Thực trạng phát triển tín dụng doanh nghiệp nhậpkhẩu tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu 1310 phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhập khẩu tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 55 - 75)

TMCP quân đội, chi nhánh Hoàng Quốc Việt

2.2.1 Các quy định chung về tín dụng doanh nghiệp nhập khẩu 2.2.1.1 Các quy định chung của nhà nước về tín dụng xuất nhập khẩu

Căn cứ Nghị định số 151/2006 ngày 20/12/2006 và Nghị định 75/2011/NĐ- CP ngày 30/08/2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước, thông tư 69/2007/TT-BTC, pháp lệnh ngoại hối ngày 13/12/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hanh... quy định các nội dung liên quan đến cho vay nhập khẩu và bảo lãnh nhập khẩu.

2.2.1.2 Các quy định, quy trình liên quan hoạt động tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP quân đội

Các hoạt động liên quan đến phương thức nhập khẩu được điều chỉnh, sửa đổi cập nhật đến thời điểm hiện tại Ngân hàng TMCP quân đội gồm:

- Quyết định số 1239/QĐ-HS ngày 29/04/2014 về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ Thư tín dụng nhập khẩu.

- Quyết định số 2122/QĐ-HS ngày 23/06/2016 về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ UPAS L/C và nghiệp vụ thanh toán trước L/C trả chậm.

- Quyết định số 350/QĐ-HS ngày 18/02/2013 về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ Nhờ thu nhập khẩu.

- Quyết định số 3226/QĐ-HS ngày 14/10/2014 về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế chiều đi.

Trên cơ sở các quy định chung về tín dụng và các quy định riêng từng sản phẩm, các chi nhánh thực hiện cung cấp các dịch vụ liên quan hoạt động nhập khẩu cho khách hàng như sau:

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

43

• Khách hàng ký quỹ 100% trị giá L/C, có

• Phê duyệt của cấp có thẩm quyền: Khách hàng sẽ thực hiện mở L/C bằng vốn tự có thông qua hình thức ký quỹ 100% ngay tại thời điểm thực hiện phát hành L/C.

• Khách hàng ký quỹ nhỏ hơn 100% trị giá L/C, có phê duyệt của cấp có thẩm quyền về phương án mở L/C liên quan các điều kiện như: Tỷ lệ ký quỹ, nguồn thanh toán cho phần còn lại. Phương án này khách hàng thực hiện ký quỹ một phần và phần còn lại được thực hiện gồm: Khách hàng nộp b O sung tại thời điểm ký hậu vận đơn hoặc phát hành bảo lãnh nhận hàng; khách hàng có thể nộp khi đến hạn toán toán. Trường hợp phần nộp b O sung của khách hàng cộng với phần đã ký quỹ nhưng không đủ 100% giá trị L/C, Ngân hàng TMCP quân đội sẽ thực hiện cho vay. Khách hàng có thể đề xuất vay 100% giá trị L/C hoặc vay một phần và được đảm bảo bằng tài sản của bên thứ ba hoặc của chính khách hàng.

• Trường hợp mở L/C trả chậm

Theo quy chế mở L/C trả chậm nhập khẩu số 711/2011/QĐ-NHNN ngày 25/05/2011 của ngân hàng nhà nước và quy chế mở L/C trả chậm số 9007/QĐ-MB- HS ngày 13/12/2011 của Ngân hàng TMCP quân đội, theo đó ngân hàng đã triển khai thêm sản phẩm UPAS L/C - thư tín dụng trả chậm có thể thanh toán ngay. Đây là phương thức tài trợ mới có nhiều tính năng ưu việt đặc biệt về chi phí, giúp cho các doanh nghiệp nhập khẩu khó tiếp cận được với nguồn vốn vay ngoại tệ của ngân hàng. Với sản phẩm L/C này, nhà xuất khẩu được thanh toán tiền hàng trước ngày đến hạn thanh toán L/C và nhà nhập khẩu được phép trả tiền hàng chậm với thời hạn lên đến 360 ngày. Ngoài ra, nhà nhập khẩu có được mức giá hàng hóa tốt từ nhà xuất khẩu do hợp đồng được thanh toán trước từ ngân hàng chiết khấu.

+ Ký hậu vận đơn hoặc phát hành bảo lãnh nhận hàng

Việc ký hậu vận đơn hoặc phát hành bảo lãnh nhận hàng cho khách hàng khi bộ chứng từ chưa về đến ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thể nhanh chóng lấy hàng hóa đang lưu kho tại cảng, giảm chi phí lưu kho bãi đồng thời đẩy nhanh tiến độ cung cấp hàng hóa hoặc đưa nguyên vật liệu vào sản xuất.

