Các chỉ tiêu phản ánh phát triển tín dụng doanh nghiệp nhậpkhẩu của ngân hàng

Một phần của tài liệu 1310 phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhập khẩu tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 25 - 29)

1.2 Phát triển tín dụng doanh nghiệp nhậpkhẩu của Ngân hàng thương mại

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh phát triển tín dụng doanh nghiệp nhậpkhẩu của ngân hàng

ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Tăng trưởng về quy mô

Tăng trưởng quy mô cho vay nhập khẩu được đánh giá qua các tiêu chí:

- Tăng trưởng dư nợ cho vay

Dư nợ năm i - Dư nợ năm (i-1)

Tăng trưởng dư nợ cho vay = Dư nợ năm (i-1) x 100% (1)

- Tăng trưởng số dư bảo lãnh

- Tăng trưởng doanh số L/C: Nhóm chỉ tiêu này thể hiện mứcđộ tăng trưởng quy mô cho vay nhập khẩu hàng năm, các chỉ tiêu càng tăng thể hiện quy mô càng lớn, năng lực cho vay của ngân hàng tốt.

- Tăng trưởng khách hàng: Tăng trưởng khách hàng phản ánh mức độ tăng trưởng về quy mô kinh doanh của một ngân hàng thương mại. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ cạnh tranh, hiệu quả trong kế hoạch tìm kiếm, khai thác khách hàng càng tốt.

1.2.2.2 Phát triển về thị phần

Chỉ tiêu này cho thấy vị trí của tín dụng xuất nhập khẩu trong hoạt động tín dụng chung của chi nhánh. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn được sử dụng để xem xét sự biến động trong cơ cấu tín dụng thông qua việc so sánh giữa các thời kỳ khác nhau. Tỉ lệ này càng cao cho thấy mức độ phát triển nghiệp vụ này càng lớn, tín dụng xuất nhập khẩu đóng góp càng nhiều cho các doanh nghiệp và được khách hàng tín nhiệm

1.2.2.1 Cơ cấu sản phẩm hợp lý, hiệu quả

- Tỷ trọng dư nợ của từng loại sản phẩm, dịch vụ

Dư nợ của mỗi loại sản phẩm

Tỷ trọng dư nợ theo từng loại = T ổng dư nợ cho vay nhập khẩu x 100% (3)

sản phẩm

Chỉ tiêu này phản ánh sản phẩm đang chiếm ưu thế trong hoạt động cho vay nhập khẩu tại ngân hàng và mức độ hợp lý hàng năm được thể hiện qua hiệu quả cơ cấu sản phẩm.

1.2.2.2 Tăng trưởng thu nhập

Tăng trưởng thu (Thu nhập từ hoạt động cho vay nhập

nhập từ hoạt động = khẩu năm i) - (Thu nhập từ hoạt động cho x 100%

cho vay nhập khẩu vay nhập khẩu năm (i-1)) (4)

Thu nhập từ hoạt động cho vay nhập khẩu năm (i -1)

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng mức thu lãi và các hoạt động khác từ hoạt động cho vay nhập khẩu qua các năm, chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thể

hiện hiệu quả hoạt động cho vay nhập khẩu càng lớn.

1.2.2.3 Kiểm soát rủi ro

Chỉ tiêu đuợc đánh giá qua:

- Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu (%) = Du nợ xấu cho vay nhập khẩu x 100% (5)

T ổng du nợ cho vay nhập khẩu

Chỉ tiêu này phản ánh chất luợng cho vay tại các ngân hàng thông qua đó phản ánh công tác quản lý du nợ, đôn đốc thu hồi nợ. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất luợng cho vay thấp, công tác thẩm định, quản lý thấp.

- Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn

Tỷ lệ nợ có khả Du nợ cho vay nhập khẩu có khả

năng mất vốn (%) = năng mất vốn x 100% (6)

T ổng du nợ cho vay nhập khẩu

Du nợ có khả năng mất vốn là các khoản du nợ có khả năng thu hồi thấp, gây tổn thất mất vốn rất lớn cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn càng cao cho thấy mức độ báo động càng lớn cho các ngân hàng, tổn thất mất vốn lớn, gây nguy cơ phá sản cho ngân hàng.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro

Tỷ lệ trích lập dự = T ổng số tiền trích lập dự phòng rủi ro cụ x 100% (7)

phòng rủi ro (%) thể

(Du nợ gốc - Giá trị khấu trừ tài sản đảm bảo)

Các ngân hàng khi cho vay đã có sự lựa chọn về tài sản đảm bảo, thẩm định và xác định giá trị của tài sản đảm bảo. Do vậy, khi thực hiện trích lập dự phòng rủi ro, các ngân hàng sẽ giảm giá trị trích lập nếu giá trị đuợc khấu trừ từ tài sản đảm bảo lớn hơn số du nợ gốc của khoản vay và khoản du nợ sẽ không phải trích lập dự phòng rủi ro cụ thể. Số tiền trích lập dự phòng rủi ro cho từng khách hàng đuợc thực hiện theo quy định của ngân hàng nhà nuớc, việc trích lập này để các ngân hàng thuơng mại có nguồn tài chính khi thực hiện xử lý các khoản nợ xấu, các

18

khoản nợ có khả năng mất vốn.

- Tỷ lệ bảo lãnh trả thay

Số dư bảo lãnh trả thay

Tỷ lệ bảo lãnh trả thay (%) = T ổng dư bảo lãnh χ 100°%o (8)

Khoản bảo lãnh trả thay là khoản tốn thất của ngân hàng khi phát hành bảo lãnh nhưng bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện tổn thất trong hoạt động bảo lãnh của ngân hàng càng lớn.

1.2.2.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ của các ngân hàng thương mại có thể đánh giá qua mức độ cảm nhận của khách hàng thông qua ứng dụng mô hình SERVPERF. Do vậy, chất lượng chất lượng dịch vụ liên quan dịch vụ nhập khẩu được đánh giá tương tự. Mức độ hài lòng của các khách hàng càng cao chứng minh cho chất lượng dịch vụ của chi nhánh tốt. Chất lượng dịch vụ có thể xem xét qua các yếu tố sau:

- Năng lực phục vụ và sự đồng cảm

- Khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ nhập khẩu

- Độ tin cậy trong quá trình cung ứng dịch vụ

- Sự thuận tiện và phương tiện hữu hình

- Giá cả (lãi suất, chi phí dịch vụ)

Để đánh giá được chất lượng dịch vụ cho vay nhập khẩu, ngân hàng thông qua các phiếu khảo sát, câu hỏi để đánh giá mức độ cảm nhận của khách hàng về dịch vụ liên quan hoạt động nhập khẩu. Chỉ số khách hàng hài lòng tăng chứng minh chất lượng dịch vụ của ngân hàng được cải thiện và tốt hơn.

Một phần của tài liệu 1310 phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhập khẩu tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w