Các bước khóa thẻ qua ứng dụng Agribank E-Mobile Banking

Một phần của tài liệu 1355 quản lý rủi ro đối với thẻ thông tin dữ liệu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 106 - 113)

Không chỉ dừng lại ở đây, Agribank cũng như các NHTM cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao ý thức của khách hàng bằng nhiều phương pháp thiết thực hơn. Hiện nay với các phương tiện số phát triển, ngoài các kênh tiếp cận khách hàng truyền thống như xây dựng các tờ rơi hướng dẫn hay những tin nhắn cảnh báo qua điện thoại hay hòm thư của khách hàng cịn có các kênh mới, hiện đại, dễ tiếp cận hơn như báo chí, mạng xã hội, những đoạn quảng

cáo ngắn với nội dung dễ nhớ, hình thức bắt mắt,... giúp nâng cao ý thức trong việc sử dụng và bảo quản thẻ của khách hàng.

Ngoài những hướng dẫn, khuyến cáo nhằm nâng cao ý thức về việc bảo quản thông tin thẻ cho khách hàng, các ngân hàng còn triển khai các gói bảo hiểm chủ thẻ. Hiện tại Agribank cũng đã cung cấp cho chủ thẻ gói bảo hiểm cho thẻ quốc tế và gói bảo hiểm rút tiền tại máy ATM cho thẻ ghi nợ nội địa. Hiện tại Agribank cũng đang tìm hiểu, nghiên cứu và mong muốn cho ra đời gói bảo hiểm cho chủ thẻ đối với những trường hợp thẻ bị sao chép thông tin dữ liệu để giảm ngắn thởi gian xử lý cho khách hàng.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT3.3.1. Đối với Chính phủ 3.3.1. Đối với Chính phủ

- Tiếp tục triển khai và có thêm những cơ chế chính sách cũng như đưa ra thêm những phương pháp thiết thực đẩy nhanh và hoàn thành Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong năm 2020.

+ Chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị cung cấp thiết bị thanh tốn giảm các loại phí và khơng tiến hành thu phí đối với giao dịch qua thiết bị POS, nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng các cơng cụ khác tiền mặt để thanh tốn.

+ Nên có cơ chế, ưu đãi và yêu cầu các đơn vị kinh doanh thanh toán phi tiền mặt như nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, siêu thị,...

+ Hướng tới mục tiêu thu thuế 100% qua kênh trực tuyến và đôn đốc, yêu cầu các đơn vị kinh doanh các mặt hàng thiết yếu như điện, nước, viễn thơng, cáp truyền hình,... phối hợp với các trung gian tài chính thực hiện thanh tốn trực tuyến.

- Giám sát và u cầu các đơn vị quản lý thông tin cá nhân của khách hàng, các đơn vị chấp nhận thẻ phải tuân thủ đúng và đủ các quy định về an toàn và

bảo mật thơng tin cũng như có những phương án kịp thời để xử lý nếu có sự cố xảy ra.

- Có chế tài phù hợp,có sức răn đe mạnh đối với tội phạm công nghệ cao nói chung và tội phạm thẻ nói riêng.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Có các văn bản hướng dẫn cụ thể cho các NHTV trong việc xử lý rủi ro trong lĩnh vực thẻ để vừa đảm bảo thực hiện đúng quy định, vừa phù hợp với các đặc điểm hoạt động thẻ của các NHTM.

- Phát hành quy định và có hướng dẫn cụ thể về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro hoạt động thẻ cũng như đưa ra hướng dẫn cụ thể cho NHTM trong việc xử lý các tổn thất phát sinh cho giao dịch thẻ.

- Thiết lập cơ chế giám sát, đôn đốc và đưa ra các quy định yêu cầu tuân thủ cho các NHTM về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thẻ về cả mảng phát hành (phát hành thẻ chip nội địa, chuẩn 3D Secure, chuẩn PCI DSS,...) và thanh toán (tiêu chuẩn về các thiết bị ATM/POS, hệ thống phòng ngừa,hệ thống bảo động,...) để các ngân hàng có sự thống nhất.

- Ban hành các quy định, hướng dẫn về các sản phẩm, tiện ích, cơng nghệ mới như thẻ không tiếp xúc, thẻ phi vật lý, xác thực vân tay,...

- Có cơ chế phối hợp với cơ quan Cảnh sát điều tra, cơ quan Công an, phối kết hợp hỗ trợ bắt giữ, trấn áp tội phạm thẻ. thiết lập đường dây nóng (hotline) để phục vụ chủ thẻ/ĐVCNT khi có dấu hiệu gian lận xảy ra.

- Có các chính sách ưu đãi và khuyến khích để các nhà cung cấp dịch vụ như: điện, nước, viễn thông, truyền hình, trường học, máy bay phối kết hợp với các NHTM thúc đẩy hơn nữa thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam.

