Khái niệm Quản lý nguồn nhân lực thông tin thư viện

Một phần của tài liệu 1343 QUẢN lý NGUỒN NHÂN lực THÔNG TIN THƯ VIỆN tại học VIỆN NH (FILE WORD) (Trang 26 - 28)

Tư duy mới về QL NNL (human resources management) ra đời trong bối cảnh kinh tế thị trường phát triển với sự gia tăng cạnh tranh đòi hỏi các tổ chức phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, trong đó có nguồn nhân lực. Sự phát triển và năng động của thị trường lao động đã thực sự tạo ra cơ hội việc làm cho lực lượng lao động chất lượng cao. Vì vậy, các tổ chức, cả trong khu vực công và tư, đều đứng trước những thử thách lớn trong việc thu hút, duy trì và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Xuất phát từ những yêu cầu đó, “quản lý nguồn nhân lực” ra đời như một sự lựa chọn thay thế quản lý nhân sự truyền thống và được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với quản lý và phát triển tổ chức.

Theo PGS.TS. Trần Xuân Hải, quản trị NNLsự phối hợp các công việc: phân tích, đánh giá, hoạch định, quản lý và sử dụng NNL một cách có hiệu quả, nhằm đạt tới những mục tiêu do doanh nghiệp đặt ra trong từng thời kỳ. [10]. Theo TS. Nguyễn Ngọc Quân, quản lý và quản trị đều là việc trông coi và giữ gìn hoặc tổ chức điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định, song quản trị được dùng một cách cụ thể hơn vào điều hành, tác nghiệp công việc một cách thường xuyên, hàng ngày. Do vậy, QL NNL hay quản trị NNL đều được sử dụng chung. Với tư cách là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản trị, “quản trị

nhân lực bao gồm các việc từ hoạch định, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát các hoạt động liên quan đến việc thu hút, sử dụng và phát triển người lao động trong các tổ chức” và “QL NNL là việc tuyển dụng, sử dụng, duy trì và phát triển cũng như cung cấp các tiện nghi cho người lao động trong các tổ chức”. [31, tr.6].

Theo TS. Trần Thị Kim Dung, “QL NNL là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức và nhân viên" [5, tr.4].

Quản lý NNL hoạt động trong lĩnh vực TT-TV, PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Thanh cho rằng, quản lý cơ quan thông tin, thư viện là quản lý 3 lĩnh vực: quản lý con người, quản lý chuyên môn và quản lý cơ sở vật chất. Ve bản chất, quản lý thư viện hiện đại là quản lý con người theo hai chiều từ trên xuống và phản hồi từ dưới lên, có sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ. QL NNL bao gồm quản lý công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo và phát triển NNL thư viện”. [39]. QL NNL trong cơ quan TT-TV chính là tổ chức, điều hành tập thể công chức, viên chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó. Theo PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt, QL NNL trong hoạt động TT-TV được nhìn nhận ở hai mức độ tương tác hữu cơ với nhau, đó là quản lý nhân sự trong các cơ quan TT-TV (mức độ vi mô) và quản lý sự nghiệp TT-TV (mức độ vĩ mô). [29].

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả cho rằng NNL TT-TV là quá trình sử dụng các phương pháp, biện pháp tác động, tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ viên chức đang làm việc nhằm giúp mỗi người lao động hoàn thành tốt nhất kế hoạch để đạt mục tiêu của tổ chức. Các khâu cơ bản của quá trình này bao gồm: lập kế hoạch, tuyển dụng, bố trí sử dụng, đánh giá, phát triển, trả lương và thăng thưởng. NNL TT-TV được bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng hợp lý, được phát huy, phát triển, trở thành động lực phát triển cơ quan TT-TV chính là thể hiện hiệu quả của hoạt động QL NNL trong cơ quan đó. Hay nói cách khác, hiệu quả QL NNL là thành tố quan trọng tạo nên sức mạnh của nguồn lực con người trong cơ quan TT- TV. Hiệu quả này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ phù hợp của thể chế, chính sách, các biện pháp tác động, các công cụ hỗ trợ trong hoạt động QL NNL TT-TV trong từng giai đoạn cụ thể.

Một phần của tài liệu 1343 QUẢN lý NGUỒN NHÂN lực THÔNG TIN THƯ VIỆN tại học VIỆN NH (FILE WORD) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w