Với các quy định hiện nay của ngân hàng nhà nước cũng như Ngân hàng TMCP quân đội, các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng nhập khẩu thông thường đáp ứng được tình hình thực tế. Tuy nhiên, ngân hàng nhà nước cần có các cơ chế linh

44

hoạt hoặc quy định mở cho ngân hàng thương mại triển khai các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với giao thương quốc tế hiện nay. Đối với Ngân hàng TMCP quân đội cần có các quy định mới có tính cạnh tranh cao cho các sản phẩm dịch vụ liên quan tín dụng nhập khẩu.

2.2.2 Thực trạng phát triển tín dụng doanh nghiệp nhập khẩu giai đoạn 2014-2017

Như đã phân tích tại phần cơ sở lý luận, tín dụng doanh nghiệp nhập khẩu có rất nhiều hình thức. Tuy nhiên để đánh giá đúng thực trạng phát triển tín dụng nhập khẩu tại MB Hoàng Quốc Việt , tác giả chỉ tập trung vào đánh giá các thực trạng tín dụng doanh nghiệp nhập khẩu liên quan đến nghiệp vụ cho vay nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu (không bao gồm nghiệp vụ cho vay trong nước của các doanh nghiệp này), bảo lãnh nhập khẩu và một số chỉ tiêu liên quan khác đi kèm, cụ thể:

2.2.2.1 Tăng trưởng về quy mô a. Tăng trưởng về dư nợ cho vay

Trong những năm qua, chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã chú trọng đến việc phát triển cho vay nhập khẩu, theo đó dư nợ cho vay nhập khẩu năm 2017 đạt 744 tỷ đồng tăng 213 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ tăng 45% xét về số tương đối.

Bảng 2.8: Dư nợ cho vay nhập khẩu của MB Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017

Giá trị Giátrị +/- So với năm 2014 Giá trị +/- So với năm 2015 Giá trị +/- So với năm 2016 (%) (%) (%) T ổng dư nợ 2,394 2,717 13.5% 2,946 8.4% 4,960 68.4% T ổng dư nợ nhập khẩu 350 408 16.6% 513 25.7% 744 45.0%

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD MB Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017

Bảng 2.8 cho thấy: Quy mô hoạt động cho vay của MB Hoàng Quốc Việt tăng, trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu theo đó hoạt động cho vay nhập

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 Giá trị Giá trị +/- So với năm 2014 (%) Giá trị +/- So với năm 2015 (%) Giá trị +/- So với năm 2016 (%) Doanh số nhập khẩu 245 277 13.1% 310 11.9% 374 21% 45

khẩu tăng đặc biệt trong năm 2017 đạt 744 tỷ đồng tăng 45.0% so với năm 2016; tốc độ gia tăng dư nợ cho vay nhập khẩu trung bình giai đoạn này là 29.1%. Năm 2016, dư nợ cho vay nhập khẩu tăng 25.7% so với năm 2015, hoàn thành 110% kế hoạch của chi nhánh. Bên cạnh đó nếu so sánh giữa dư nợ cho vay nhập khẩu với tổng dư nợ tại chi nhánh thì tỷ trọng chưa có sự cải thiện, chỉ đạt xung quanh mức 15,5%. Điều này cho thấy chi nhánh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển cho vay nhập khẩu trong thời gian tới, trong đó ưu tiên phát triển các khách hàng SME, mở rộng và khai thác một số lĩnh vực ngành nghề có doanh số nhập khẩu lớn như: Vật liệu sản xuất da giầy, may mặc, ô tô nhập khẩu, linh kiện điện tử và máy tính...

b. Tăng trưởng về số dư bảo lãnh

Bên cạnh phát triển về dư nợ, hoạt động bảo lãnh cho thấy quy mô hoạt động của chi nhánh. Tuy nhiên, tại chi nhánh Hoàng Quốc Việt số lượng khách hàng xuất khẩu không nhiều nên các bảo lãnh nước ngoài còn hạn chế. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo lãnh nước ngoài ít do doanh nghiệp nhập khẩu thường lựa chọn sử dụng các phương thức thanh toán L/C, nhờ thu hoặc TTR. Do đó, các bảo lãnh nước ngoài tại chi nhánh Hoàng Quốc Việt phát sinh chưa nhiều, các hình thức chưa đa dạng.

