Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu 1295 phát triển sản phẩm UPAS trong thanh toán quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 146)

Tỷ giá có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng rất rộng đến tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, Ngân hàng Nhà Nước cần phải xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường. Việc điều hành chính sách tỷ giá phải được tiến hành theo từng giai đoạn, không nên trực tiếp ấn định tỷ giá mà chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô trên thị trường ngoại hối để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế.

Ngân hàng nhà nước cần tăng cường hỗ trợ thông tin cho các ngân hàng thương mại, nên cải tiến trung tâm thông tin tín dụng CIC trở thành kênh thông tin đa dạng, đầy đủ và chất lượng trong việc cung cấp thông tin khách hàng cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Ngoài việc cung cấp thông tin về lịch sử thanh toán các khoản vay, mức độ tín nhiệm của người đi vay, xếp hạng tín dụng..., trung tâm CIC cần cải tiến và bổ sung thêm hệ thống thông tin dữ liệu liên quan đến hoạt động

thanh toán L/C như: lịch sử thanh toán L/C, doanh số thanh toán L/C, uy tín của nhà nhập khẩu để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại trong quyết định tài trợ phát hành L/C cho khách hàng.

Ngân hàng Nhà Nước cũng nên thành lập một trung tâm thông tin riêng cho hoạt động thanh toán quốc tế. Trong đó, cập nhật thông tin về uy tín của các công ty xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, các ngân hàng lớn và uy tín trên thế giới... Cũng như cập nhật danh sách các công ty và ngân hàng giao dịch không uy tín, hay thanh toán trễ hạn, tìm lý do để trì hoãn thanh toán hoặc cố tình gây ra những tranh chấp không đáng có. Trung tâm thông tin này ra đời sẽ là một kênh hỗ trợ đắc lực cho hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại, giúp các ngân hàng tiết kiệm được thời gian tìm hiểu uy tín các bên liên quan cũng như hạn chế được nhiều rủi ro có thể phát sinh do thiếu thông tin.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà Nước nên hỗ trợ tối đa giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng thương mại trong việc thu thập thông tin thị trường trong nước và quốc tế. Các đại sứ quán, lãnh sự quán, tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài cần lưu ý những bất lợi về mặt pháp lý để giảm thiểu rủi ro.

3.3.3. Kiến nghị với khách hàng

Việc có phát triển được sản phẩm UPAS hay không phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng, nếu khách hàng không có nhu cầu thì dù ngân hàng có xây dựng chính sách sản phẩm, chính sách khách hàng hấp dẫn đến đâu cũng không có khách hàng sử dụng. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải có đội ngũ cán bộ giỏi để làm công tác TTQT am hiểu các phương thức thanh toán, thấy được những lợi ích của sản phẩm UPAS và đưa vào thỏa thuận về phương thức thanh toán trong hợp đồng ngoại thương, từ đó ngân hàng mới có cơ hội phát triển sản phẩm UPAS. Và để có đội ngũ cán bộ giỏi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần mạnh dạn đào tạo, tuyển dụng những cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thông thạo về ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) và am hiểu tập quán buôn bán quốc tế để lập, chuẩn bị các điều khoản của hợp đồng, đàm phán, ký kết hợp đồng. Cần nâng cao trình độ tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của cán bộ quản lý và cán bộ

