2.2. Thực trạng phát triển sản phẩm UPAS tại Ngân hàng TMCP Đầu tu
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho việc phát triển sản phẩm UPAS của ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Với quy định của Ngân hàng Nhà Nước về việc hạn chế tín dụng USD bắt đầu từ thông tư 03/2012/TT-NHNN có hiệu lực từ 02/05/2012, sau đó là thông tư 37/2012/TT-NHNN, thông tư 29/2013/TT-NHNN, thông tư 43/2014/TT-NHNN, thông tư 24/2015/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016 với nội dung không có thay đổi so với thông tư 03, quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với nhu cầu vốn như sau: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay. Vì vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu không có nguồn thu ngoại tệ sẽ không được vay USD với lãi suất thấp gần bằng một nửa so với lãi suất cho vay VND.
Sản phẩm UPAS của BIDV ra đời đã giải quyết được những khó khăn này cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Sản phẩm đáp ứng gián tiếp nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu trong điều kiện bị hạn chế vay vốn bằng ngoại tệ bởi các quy định của Ngân hàng Nhà Nước. Sản phẩm này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp nhập khẩu không thuộc đối tượng được phép cho vay
ngoại tệ hoặc doanh nghiệp hiện hữu được phép vay ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng nhà nước và doanh nghiệp được nhà xuất khẩu cho thanh toán trả chậm nhưng chi phí vay và chi phí trả chậm cao hơn so với chi phí phải trả khi sử dụng sản phẩm UPAS. Sản phẩm này cung cấp cho doanh nghiệp nhập khẩu mức chi phí trả chậm tương đương như khi vay USD tại BIDV và thấp hơn nhiều so với khi vay VND để thanh toán.
Sau hai lần điều chỉnh, sản phẩm UPAS của BIDV đã trở nên cạnh tranh và phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng. Đến thời điểm hiện tại, BIDV đã trở thành một trong những ngân hàng có doanh số UPAS cao nhất thị trường Việt Nam. Mặt khác, với mức phí thu được từ 2,5-3,0%/năm sau khi trừ chi phí phải trả cho ngân hàng đại lý, sản phẩm đem lại thu nhập tốt hơn cho ngân hàng so với cho vay ngoại tệ trong giai đoạn hiện nay.
Mặc dù thấy rõ lợi ích của việc sử dụng UPAS nhưng trong thời gian vừa qua, việc triển khai sản phẩm này tại BIDV đã chưa mang lại kết quả như mong đợi. Để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vốn của doanh nghiệp nhập khẩu cũng như tăng thu dịch vụ và doanh số thanh toán quốc tế cho ngân hàng, BIDV cần phải có những giải pháp cụ thể, thực tế và hiệu quả đối với việc đẩy mạnh phát triển sản phẩm này.
2.2.2. Thực trạng phát triển sản phẩm UPAS của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.2.2.1. Sự phát triển sản phẩm UPAS của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua chỉ tiêu định tính
a. Chỉ tiêu về thời gian thực hiện, chỉ tiêu về tính chính xác trong khâu luân chuyển, chỉ tiêu về tính thuận tiện đem lại cho khách hàng được thể hiện trong chỉ tiêu quy trình thanh toán chuẩn
Quy trình thanh toán chuẩn hay tỷ lệ phần trăm công điện chuẩn (tỷ lệ phần trăm STP Straight-Through Processing) là tỷ lệ phần trăm giữa số công điện có quy trình chuẩn và toàn bộ số công điện mà ngân hàng đã thực hiện trong một năm.
STP là chỉ tiêu đánh giá thể hiện quy trình chuẩn của một công điện trong giao dịch TTQT tại một ngân hàng thương mại để đạt được chỉ tiêu STP cao thì
chuẩn nhất chuẩn đạt mức trung bình
dưới mức trung bình
Tỷ lệ STP (%)nhất thiết ngân hàng phải thực hiện việc xác định được những tiêu chí đánh giá theo90-100 80-90 60-80 <60 chiều sâu như: xử lý giao dịch trong một khoảng thời gian nhanh chóng, tránh sự chờ đợi cho khách hàng khi tham gia giao dịch, phản ánh rõ ràng nhất sự chính xác trong khâu luân chuyển và xử lý chứng từ, và nhờ đó, đem lại cho khách hàng sự thỏa mãn về sản phẩm dịch vụ cao nhất có thể.