Biểu đồ 2.2: Giá trị bảo lãnh nước ngoài tại chi nhánh năm 2014-2017

Đơn vị: Tỷ đồng

■ Giá trị bảo lãnh

■ Giá trị bảo lãnh có yếu tố nước ngoài

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD MB Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017

Biểu đồ 2.3 cho thấy giá trị bảo lãnh ra nước ngoài của chi nhánh Hoàng Quốc 46

Việt còn thấp và không ổn định qua các năm. Năm 2017 đạt 285 tỷ đồng , chiểm 9.6% giá trị bảo lãnh, tăng 121 tỷ đồng so với năm 2016, tuy nhiên năm 2016 giá trị bảo lãnh có xu hướng giảm so với năm 2015, cụ thể giảm 21 tỷ đồng và chỉ chiếm 6% giá trị bảo lãnh.

Các giao dịch phát sinh tập trung vào nhóm khách hàng đang thực hiện công trình xây dựng tại nước ngoài nên thực hiện phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Đây là hạn chế lớn của chi nhánh Hoàng Quốc Việt do vậy trong thời gian tới, chi nhánh cần đẩy mạnh tiếp cận và phát triển khách hàng mới có hoạt động xuất khẩu hoặc thực hiện dự án ở nước ngoài nhằm gia tăng nguồn ngoại tệ xuất khẩu cho chi nhánh, hỗ trợ phát triển cho vay nhập khẩu nói riêng và cho vay nói chung tại chi nhánh.

c. Tăng trưởng doanh số thanh toán quốc tế

Các doanh nghiệp nhập khẩu với đặc thù luôn sử dụng dịch vụ TTQT đi kèm với vay vốn. Do vậy, bên cạnh phát triển dư nợ, doanh số TTQT tăng cho thấy quy mô của chi nhánh, doanh số nhập khẩu tăng cho thấy quy mô tăng tương ứng với việc các khách hàng cũ tin tưởng chuyển thêm giao dịch từ ngân hàng khác sang chi nhánh đồng thời chi nhánh phát triển và khai thác thêm các khách hàng mới.

Bảng 2.9: Doanh số nhập khẩu tại MB Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017

Phương thức

thanh toán 2014 2015 2016 2017

Giá

trị Giátrị +/- So vớinăm 2014

Giá

trị năm 2015+/- So với Giátrị năm 2016+/- So với

(%) (%) (%) "L/C 86.8 108.7 25.2% 138.9 27.8% 188.5 35.7% TTR 127.5 132.6 40% 142.5 73% 154.3 83% Nhờ thu 30.7 35.7 16.3% 28. 6 -19.9% 31. 2 9Λ% Tổng cộng 24 5 277 13.1% 310 11.9% 374 20.6%

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD MB Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017

Theo bảng 2.9, doanh số nhập khẩu của chi nhánh Hoàng Quốc Việt có sự tăng trưởng ổn định và tăng đều qua các năm. Năm 2017 doanh số nhập khẩu cán mốc 374 triệu USD tăng 21% so với năm 2016, tăng 64 tỷ USD so với năm 2016, tăng 52% so với năm 2015. Bên cạnh đó, so với doanh số nhập khẩu các chi nhánh

47

khác trên địa bàn Hà Nội của Ngân hàng TMCP quân đội như: Chi nhánh Trần Duy Hưng (142 triệu USD/năm), Chi nhánh Thăng Long (540 triệu USD/năm), Chi nhánh Hoàng Quốc Việt (315 triệu USD/năm), Chi nhánh Điện Biên Phủ (551 triệu USD/năm), doanh số nhập khẩu của chi nhánh Hoàng Quốc Việt năm 2017 nằm trong Top giữa những chi nhánh của MB trên địa bàn Hà Nội.

Trong cơ cấu doanh số nhập khẩu, phương thức thanh toán L/C và TTR luôn chiếm tỷ trọng chính, các phương thức khác không phát sinh hoặc phát sinh rất nhỏ. Đây là hai phương thức được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng chủ yếu trong các giao dịch thương mại quốc tế bên cạnh phương thức nhờ thu, chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn.

Bảng 2.10: Doanh số nhập khẩu theo phương thức thanh toán của MB Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 Giá trị Giá trị với năm+/- So 2014 Giá trị +/- So với năm 2015 Giá trị +/- So với năm 2016 (%) (%) (%) T ổng số khách hàng

doanh nghiệp vay vốn 167 186 11.4% 221 18.8% 290 31.2%

T ổng số khách hàng nhập

khẩu 74 89 20.3% 110 23.6% 125 13.6%

T ng số khách hàng nhập khẩu quan hệ vay vốn

36 48 33.3% 65 35.4% 78 20.0%

Khách hàng nhập khẩu mới

26 30 15.4% 39 30.0% 45 15.4%

Khách hàng nhập khẩu mới có quan hệ vay vốn

7 9 28.6% 12 33.3% 16 33.3%

Khách hàng nhập khẩu chấm dứt giao dịch

4 6 50.0% 10 66.7% 9 -10.0%

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD MB Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017