trực tiếp làm công tác TTQT. Trong hoạt động TTQT, khách hàng cũng cần am hiểu một cách thấu đáo việc áp dụng luật pháp và thông lệ quốc tế cũng nhu các thỏa thuận song phuơng và đa phuơng giữa các quốc gia, rủi ro xảy ra do chua có sự hiểu biết đầy đủ, do không có khả năng hoặc không thể tiên liệu truớc đuợc việc thay đổi của pháp luật hoặc chính sách của nuớc ngoài, pháp luật, chính sách của Việt Nam; rủi ro liên quan đến việc lựa chọn luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp...Ngoài ra, khách hàng phải biết bắt kịp thời thông tin về giá cả, thị truờng, tỷ giá và các quy định pháp luật của Nhà nuớc để có chiến luợc kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn. Trong quan hệ với đối tác nuớc ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ theo đúng các thông lệ quốc tế, không nên vì mối quan hệ truớc mắt mà đánh mất uy tín của bản thân doanh nghiệp và của các ngân hàng Việt Nam. Luôn có thái độ hợp tác với ngân hàng trong việc tìm ra các biện pháp tháo gỡ khi có rủi ro xảy ra, không nên đặt hết trách nhiệm cho ngân hàng. Từ khi ký kết hợp đồng đến khi thanh toán cần tranh thủ sự tu vấn của ngân hàng để nắm bắt thông tin và có những lựa chọn đúng đắn về thời gian thanh toán, tránh điều khoản bất lợi, qua đó còn tranh thủ đuợc sự hỗ trợ về vốn của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận ở chuơng 1 và thực trạng phát triển sản phẩm UPAS của Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam ở chuơng 2, chuơng 3 đã nêu ra một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm UPAS trong thời gian tới. Trong đó, nhấn mạnh đến các giải pháp cải tiến sản phẩm và giải pháp chủ động từ phía ngân hàng.

Ngoài ra, chuơng 3 cũng đua ra một số giải pháp vĩ mô cần đến sự hỗ trợ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nuớc để sản phẩm UPAS có thể phát triển hiệu quả nhất trong thời gian tới, đáp ứng đuợc kỳ vọng của ngân hàng.

KẾT LUẬN•

Sản phẩm UPAS ra đời đã tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ vốn với chi phí hợp lý từ các ngân hàng để thanh toán kể từ khi thông tu 03/2012/TT-NHNN có hiệu lực từ 02/05/2012, sau đó là thông tu 37/2012/TT-NHNN, thông tu 29/2013/TT-NHNN, thông tu 43/2014/TT-NHNN, thông tu 24/2015/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016 với nội dung không có thay đổi so với thông tu 03, quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài đối với khách hàng vay là nguời cu trú: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài đuợc xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với nhu cầu vốn nhu sau: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nuớc ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay. Sử dụng sản phẩm UPAS, doanh nghiệp chỉ phải mất một khoản chi phí tuơng đuơng với lãi vay USD và còn đuợc huởng rất nhiều lợi ích khác. Mặc dù vậy, hiệu quả mà sản phẩm này mang lại cho BIDV trong thời gian vừa qua chua đáp ứng đuợc kỳ vọng của Ngân hàng.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phuơng pháp phân tích, so sánh và nghiên cứu thực tế hoạt động của sản phẩm UPAS tại Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam và một số ngân hàng có cùng quy mô, luận văn đã làm rõ đuợc thực trạng hoạt động của sản phẩm cũng nhu những điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn, và thách thức trong quá trình triển khai sản phẩm này tại Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam. Từ đó, đua ra những chiến luợc, giải pháp phù hợp và xác đáng nhằm phát triển sản phẩm UPAS. Ngoài ra, còn có những kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nuớc để thực hiện đồng bộ các giải pháp một cách hiệu quả nhất.

Luận văn đuợc hoàn thành có tham khảo và chọn lọc nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Do UPAS là sản phẩm mới, ở nuớc ngoài không sử dụng nhiều, ở Việt Nam chua có tài liệu nghiên cứu chính thức về sản phẩm này nên nguồn tài liệu

tham khảo của luận văn chủ yếu lấy từ các diễn đàn, forum trao đổi về sản phẩm UPAS trên thế giới và các tài liệu, báo cáo nội bộ của các ngân hàng. Đây có thể coi là điểm hạn chế của đề tài. Do kiến thức chuyên ngành còn hạn hẹp, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn này khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô trong Hội đồng đánh giá, các chuyên gia trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và các bạn bè đồng nghiệp để luận văn đuợc hoàn chỉnh hơn./.

