu theo một chu trình tuần tự khép kín, cải cách thủ tục hành chính,
tiết kiệm thời gian và chi phí.
3.3.1.3. Xây dựng và bổ sung văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT
Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, nhờ thu được các ngân hàng trên thế giới thực hiện trên cơ sở áp dụng UCP600, URC522. Nhưng UCP, URC chỉ là một thông lệ, tập quán, không phải là luật hay công ước quốc tế, không có giá trị pháp lý bắt buộc mà chỉ mang tính chất hướng dẫn sử dụng đối với các bên. Ở mỗi quốc gia, giao dịch này còn bị điều chỉnh và chi phối bởi luật pháp quốc gia. Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn hay quy định nào cho các phương thức giao dịch này. Để hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, nhờ thu nói chung và sản phẩm UPAS nói riêng, Chính phủ cần:
phát hành, ngân hàng chiết khấu, ngân hàng của người thụ hưởng, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu cần được pháp lý hóa trên cơ sở luật pháp quốc gia. Có như vậy khi phát sinh tranh chấp giữa các bên liên quan mới có cơ sở để giải quyết.
- Nghiệp vụ thanh toán quốc tế nói chung và sản phẩm UPAS nói riêng đòi hỏi sự phối hợp giữa ngân hàng với nhiều ngành liên quan như hải quan, bảo hiểm, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Do vậy, Chính phủ cần sớm có văn bản liên ngành nhằm phối hợp chặt chẽ và phân định rõ trách nhiệm trong hoạt động của các bộ ngành liên quan.
3.3.1.4. Mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại
Chính phủ cần tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, duy trì mở rộng thị phần trên các thị trường truyền thống và tranh thủ mọi cơ hội phát triển, đồng thời xâm nhập thị trường các nước Asean, Trung quốc, Nhật bản, Mỹ. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và đảm bảo thực hiện các cam kết trong quan hệ song phương và đa phương, đẩy mạnh xúc tiến thương mại.