Năm 2017, chi nhánh Hoàng Quốc Việt thực hiện tiếp cận lại một số khách hàng cũ trong lĩnh vực công trình thủy, cung cấp lắp đặt thiết bị điện nên doanh số mở L/C tăng 49.6 triệu USD so với năm 2016, doanh số TTQT theo hình thức TTR tăng không nhiều, đạt 11.8 triệu USD tương ứng với 8.3% so với năm 2016, hình thức nhờ thu chiếm tỷ trọng không đáng kể và có xu hướng giảm qua các năm. Với doanh số mở L/C tăng mạnh trong năm 2017, cơ cấu gi a hai phương thức TTQT ở

48

tỷ lệ 50.4% và 41.3%. Xét về dài hạn, chi nhánh Hoàng Quốc Việt cần tăng cường phát triển cho vay thanh toán L/C do nhu cầu vay vốn theo phương thức này thường lớn hơn và mức thu về phí dịch vụ từ hình thức thanh toán này luôn cao hơn so với các hình thức thanh toán khác.

d. Tăng trưởng số lượng khách hàng

Song song với các chương trình chăm sóc các khách hàng cũ, truyền thống có hiệu quả, sàng lọc các khách hàng có rủi ro hoặc không đáp ứng tiêu chí của ngân hàng, chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã thực hiện các công tác tiếp thị khách hàng mới có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cụ thể:

Bảng 2.11: Phản ánh số lượng doanh nghiệp nhập khẩu quan hệ vay vốn

tại MB Hoàng Quốc Việt năm 2014 - 2017

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD MB Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017

Bảng 2.11 cho thấy: Số lượng khách hàng nhập khẩu có quan hệ vay vốn có sự tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên quy mô khách hàng chưa lớn chưa tương

49

xứng với ưu thế của chi nhánh Hoàng Quốc Việt.

Trong năm 2017, chi nhánh định hướng tập trung khai thác một số khách hàng đã tạm dừng quan hệ vay vốn và đẩy mạnh khai thác một số khách hàng cũ có tiềm năng nên tỷ trọng dư nợ cho vay nhập khập khẩu tăng 45% so với năm 2016. Quy mô khách hàng đã được cải thiện tuy nhiên số lượng chưa lớn, chỉ có 15/125 khách hàng có dư nợ bình quân 20-30 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp chấm dứt giao dịch về TTQT và tín dụng tăng hàng năm, nguyên nhân một phần dịch vụ của chi nhánh Hoàng Quốc Việt chưa đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng đồng thời chi nhánh thực hiện đánh, phân loại và dừng cung cấp dịch vụ với một số khách hàng đã phát sinh các khoản nợ quá hạn, tình hình tài chính không tốt hoặc có dấu hiệu rủi ro.

Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu, việc quy mô khách hàng quan hệ với chi nhánh ở mức thấp và có sự trì trệ tương đối trong việc phát triển trong các năm qua xuất phát từ ba nguyên nhân:

Thứ nhất, chi nhánh còn hạn chế về năng lực trong việc tiếp cận các khách hàng mới.

Thứ hai, công tác chăm sóc và giữ “chân” các khách hàng cũ chưa đồng đều, chi nhánh tập trung vào một số khách hàng CIB như: Tong Công ty 789, Công ty Co phần Hyundai Thành Công.... Qua 15 năm phát triển, chi nhánh đã có một số lượng các khách hàng trung thành nhất định, luôn ưu tiên sử dụng các sản phẩm vay vốn của chi nhánh Hoàng Quốc Việt như: Công ty C o phần tập đoàn Toji, Công ty TNHH Hà Hùng, Công ty C o phần cơ điện Hawee.. Song cũng có một số lượng không nhỏ các khách hàng đã từng thiết lập quan hệ vay vốn với chi nhánh nhưng không tiếp tục duy trì mối quan hệ nêu trên hoặc đã và đang có quan hệ vay vốn với chi nhánh nhưng có xu hướng chuyển một phần quan hệ vay vốn sang các t chức khác, hoặc sử dụng ít các sản phẩm dịch vụ tại chi nhánh hơn các t chức tín dụng khác như: Công ty C o phần kỹ thuật năng lượng Entec, Công ty C o phần truyền thông số 1, Công ty TNHH IDJ.. Điều đó cho thấy những vấn đề bất cập trong việc tạo ra những chính

Một phần của tài liệu 1310 phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhập khẩu tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 55 - 75)