Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng doanh nghiệp nhậpkhẩu

Một phần của tài liệu 1310 phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhập khẩu tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 33)

1.2 Phát triển tín dụng doanh nghiệp nhậpkhẩu của Ngân hàng thương mại

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng doanh nghiệp nhậpkhẩu

1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan

a. Năng lực của ngân hàng

Năng lực của các ngân hàng thương mại luôn có vai trò quan trọng liên quan đến chất lượng tín dụng nhập khẩu gồm: Nguồn huy động vốn, quy trình tài trợ nhập khẩu, cơ chế lãi suất, chính sách phí, bộ sản phẩm, “khẩu vị” rủi ro... Tùy theo chiến lược phát triển của từng ngân hàng để đưa ra sản phẩm cho vay nhập khẩu, danh sách khách hàng ưu tiên, lợi nhuận từ hoạt động cho vay nhập khẩu từ đó định

19

hướng tài trợ và phát triển theo từng mục tiêu cụ thể.

b. Nguồn nhân lực của ngân hàng

Trong các yếu tố liên quan đến phát triển tín dụng, nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn. Hiện nay, đội ngũ nhân lực của các ngân hàng Việt Nam đều khá trẻ, năng động nhưng thiếu kinh nghiệm đặc biệt lĩnh vực tín dụng nhập khẩu còn hạn chế về luật lệ quốc tế, ngôn ngữ điều này tạo ra những tiềm ẩn rủi ro cho các ngân hàng thương mại, giảm khả năng cạnh tranh của từng ngân hàng. Tuy nhiên nếu lực lượng nhân lực “già cỗi” có nhiều kinh nghiệm và am hiểu rộng lại chịu sức ì lớn, khả năng cập nhật kiến thức và thông tin mới sẽ có những hạn chế nhất định, khả năng thực hiện tiếp thị khách hàng là hạn chế rất lớn, nh ng điều này đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo cũng tác động rất lớn. Các ngân hàng thương mại cần chú trọng công tác đào tạo, thường xuyên cập nhật và tạo nền tảng kiến thức cho đội ngũ chuyên viên kinh doanh và cán bộ quản lý trung gian các cấp, qua đó sẽ giúp họ phát huy khả năng của bản thân, làm việc hiệu quả.

c. Hệ thống công nghệ thông tin Corebanking

Các ngân hàng thương mại thường có mạng lưới chi nhánh nhiều, trải dài khắp các vùng miền của đất nước, số lượng khách hàng nhiều nên các ngân hàng thương mại phải có hệ thống corebanking đáp ứng được các nhu cầu sử dụng, có nhiều tính năng ưu việt để đảm bảo dữ liệu được cập nhật và xử lý nhanh các giao dịch, đáp ứng các nhu cầu sản phẩm dịch vụ của khách hàng. Hệ thống công nghệ tốt sẽ hỗ trợ cho ngân hàng quản trị và theo dõi quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng từ đó xây dựng các chính sách, cơ chế phù hợp.

1.2.3.2 Các nhân tố khách quan

a. Tình hình kinh tế, xã hội

Hoạt động nhập khẩu thường xuyên liên quan đến các quy định về thương mại quốc tế, các thông lệ quốc tế, thủ tục hải quan, các đối tác ở nước ngoài, hợp đồng thương mại quốc tế, địa lý, ngôn ngữ.... nên ảnh hưởng và tác động rất lớn tới phát triển tín dụng nhập khẩu.

20

Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của từng quốc gia xuất nhập khẩu hàng hóa có thể tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu, qua đó gián tiếp ảnh huởng đến công tác phát triển tín dụng nhập khẩu. Khi nền kinh tế có những biến động sẽ tác động đến tỷ giá giữa các đồng tiền của các quốc gia qua đó tác động đến nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu tùy theo hình thái biến đổi và ảnh huởng trực tiếp đến các ngân hàng thuơng mại trong truờng hợp cấp tín dụng cho khách hàng, ảnh huởng đến việc thu hồi nợ.