Bảng 2.3 thể hiện chỉ tiêu đánh giá STP của Wells Fargo đưa ra STP nằm trong khoảng giới hạn từ 90% - 100% thì ngân hàng đó có tỷ lệ công điện chuẩn hay ngân hàng có quy trình thanh toán chuẩn nhất. Trong năm 2016 vừa qua, STP trong hoạt động TTQT của BIDV là 99% con số này quả là đáng ghi nhận, và khẳng định vị thế dẫn đầu so với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong hoạt động TTQT của BIDV.
Lệnh chuyển tiền định dạng chính xác (%)
100 90-100 80-90 <80
Tiêu chí Xuất sắc Khá Trung
bình
Dưới trung bình
Tỷ lệ điện chuẩn (%) 90-100 80-90 60-80 <60
Nguồn: Wells Fargo’s wire transfer standard 2016 Sự chính xác trong khâu xử lý giao dịch
Tỷ lệ các điện trong TTQT được định dạng chính xác tuyệt đối.
Việc xác định dạng chính xác các công điện thể hiện khả năng phân tích điện của một ngân hàng. Từ hoạt động định dạng, ngân hàng sẽ thực hiện được thành công lệnh chuyển tiền từ đó có thể thực hiện chính xác một giao dịch TTQT. Nó thể hiện chất lượng, năng lực trong hoạt động TTQT của ngân hàng. Nó phản ánh một cách khách quan những tiêu chí khi đánh giá sự phát triển của hoạt động TTQT nói chung và sự phát triển sản phẩm UPAS nói riêng của một ngân hàng như: phản ánh sự phát triển của những dịch vụ hỗ trợ như khoa học - công nghệ, hoạt động cung ứng ngoại tệ. Bảng 2.4 thể hiện sự đánh giá khi xét chỉ tiêu tỷ lệ các lệnh chuyển tiền được định dạng chính xác.
Bảng 2.4: Đánh giá tỷ lệ lệnh chuyển tiền được định dạng chính xác
Nguồn: Wells Fargo’s wire transfer standard 2016
Luôn xác định TTQT là một hoạt động hàng đầu của mình, BIDV đặt ra chỉ tiêu tuơng đối cao khi xác định tỷ lệ các công điện trong thanh toán quốc tế phải đuợc định dạnh chính xác tuyệt đối 100%.
Tỷ lệ điện chuẩn
Tỷ lệ điện chuẩn là tỷ lệ phần trăm giữa số lần thực hiện chính xác một lệnh điện chuẩn trên tổng số điện chuẩn mà ngân hàng đã thực hiện trong một năm. Tỷ lệ điện chuẩn phản ánh phần nào tiêu chí về phát triển của dịch vụ hỗ trợ từ hoạt động khai thác công nghệ thông tin mà ngân hàng áp dụng để giúp đỡ và phát triển hoạt động TTQT của mình. Bảng 2.5 thể hiện sự đánh giá khi xét chỉ tiêu tỷ lệ điện chuẩn.
nhung với sự cố gắng nỗ lực hoạt động của toàn bộ khối tác nghiệp, BIDV đã thực hiện đuợc 99% tỷ lệ điện chuẩn.
Hiện nay, tại BIDV đã triển khai mô hình thanh toán tập trung, tất cả các giao dịch tài trợ thương mại trên toàn hệ thống đều được xử lý tại trụ sở chính, điều này giúp cho mọi giao dịch UPAS đều được xử lý khẩn trương, nhanh chóng, chính xác. Tất cả các bộ chứng từ theo giao dịch UPAS được gửi trước 15h30’ đều được xử lý xong trong ngày. Bên cạnh đó, sản phẩm UPAS được triển khai trên toàn hệ thống BIDV cùng với gần 200 chi nhánh trên cả nước, khách hàng có thể yêu cầu cung cấp sản phẩm UPAS tại bất cứ chi nhánh nào mà vẫn đảm bảo nhận được chất lượng như nhau do mọi giao dịch được xử lý tại trụ sở chính. Ngoài ra, BIDV còn kí kết thỏa thuận hợp tác chuyển phát nhanh chứng từ với DHL-VNPT là một hãng chuyển phát nhanh có uy tín giúp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển chứng từ hạn chế đến mức tối đa tình trạng chứng từ bị thất lạc trên đường vận chuyển.
