Những hạn chế còn tồn đọng

Một phần của tài liệu 1304 phát triển tín dụng bán lẻ tại NH liên doanh việt nga chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 65 - 71)

2.3.2.1. Hạn chế

Hoạt động TDBL tại VRB- Sở giao dịch trong thời gian vừa qua tuy đã c ó nhiều chuyển biến tích cực song bên cạnh đó còn tồn tại một số điểm hạn chế sau:

Thứ nhất, dư nợ TDBL tại VRB - Sở giao dịch mặc dù c ó tăng trưởng qua các năm nhưng vẫn chiếm thị phần rất nhỏ trong hệ thống các ngân hàng hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Kết quả này cho thấy hoạt động kinh doanh TDBL của chi nhánh hiện vẫn chưa phát huy được tối đa hiệu quả. Để có thể gia tăng thị phần trên thị thường đòi hỏi chiến lược đúng đắn của b an l ãnh đạo và sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ VRB - Sở giao dịch.

Thứ hai, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu TDBL tuy vẫn nằm trong giới hạn cho phép của NHNN nhưng có sự gia tăng số tuyệt đối qua c ác năm. Các tỷ lệ này năm 2018 c ó xu hướng tăng cao hơn cả về số tương đối so với năm 2017 . Để có thể phát triển TDBL b ền vững, VRB - Sở giao dịch sẽ cần phải chú trọng hơn nữa trong công tác quản trị rủi ro TDBL nhằm đảm bảo chất lượng nợ.

Thứ ba, hoạt động marketing quảng b á thương hiệu, sản phẩm của VRB chưa đạt được hiệu quả như mong đợi biểu hiện ở việc nhi u KH v n còn xa lạ với thương hiệu của V B cũng như là c c sản phẩm dịch vụ mà V B đang cung cấp.

Thứ tư, thời gian đáp ứng nhu cầu vốn và khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của VRB - Sở giao dịch chưa đáp ứng được nhu cầu của KH. Ket quả khảo sát cho thấy các yếu tố này được đánh giá khá thấp và cần được cải thiện trong tương lai .

Thứ năm , hệ thống các sản phẩm TDBL tại VRB - Sở giao dịch tuy khá đa dạng nhưng còn khá đơn giản, mang nặng tính truyền thống và chưa xây dựng được sản phẩm mang tính đặc thù, khác biệt so với các NHTM khác.

Thứ sáu, công t ác chăm s ó c KH tại VRB - Sở giao dịch tuy đã được quan tâm và chú trọng nhưng công tác giải đáp thắc mắc, khiếu nại của KH chưa được quan tâm đúng mức.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Những hạn chế nêu trên trên xuất phát từ một số nguyên nhân như sau: - Thứ nhất, nguyên nhân từ sản phẩm tín dụng

C ơ cấu sản phẩm TDBL tại VRB - Sở giao dịch chưa đồng đều do các khoản vay mục đích nhà ở, vay mua xe dành cho KH cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong khi c ác sản phẩm khác như vay SXKD, vay chứng minh tài chính có rất nhiều tiềm năng để phát triển nhưng vẫn chưa được chú trọng . Hơn nữa, các sản phẩm TDBL của VRB - Sở giao dịch hiện nay đơn thuần là các sản phẩm khá truyền thống mà c ác NHTM khác cũng đang cung cấp , chưa xây dựng được các sản phẩm mang tính chủ đạo đặc thù riêng. Bên cạnh đ các sản phẩm tín chấp hiện ch áp dụng đối với C BNV cũng đã hạn chế một phần đối tượng KH ti ề m năng tại VRB. Đối với các sản phẩm đ được triển hai chưa đ ứng được hết vướng mắc và nhu cầu KH vì vậy VRB - Sở giao dịch cần có những giải pháp để hoàn thiện các sản phẩm hiện có bên cạnh việc phát triển các sản phẩm mới.

- Thứ hai, nguyên nhân từ quy trình, mô hình cấp tín dụng

Hiện nay mô hình hoạt động TDBL của VRB - Sở giao dịch đang trong quá trình từng bước hoàn thiện. Quy trình cấp tín dụng của Chi nhánh tuân thủ chặt chẽ quy định của Hội sở chính nên phát sinh nhiều trường hợp quy trình xét duyệt tín dụng không phù hợp với điều kiện KH cũng như ngành nghề kinh doanh của KH tr n địa bàn. Bên cạnh đ uy trình t n dụng còn trải ua nhi u ước phức tạp, thủ

tục rườm rà gây tốn thời gian của KH. Thẩm quyền phán quyết phê duyệt khoản vay cũng tuân thủ theo quy định của Hội sở chính nên c ác PGD không được phê duyệt khoản vay mà toàn bộ hồ sơ phải trình phê duyệt tại chi nhánh. Do vậy phát sinh sự bất tiện và kém cạnh tranh trong thời gian đáp ứng nhu cầu vốn cho KH đối với những nhu cầu vốn nhỏ hoặc đối với các khoản vay Cầm cố/chiết khấu GTCG.