I. Các công văn, báo cáo, tạp chí:

1. Công văn 981/BIDV-TTTM V/v : Điều chỉnh cách thức phối hợp giữa chi nhánh và trụ sở chính trong giao dịch UPAS

2. Công văn 1080/CV-TTTM V/v : Thông báo đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS

3. Công văn 6041/BIDV-KHDNL V/v : Hướng dẫn nghiệp vụ UPAS L/C

4. Công văn 6790/BIDV-KHDNL V/v : Hướng dẫn nghiệp vụ UPAS D/A

5. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2014, 2015, 2016

6. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2015. Tài liệu tập huấn sản

phẩm UPAS L/C. Tháng 02/2015

7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhập khẩu tại BIDVcác năm 2014, 2015, 2016

8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2014, 2015, 2016

9. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2016. Báo cáo hoạt động Thanh toán quốc tế. Tháng 01/2017

10. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2014, 2015, 2016

11. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, 2016. Khối Ngân hàng giao dịch, 2016. L/C trả chậm có điều khoản thanh toán ngay. Tháng 10, 2016

12. TS.Nguyễn Thị Hồng Hải, TS.Nguyễn Thị Cẩm Thủy (2017), “Phát triển quan hệ ngân hàng đại lý đối với hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng & Khoa học, (số 178), trang 53

của chủ nghĩaMác-Lênin”, NXB Chính trị Quốc gia

14. GS.TS Nguyễn Văn Tiến và TS. Nguyễn Thị Hồng Hải (2016), “ Giáo trình Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương”, NXB Lao Động.

15. Đinh Xuân Trình (2006), “Giáo trình Thanh toán quốc tế”, NXB Giáo Dục, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

Tài liệu Tiếng Anh

16. ICC Insights

17. ISBP 754 (International Standard Banking Practice)

18. UCP 600 (Uniform Customs and Pratise for Documentary Credits - 2007 Revision)

19. URC 522 (Uniform Rules for Collections)

20. URR 725 (Uniform Rules for Bank-to-Bank Reimbursements under Documentary Credits)

21. Wells Fargo’s wire transfer standard 2016

Các website

22. http://www.homefinance.nl/english/international-interest-rate/libor

ĐT: (84-4) 22200470; Fax: (84-4) 22200465 Email: lambt@bidv.com.vn

Website: www.bidv.com.vn

PHIẾU KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM UPAS

Kính gửi: Quý khách hàng

Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam (BIDV) trân trọng cảm ơn Quý khách đã tin tuởng sử dụng sản phẩm UPAS của BIDV trong thời gian vừa qua. Nhằm mục đích thu thập ý kiến đóng góp và phản hồi của Quý khách, rất mong Quý khách dành chút thời gian để trả lời các câu hỏi bên duới nhằm giúp ngân hàng chúng tôi cải thiện và nâng cao chất luợng sản phẩm UPAS ngày càng tốt hơn.

Tên khách hàng: Số điện thoại:

Tên công ty: Địa chỉ:

Là khách hàng tại chi nhánh:

Để trả lời câu hỏi Quý khách vui lòng đánh dấu X vào các ô trống bên cạnh các đáp án mà Quý khách lựa chọn

Câu 1. Quý khách đã bắt đầu sử dụng sản phẩm UPAS tại BIDV từ ngày, tháng năm, nào?...

Câu 2. Quý khách biết đến sản phẩm UPAS của BIDV qua phương tiện thông tin nào?

□ 1. Internet (website của NH) O 2. Do bạn bè, nguời thân giới thiệu

I ∣3. Qua quảng cáo trên tivi, sách báo, tạp chí

□ 4. Trong lúc đến NH thực hiện các giao dịch khác (vay vốn, rút tiền...) I ∣5. Nguồn khác

I 11. Hoàn toàn phản đối I ∣2. Bình thường I ∣3. Đồng ý I4. Hoàn toàn đồng ý

Câu 4. Quý khách có đồng ý hoàn toàn tin tưởng lựa chọn và an tâm thực hiện các giao dịch UPAS của BIDV?

I 11. Hoàn toàn phản đối I ∣2. Bình thường I ∣3. Đồng ý I4. Hoàn toàn đồng ý

Câu 5. Anh/chị có đồng ý các loại giấy tờ, biểu mẫu sử dụng trong giao dịch UPAS của BIDV được thiết kế rõ ràng và dễ sử dụng?

I 11. Hoàn toàn phản đối I ∣2. Bình thường I ∣3. Đồng ý I4. Hoàn toàn đồng ý

Câu 6: Quý khách có đồng ý rằng BIDV có mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp?