b. Sự phát triển sản phẩm UPAS được đánh giá thông qua việc tăng cường và củng cố nguồn vốn
Cùng với việc áp dụng chính sách cung cấp sản phẩm chọn gói từ huy động vốn, cho vay đến dịch vụ thanh toán đã giúp BIDV có được mối quan hệ tốt với khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và áp dụng nhiều giải pháp trong công tác huy động vốn như đa dạng hóa các sản phẩm huy động, thực hiện các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, nâng lãi suất..., giúp ngân hàng tăng cường được nguồn vốn huy động.
c. Sự phát triển sản phẩm UPAS được đánh giá thông qua việc tăng cường hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng, đặc biệt là tín dụng tài trợ nhập khẩu
Hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu chiếm một thị phần quan trọng trong tổng dư nợ cho vay khách hàng tại BIDV. Do đó, hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu được coi là hoạt động mang lại phần lợi nhuận lớn cho ngân hàng, nhưng đây cũng là lĩnh vực chứa nhiều rủi ro. Chính vì vậy BIDV đã coi vấn đề tín dụng tài trợ nhập khẩu là một nhiệm vụ trọng tâm, với phương châm “đi vay để cho vay”, BIDV đã tạo cho mình một nền tảng vững chắc, đó là nguồn vốn phong phú dồi dào. Chi nhánh của BIDV đã chủ động tìm kiếm bạn hàng, chủ động với các khoản cho vay của mình và hạn chế bớt những rủi ro của hoạt động này.
Ngoài ra, thông qua việc cung cấp sản phẩm UPAS, hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu của BIDV đã góp phần to lớn trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu có hàng hóa đuợc nhanh chóng thuận lợi an toàn và đúng thời hạn. Bên cạnh đó, sản phẩm UPAS cũng góp phần giúp BIDV tăng đuợc doanh số cho vay chung của ngân hàng.
d. Sự phát triển sản phẩm UPAS được đánh giá thông qua việc tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã đánh dấu nỗ lực của BIDV trong việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu trên cả nuớc, đặc biệt trong những giai đoạn nguồn cung ngoại tệ thuờng xuyên khan hiếm, tỷ giá liên tục có sự biến động và sự chênh lệch tỷ giá rất lớn giữa thị truờng chính thức và thị truờng tự do. Chi nhánh của BIDV luôn duy trì tốt mối quan hệ với các khách hàng có doanh số xuất nhập khẩu lớn, có chính sách uu đãi về phí, lãi suất hợp lý, đồng thời áp dụng chính sách trọn gói từ cho vay đến dịch vụ thanh toán kết hợp với thanh toán ngoại tệ và mua bán tại chi nhánh. Với những uu điểm của sản phẩm UPAS, đối tuợng khách hàng không chỉ bao gồm những doanh nghiệp nhập khẩu không có nguồn thu ngoại tệ mà sản phẩm này còn đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp đuợc phép vay ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà Nuớc và doanh nghiệp đuợc nhà xuất khẩu cho thanh toán trả chậm nhung chi phí vay và chi phí trả chậm cao hơn so với chi phí phải trả khi sử dụng sản phẩm UPAS đã giúp BIDV tăng đuợc doanh số kinh doanh ngoại tệ của mình.
e. Thương hiệu, uy tín của ngân hàng
Hoạt động TTQT của BIDV trong những năm qua đã có những phát triển đáng kể cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Một trong những lợi thế hàng đầu của BIDV là kinh nghiệm giao dịch quốc tế, BIDV đã nhanh chóng giữ vững vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng thuơng mại Việt Nam, là ngân hàng thuơng mại đứng thứ 3
tại Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thuơng mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối. Thuơng hiệu BIDV đuợc cộng đồng trong nuớc và quốc tế biết đến nhu một
suất (%)
lệ (%) lũy (%)
trưng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. BIDV cũng là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam và là thành viên của nhiều hiệp hội ngân hàng khác như Hiệp hội ngân hàng Châu Á, tổ chức thanh toán toàn cầu SWIFT, tổ chức thanh toán thẻ quốc tế Visa, Master Card.