Công tác thẩm định khách hàng trước cho vay tại VRB - Sở giao dịch mặc dù được thực hiện khá tốt song do CV QHKH thường thẩm định căn cứ vào thông tin do KH cung cấp để đánh giá tín dụng nên công tác thẩm định trước cho vay của chi nhánh chưa đảm bảo sự độc lập, khách quan. Bên canh đó, công tác giám s át sau cho vay chưa thực sự tốt, công tác theo dõi tình hình hoạt động của KH hông được uan tâm chú trọng dẫn đến nhiều sai s ót phát sinh mà Chi nhánh không kiểm so át được và ảnh hưởng đến chất lượng dư nợ và phát triển TDBL của VRB - Sở giao dịch.

Trong quy trình cấp tín dụng, VRB - Sở giao dịch chưa xây dựng được quy trình chuyên môn hóa nghiệp vụ o đ V QHKH hải đảm nhiệm hầu hết các khâu bao gồm từ tìm kiếm KH cho đến thẩm định, giải ngân, thu nợ và giải chấp TSĐB cho KH . Do đó, CV QHKH phải ôm đồm nhiều công việc để hoàn thành được một bộ hồ sơ vay vốn cho KH. Tại Phòng QHKH của Sở giao dịch đ c sự tách biệt kinh doanh giữa hai bộ phận KH cá nhân và KH doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại các PGD trực thuộc chi nhánh, mỗi PGD chỉ có 02 CV QHKH phụ trách đồng thời KH doanh nghiệp và KH c á nhân . Do đó khối lượng công việc phát sinh mỗi ngày là khá lớn trong khi lực lượng nhân sự còn rất mỏng d n tới việc các CV QHKH hông h t huy được tối đa chuy n môn cũng như năng suất lao động.

- Thứ b a, nguyên nhân từ chính sách TDBL

VRB - Sở giao dịch chưa xây dựng được những chính sách cụ thể hướng đến từng đối tượng KH. Các chính sách mới ch ừng lại ở việc giới thiệu những đặc điểm cũng như thủ tục vay vốn đối với các sản phẩm TDBL mà chưa thực sự giúp KH nhận thức được những quyền lợi và lợi ích được hưởng khi sử dụng các sản phẩm đó . Các chính sách về TDBL được VRB - Sở giao dịch đưa ra vẫn còn khá truy n thống và chưa đ n đầu được xu thế của thị trường và có nhi u điểm tương

đồng với chính s ách mà c ác NHTM khác đã đưa ra . - Thứ tư, nguyên nhân công tác quản trị điều hành

Hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động TDBL nói riêng là hoạt động tạo nền tảng phát triển bền vững cho các ngân hàng, phù hợp với xu hướng phát triển của các NHTM trên thế giới cũng như trong nước. Tại VRB - Sở giao dịch, các chỉ đạo về chiến lược phát triển TDBL được Hội sở chính thông qua, tuy nhiên vẫn còn mang tính lẻ tẻ , chưa đồng bộ và thiếu nhất quán trên toàn hệ thống. Điều này dẫn tới việc mô hình hoạt hoạt động, cơ chế chính sách, tổ chức về nhân sự chưa chuyên nghiệp và chưa đáp ứng được yêu cầu của một NHBL hiện đại.

- Thứ năm, nguyên nhân từ công tác phát triển nguồn nhân lực

Đội ngũ C V QHKH phụ trách bán lẻ tại VRB - Sở giao dịch hiện nay đề u khá trẻ (trong độ tuổi từ 22 đến 30 tuổi) , chưa c ó nhi ề u kinh nghiệm, số lượng cán bộ mới từ 1-2 năm làm việc chiếm số lượng nhi ề u trong khối bán lẻ (11/15 cán bộ), do đó khả năng b án chéo sản phẩm, dịch vụ còn nhi ều hạn chế. C V QHKH chưa phát huy tối đa khả năng làm việc, ý thức trách nhiệm trong công việc chưa cao chưa chủ động trong công việc.