I 11. Hoàn toàn phản đối I ∣2. Bình thường I ∣3. Đồng ý I4. Hoàn toàn đồng ý

Câu 7. Quý khánh có đồng ý rằng trụ sở, địa bàn hoạt động của BIDV thuận tiện cho khách hàng đến thực hiện giao dịch?

I 11. Hoàn toàn phản đối I ∣2. Bình thường I ∣3. Đồng ý I4. Hoàn toàn đồng ý

Câu 8. Quý khách có đồng ý rằng ngân hàng luôn sắp xếp thời gian giao dịch thuận tiện cho công việc của khách hàng ?

I 11. Hoàn toàn phản đối I ∣2. Bình thường I ∣3. Đồng ý I4. Hoàn toàn đồng ý

Câu 9: Quý khách có đồng ý rằng BIDV có cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ hiện đại để phục vụ khách hàng đến giao dịch?

I 11. Hoàn toàn phản đối I ∣2. Bình thường I ∣3. Đồng ý I4. Hoàn toàn đồng ý

Câu 10. Quý khách có đồng ý rằng BIDV có biểu phí giao dịch UPAS hợp lý

I 11. Hoàn toàn phản đối I ∣2. Bình thường I ∣3. Đồng ý I4. Hoàn toàn đồng ý

Câu 11. Quý khách có đồng ý rằng nguồn ngoại tệ của BIDV luôn đầy đủ, phong phú về các loại ngoại tệ để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán và trao đổi của Quý hàng ?

I 11. Hoàn toàn phản đối I ∣2. Bình thường I ∣3. Đồng ý I4. Hoàn toàn đồng ý

Câu 13. Quý khách có đồng ý rằng thanh toán viên hướng dẫn thủ tục cho khách hàng đầy đủ và dễ hiểu?

I 11. Hoàn toàn phản đối I ∣2. Bình thường I ∣3. Đồng ý I4. Hoàn toàn đồng ý

Câu 14. Quý khách có đồng ý rằng thanh toán viên thực hiện nghiệp vụ và xử lý chứng từ thanh toán nhanh chóng, chính xác và đúng thời điểm đã cam kết?

I 11. Hoàn toàn phản đối I ∣2. Bình thường I ∣3. Đồng ý I4. Hoàn toàn đồng ý

Câu 15. Quý khách có đồng ý rằng thanh toán viên có đầy đủ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về sản phẩm UPAS để tư vấn cho khách hàng?

I 11. Hoàn toàn phản đối I ∣2. Bình thường I ∣3. Đồng ý I4. Hoàn toàn đồng ý

Câu 16. Quý khách có đồng ý rằng thanh toán viên luôn nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc và giải quyết thỏa đáng khiếu nại của khách hàng?

I 11. Hoàn toàn phản đối I ∣2. Bình thường I ∣3. Đồng ý I4. Hoàn toàn đồng ý

Câu 17. Quý khách có đồng ý rằng khi đến hạn xử lý chứng từ, khách hàng luôn được thanh toán viên thông báo đúng thời hạn?

I 11. Hoàn toàn phản đối I ∣2. Bình thường I ∣3. Đồng ý I4. Hoàn toàn đồng ý

Câu 18. Ngoài BIDV, Quý khách đã từng sử dụng sản phẩm UPAS tại những ngân hàng nào?...

Câu 19. Mức độ so sánh sản phẩm UPAS của BIDV với ngân hàng khác? Về các sản phẩm hỗ trợ

□ 1.Tốt hơn I |2.Tương đối I |3.Tồi hơn

Về khả năng tư vấn của cán bộ

□ 1.Tốt hơn I |2.Tương đối I |3.Tồi hơn

Về chất lượng, thái độ dịch vụ

□ 1.Tốt hơn I |2.Tương đối I |3.Tồi hơn

về các thủ tục, quy trình

I ll.Tốt hơn I |2.Tương đối I |3.TỐĨ hơn

về thời gian giao dịch

□ l.TỐt hơn I |2.Tương đối I I3.TỐĨ hơn

Về các tiêu chí khác (địa điểm giao dịch, mức độ uy tín, tín nhiệm, khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ...)

Một phần của tài liệu 1295 phát triển sản phẩm UPAS trong thanh toán quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 146)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w