Ngoài ra, tình hình xã hội bất ổn, thiên tai, dịch bệnh, tình hình tài chính biến động... đều tác động trực tiếp đến công tác giao nhận hàng, ảnh huởng đến việc thực hiện các điều khoản liên quan đến thanh toán của các bên trong hợp đồng mua bán, qua đó sẽ tác động đến các hoạt động tín dụng nhập khẩu của ngân hàng thuơng mại. Trong một số truờng hợp, ngân hàng đã cam kết thanh toán thông qua L/C nhung khách hàng cố tình không thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc thực hiện không đầy đủ theo hợp đồng hoặc các thỏa thuận đã cam kết đều gây ra các khó khăn trong việc thu hồi khoản nợ.

b. Các nhân tố từ phía doanh nghiệp

Các doanh nghiệp nhập khẩu chịu ảnh huởng bởi các thủ tục hải quan, các rào cản thuế quan của nuớc xuất khẩu... nên thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Thông tin doanh nghiệp sai khác hoặc không đúng thực tế, ngân hàng gặp rủi ro khi tài trợ phải danh mục hàng hóa cấm theo quy định của pháp luật, thông tin hải quan không chính xác, không thông quan đuợc hàng hóa phải thực hiện luu tại các kho bãi ảnh huởng tới tiến độ cung cấp hàng hóa, doanh nghiệp không thực hiện đúng hợp đồng dẫn tới không có nguồn thu trả nợ khoản vay cho ngân hàng.

Ngoài ra, cơ sở d liệu về lĩnh vực hoạt động, thông tin về doanh nghiệp rất cần thiết cho công tác phát triển tín dụng bởi thông qua thông tin ngân hàng sẽ đánh giá, dự báo và đua ra các sản phẩm, chính sách phù hợp, định huớng uu tiên theo từng thời kỳ hoặc theo thế mạnh của từng địa phuơng.

21

trong các điều kiện tiên quyết để các ngân hàng thuơng mại xem xét cấp tín dụng. Ngân hàng không thể “mạo hiểm” cấp tín dụng nhập khẩu cho doanh nghiệp nếu tài chính của doanh nghiệp không tốt, không đáp ứng đuợc các điều kiện tối thiểu của phuơng án hoặc hợp đồng. Nguợc lại, các khách hàng doanh nghiệp có tài chính tốt còn có lợi thế nhất định trong đàm phán các điều kiện nhu lãi suất, phí... với ngân hàng.

Ngoài các yếu tố nêu trên, mức độ am hiểu của doanh nghiệp về các quy định trong thuơng mại quốc tế cũng là một yếu tố tác động đến quyết định cấp tín dụng của các ngân hàng thuơng mại. Khi thực hiện thẩm định doanh nghiệp, ngân hàng sẽ xem xét và đánh giá nếu doanh nghiệp chua nắm rõ hoặc hiểu hết các thông lệ quốc tế sẽ có thể xảy ra các rủi ro phát sinh trong thuơng mại quốc tế, gây ra tổn thất buộc các ngân hàng thuơng mại phải thực hiện thay nghĩa vụ thanh toán cho khách hàng, khả năng thu hồi vốn gặp khó khăn. Do vậy, doanh nghiệp hiểu thông lệ và nắm rõ các thông tin trong hợp đồng ngoại thuơng để hạn chế phần bất lợi về cho mình.

Các yếu tố trên là yếu tố cốt lỗi ảnh huởng đến quyết định cấp tín dụng của các ngân hàng thuơng mại thì phuơng án kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố góp phần phát triển tín dụng. Do vậy các phuơng án cần đảm bảo hợp lý và có hiệu quả. Trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, ngoài các hoạt động nhu cho vay, bảo lãnh, ngân hàng còn có các sản phẩm nhu: Chiết khấu, mở L/C, bao thanh toán... do đó nhân tố tài sản đảm bảo là điều kiện không nhỏ tác động tới công tác phát triển tín dụng. Các ngân hàng thuờng muốn khách hàng ký quỹ 100% cho các hoạt động mở L/C nhung không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiền để ký quỹ nên sẽ dùng các loại hình tài sản đảm bảo khác thay thế. Trên cơ sở đề xuất của khách hàng các ngân hàng thuơng mại sẽ thẩm định và xem xét cấp tín dụng trên danh mục tài sản đó.

Bên cạnh đó các yếu tố nhu vị thế, uy tín của đối tác xuất khẩu, các ngân hàng trung gian, thanh toán... cũng là các yếu tố gián tiếp có thể ảnh huởng đến chất luợng tín dụng nhập khẩu của các ngân hàng thuơng mại.

22

c. Mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại

Với sự phát triển “bùng nổ ” của các ngân hàng thương mại thời gian qua trong khi nền kinh tế còn nhiều khó khăn và khủng hoảng thì mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Các ngân hàng thường cạnh tranh nhau về lãi suất, phí, chất lượng dịch vụ.... Do vậy, từng ngân hàng phải có chiến lược phát triển tín dụng nhập khẩu phù hợp với lợi thế của mình, với nhóm khách hàng định vị phát triển.

Một phần của tài liệu 1310 phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhập khẩu tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 33)