Các tiêu chí đo lường rủi ro thẻ thông tin dữ liệu

Một phần của tài liệu 1355 quản lý rủi ro đối với thẻ thông tin dữ liệu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36 - 38)

1.2. RỦI RO THẺ VÀ QUẢNLÝ RỦI RO ĐỐI VỚI THẺ THÔNG TIN

1.2.3. Các tiêu chí đo lường rủi ro thẻ thông tin dữ liệu

1.2.3.1. Chỉ tiêu về số lượng thẻ tra soát, khiếu nại gian lận

Khi tài khoản khách hàng đã bị trừ tiền tài khoản mà không thừa nhận giao dịch, họ sẽ thực hiện giao dịch tra soát, khiếu nại với lý do giao dịch nghi ngờ bị gian lận, giả mạo. Trên cơ sở các giao dịch này, ngân hàng sẽ tiến hành rà soát, khoanh vùng, kiểm tra lại hình ảnh camera nhằm xác định thiết bị chấp nhận thẻ và khoảng thời gian bị nghi ngờ bị gắn thiết bị sao chép thông tin dữ liệu để kịp thời đưa ra các biện pháp kịp thời hạn chế tổn thất.

1.2.3.2. Số lượng tài khoản phát hành thẻ bị lợi dụng

Những trường hợp giạn lận, giả mạo thẻ như: Khách hàng bị lợi dụng, nạp tiền điện thoại, lừa gạt chuyển khoản, mua thẻ trả trước, mua thẻ cào,. thông thường những thiệt hại về mặt tài chính này chủ thẻ sẽ phải chịu, còn ngân hàng hỗ trợ chủ thẻ trong việc thu thập chứng từ.

1.2.3.3. Số lượng thẻ đề nghị xứ lỷ rủi ro, tổn thất do gian lận, giả mạo

Đối với các giao dịch tra soát, khiếu nại nghi ngờ gian lận, giả mạo, khi có đầy đủ căn cứ, chứng từ (nhật ký giấy, biên bản kiểm quỹ, dữ liệu hình ảnh camera, v.v..) chứng minh thẻ bị gian lận, giả mạo sẽ được ngân hàng tiến hành xử lý rủi ro, tổn thất và hoàn trả lại tiền cho khách hàng. Đây chính là

những trường hợp gây tổn thất không những về tài chính, mà còn cả về uy tín cho ngân hàng.

1.2.3.4. Số lượng thẻ không hoạt động trong một thời gian (thẻ ngủ)

Một số ngân hàng hiện nay có hiện tượng chạy theo doanh số chú trọng tăng số lượng thẻ với điều kiện khá dễ dàng, đôi khi không dựa trên nhu cầu thực sự của khách hàng. Chính vì vậy, những thẻ này sẽ bị khách hàng “bỏ quên” trong một thời gian dài, một lượng lớn những thẻ không được sử dụng sẽ được hệ thống quản lý thẻ chuyển những thẻ này sang trạng thái “ngủ”, nguy hiểm hơn một lượng thẻ này còn có khả năng bị bán lại cho các đối tượng tội phạm lợi dụng thực hiện các giao dịch thanh toán bất hợp pháp, gây tổn thất cả về tài chính và hình ảnh cho ngân hàng. Điều này sẽ gây ra những nguy cơ về việc lộ thông tin. Ngoài ra việc phát hành ồ ạt cũng có thể xuất hiện rủi ro đạo đức cán bộ ngân hàng, gây ra tình trạng cán bộ lợi dụng chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng. Hơn nữa, mỗi ngân hàng chỉ có nguồn tài nguyên về lưu trữ dữ liệu hạn chế, việc tồn đọng một số lượng thẻ lớn không hoạt động sẽ ảnh hưởng đến nguồn lưu trữ dữ liệu của thẻ.

1.2.3.5. Đo lường tỷ lệ rủi ro, tổn thất trong lĩnh vực thẻ

Các ngân hàng thường đều xét một tỷ lệ rủi ro, tổn thất phù hợp để triển khai các sản phẩm dịch vụ. Công thức phổ biến để đo lường tỉ lệ này là:

Tỷ lệ (%) = Tổng số tiền dự kiến rủi ro, tổn thất/Doanh thu của sản phẩm, dịch vụ đó.

Trong khung tỷ lệ cho phép và chấp nhận để triển khai các dịch vụ sản phẩm, thông thường tỷ lệ này chiếm từ 0.08% - 0.15%.

Ngoài ra, các TCTQT cũng đánh giá theo công thức:

Tỷ lệ (%) = Số lượng giao dịch tra soát, khiếu nại với mã lý do gian lận, giả mạo/Doanh số phát sinh.

ĐVCNT này sẽ bị TCTQT yêu cầu các ngân hàng tạm dừng hoạt động.

Một phần của tài liệu 1355 quản lý rủi ro đối với thẻ thông tin dữ liệu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36 - 38)