Cùng với việc cung cấp đa dạng các sản phẩm UPAS, chất lượng thanh toán quốc tế của BIDV đã được các đối tác quốc tế đánh giá thông qua hàng loạt giải thưởng như 5 năm liên tiếp (2012 - 2016) được Tạp chí "The Banker" của Tập đoàn Financial Times bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam trong năm"; Tạp chí Euromoney bình chọn là ngân hàng nội địa có dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất năm 2016; 6 năm liên tiếp (2011 - 2016) được JP Chase Bank công nhận là ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn quốc tế, nhiều năm liền (2010 - 2016) được City Bank, một trong những nhà cung cấp các dịch vụ thanh toán ngân hàng hàng đầu thế giới, trao giải thưởng thanh toán quốc tế chất lượng cao... Việc cung cấp sản phẩm UPAS có chất lượng góp phần thúc đẩy giao dịch thương mại quốc tế cũng khẳng định thêm uy tín và thương hiệu của BIDV trong lĩnh vực tài trợ thương mại.
f. Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm UPAS của BIDV thông qua khảo sát thực tế
Mô tả khảo sát
Mục đích khảo sát: khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản phẩm UPAS tại BIDV để đưa ra các chiến lược đúng đắn phát triển sản phẩm này.
Đối tượng khảo sát: 157 sperms khách hàng doanh nghiệp hiện đang sử dụng sản phẩm UPAS tại BIDV tính đến thời điểm 31/12/2016.
Phương pháp khảo sát: xây dựng bảng câu hỏi dựa trên nền tảng các thông tin cần thu thập và tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến sản phẩm UPAS tại BIDV. Tiến hành phát phiếu khảo sát và gửi e-mail cho khách hàng đến giao dịch tại BIDV để sử dụng sản phẩm UPAS. Xử lý kết quả khảo sát bằng cách phân tích và vẽ biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát.
Nội dung khảo sát: khảo sát những yếu tố liên quan đến sự phát triển sản phẩm UPAS. Bao gồm: sự tín nhiệm của khách hàng đối với BIDV; mức độ tiếp cận với khách hàng thông qua các phuơng tiện thông tin đại chúng; chất luợng sản phẩm dịch vụ UPAS của BIDV; giá cả dịch vụ; kỹ năng, thái độ và phong cách phục vụ của các thanh toán viên tại chi nhánh; mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm UPAS tại BIDV.
Phân tích khảo sát
về uy tín của ngân hàng
Bảng 2.6: Thống kê mô tả số lượng khách hàng đồng ý hay không đồng ý BIDV là một ngân hàng được nhiều khách hàng tín nhiệm
Hợp lệ Đồng ý 57 36,3 1 36,31 54,14 Hoàn toàn đồng ý 72 645,8 45,86 100,00 Tông cộng 157 100,00 100,00
Hợp lệ
Hoàn toàn phản đối 21 13,38 13,38 13,38
Bình thường 42 26,75 26,75 40.13
Đồng ý 61 38,85 38,85 78,98
Hoàn toàn đồng ý 34 21,02 21,02 100,00
Tổng cộng 157 100,00 100,00
Nguồn: tác giả khảo sát tháng 03/2017
Nguồn: tác giả khảo sát tháng 03/2017
Biểu đồ 2.2: Số lượng khách hàng đồng ý BIDV là một ngân hàng được nhiều người
tín nhiệm
Qua khảo sát cho thấy có 72 khách hàng (chiếm tỷ lệ 45,86% số lượng khách hàng được khảo sát) hoàn toàn đồng ý với nhận định BIDV là một ngân hàng được nhiều khách hàng tín nhiệm, cùng với 57 khách hàng (chiếm tỷ lệ 36,31% lượng khách hàng) cũng đồng ý với ý kiến này. Và chỉ có 3,82% số lượng khách hàng được khảo sát không tín nhiệm BIDV.
BIDV được thành lập cách đây 60 năm là một trong những ngân hàng ra đời sớm nhất tại Việt Nam, trải qua quá trình phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, đã đạt được rất nhiều thành tựu và giải thưởng do các tổ chức trong và ngoài nước công nhận. Điều này đã góp phần tạo nên uy tín cho ngân hàng và được nhiều khách hàng lựa chọn làm nơi giao dịch lâu dài.
Bảng 2.7: Thống kê mô tả số lượng khách hàng hoàn toàn tin tưởng lựa chọn và