Việc đào tạo nguồn nhân lực đ được quan tâm, tuy nhiên cần có hệ thống đánh giá c án bộ qua c ác khó a đào tạo, sắp xếp phân công việc đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực chuyên môn, tạo động lực để phát huy tinh thần sáng tạo, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của cán bộ tham gia hoạt động TDBL. Bên cạnh đó , hiện tại VRB - Sở giao dịch chưa áp dụng phần mề m đ ánh gi á KPI cho c ác CV QHKH do đó còn chưa c ó sự khách quan trong việc đánh giá kết quả kinh doanh của mỗi cán bộ.

- Thứ sáu, nguyên nhân từ công tác marketing chưa thực hiện một cách bài bản Công tác marketing đã được triển khai để quảng bá, tiếp thị sản phẩm mới tới KH như: phát tờ rơi, pano , áp phích, . . . nhưng việc triển khai chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sản

phẩm và sau mỗi chương trình quảng bá sản phẩm mà chưa đánh giá được hiệu quả của các chương trình này. Các hoạt động này được triển khai kém bài bản và thiếu nhất quán tạo nên hình ảnh VRB thiếu chuyên nghiệp trong nhận thức của KH.

Bên cạnh đó , VRB - Sở giao dịch cũng chưa b an hành được quy trình cụ thể trong hoạt động marketing nên dẫn tới việc ngay từ việc nghiên cứu thị trường để xác định và tìm kiếm KH tiềm năng cũng chưa được thực hiện toàn diện, chưa phân tích được xu hướng của thị trường để từ đó xác định sản phẩm tiềm năng và c ó tính cạnh tranh cao.

Hoạt động marketing của VRB - Sở giao dịch chưa đạt được hiệu quả một phần còn là do hạn chế về mặt kinh phí . Chi nhánh đã thực hiện quảng cáo qua tờ rơi, p ano , áp phích và c ác phương tiện thông tin khác. Tuy nhiên, do kinh phí còn eo hẹp nên chủ yếu các tờ rơi được treo tại các PGD của chi nhánh. Việc quảng bá trên sóng truyền hình hoặc c ác phương tiện truyền thông khác như b áo chí, radio chưa được thực hiện.

- Thứ b ảy, nguyên nhân từ phía KH

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của TDBL tại VRB - Sở giao dịch đó là thói quen tiêu dùng của người dân trên địa bàn. Có thể thấy ở nước ngoài, người dân đã hình thành nên thói quen tiêu dùng trước và thanh toán sau nên vì thế mà hoạt động TDBL có nhi u ti m năng để phát triển. Tuy nhiên, tại Việt Nam phần lớn người dân v n còn e ngại việc phải vay vốn ngân hàng để tiêu dùng mà chọn c ách tích lũy đến khi c ó đủ ngân sách thì mới chi tiêu. Hoặc nếu chưa tích lũy đủ thì người dân sẽ lựa chọn nhờ cậy tới các mối quan hệ từ người thân mà không tới ngân hàng vay vốn do e ngại thủ tục rườm ra, phức tạp. Chính vì vậy mà việc tăng trưởng TDBL cũng b ị ảnh hưởng không nhỏ.

Bên cạnh đ đối với các KH là cá nhân hiện nay h h hăn trong việc chứng minh năng lực tài chính để vay vốn ngân hàng . Đối với các KH có thu nhập qua chuyển khoản thì việc chứng minh thu nhập sẽ dễ dàng và tạo được sự tin tưởng hơn so với các KH có nguồn thu nhập không được chi trả qua tài khoản ngân hàng. Trường hợp các KH là cán bộ công nhân viên chức thì cần có bảng lương hoặc xác nhận thu nhập của cơ uan công t c Tuy nhi n đối với những nguồn thu nhập khác ngoài lương thưởng từ đơn vị công tác thì các KH khó chứng minh được nguồn thu nhập đó của mình. Vì thế CV QHKH và ngân hàng thường e ngại mạo hiểm và khó

có thể cấp tín dụng được cho KH.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã đưa ra “bức tranh toàn cảnh” về hoạt động phát triển TDBL tại VRB - Sở giao dịch. Thực trạng phát triển TDBL được phân tích thông qua các tiêu chỉ định lượng và c ác tiêu chí định tính (kết quả khảo sát của KH, kết quả khảo sát của CV QHKH). Từ thực trạng đó c ó thể nhận thấy được những thành tựu và hạn chế còn tồn đọng cần được khắc phục trong thời gian tới. Đồng thòi, chương II cũng làm rõ các nguyên nhân dẫn tới những hạn chế còn tồn đọng, những nguyên nhân này là cơ sở cho những định hướng, chiến lược và giải pháp cụ thể ở chương III để phát triển TDBL của VRB - Sở giao dịch.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 1304 phát triển tín dụng bán lẻ tại NH liên doanh việt nga chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 65 - 71)