3.3.3. Đối với Bộ Công an

- Đề nghị phối hợp chặt chẽ với NHNN, Hội thẻ cũng như các NHTM để phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm đối với loại hình tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là tội phạm thẻ.Đồng thời hoàn thiện cơ chế phối hợp trong cơng tác phịng chống tội phạm công nghệ cao giữa các bên liên quan.

- Đề nghị có biện pháp phối hợp, chỉ đạo Cơng an các địa phương để điều tra, xử lý kịp thời tội phạm, khơng để thất thốt tài sản của Nhà nước, nhân dân.

- Kiểm tra, đơn đốc và bảo vệ an tồn trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thẻ nói riêng. Kịp thời phát hiện và có những chỉ đạo trong cơng tác phòng chống tội phạm thẻ.

- Thường xuyên có những buổi tọa đàm để cập nhật cho các ngân hàng xu thế, tình hình và thủ đoạn của tội phạm cơng nghệ cao từ đó chia sẻ những kinh nghiệm, phương pháp phịng ngừa, đối phó và ngăn chặn, củng cố trong công tác quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an tồn thơng tin và tài sản cho cả khách hàng và ngân hàng.

3.3.4. Đối với Hội thẻ Ngân hàng

- Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam cần luôn phối hợp chặt chẽ với Bộ cơng an nói chung và Cục cảnh sát phịng chống tội phạm cơng nghệ cao- A05 nói riêng để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với loại hình tội phạm trong lĩnh vực thẻ đồng thời kịp thời nắm bắt và chia sẻ những kinh nghiệm trong việc đối phó, ngăn chặn loại hình tội phạm này.

- Đề nghị Hội thẻ Ngân hàng thực hiện đề xuất, kiến nghị và phối hợp với NHNN, Bộ Tài chính triển khai các giải pháp hỗ trợ hoạt động thẻ nói riêng và hoạt động thanh tốn phi tiền mặt nói chung phát triển như:

+ Quy định một số loại hình kinh doanh bắt buộc thanh toán bằng thẻ, đặc biệt là các dịch vụ cấp thiết như điện, nước, di động,...

+ Có những cơ chế, chính sách đẩy mạnh thanh toán qua thẻ, có cơ chế miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với các đơn vị cung cấp thiết bị liên quan đến thẻ.

- Kêu gọi các Cơ quan quản đẩy mạnh và dần bắt buộc việc sử dụng thẻ trong chi tiêu công, thu các dịch vụ Chính phủ như thuế, phí, lệ phí qua thẻ và các kênh trực tuyến; yêu cầu các đơn vị sự nghiệp như giáo dục, y tê,... đẩy mạnh hơn hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

- Thông qua truyền thông, giúp mọi đối tượng không phân biệt độ tuổi, địa bàn sinh sống,... trên địa bàn Việt Nam hiểu rõ hơn về cách sử dụng thẻ an toàn, hiệu quả cũng như những lợi ích của thanh tốn phi tiền mặt.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc Hội thảo về những rủi ro của hoạt động thẻ và quản trị rủi ro thẻ, giúp cho các ngân hàng thành viên không chỉ cập nhật, nhận được những lời khun hữu ích từ NHNN hay bộ Cơng an mà còn là cơ hội cơ giao lưu, học hỏi, nâng cao kinh nhiệm lẫn nhau. Từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngân hàng, giúp hoạt động quản lý rủi ro trong lĩnh vực thẻ nói riêng và hoạt động thẻ nói chung được xử lý một cách nhanh chóng, hiệu quả và thuận lợi.

- Không ngừng hồn thiện hệ thống thơng tin, dữ liệu của Hội thẻ cũng như Tiểu ban quản lý rủi ro để giúp các ngân hàng thành viên nhanh chóng, kịp thời nhận được các thơng báo khơng chỉ về tình hình gian lận thẻ mà cịn cả những dấu hiệu bất thường có thể gây ra rủi ro trong tương lai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa vào những đánh giá thực trạng, kinh nghiệm trong cơng tác quản lý, phịng ngừa rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh thẻ, đặc biệt căn cứ vào các điểm mạnh và điểm yếu đã nêu ra, chương 3 đã giúp đưa ra các định hướng, kế hoạch hành động nhằm tăng chất lượng các hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank. Từ đó, chương 3 sẽ đưa ra những biện pháp khiến các tổn thất từ các hoạt động gian lận, giả mạo thẻ gây ra được hạn chế ở mức thấp nhất. Thêm vào đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị với các bộ ngành liên quan trong Chính phủ, Bộ Cơng an, Ngân hàng Nhà nước và Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam để giúp các Ngân hàng thương mại tại thị trường Việt Nam trong đó Agribank có thể phát triển hoạt dộng thẻ cũng như triển khai, áp dụng tốt các giải pháp được đưa ra.

KẾT LUẬN

Tại thời điểm hiện nay ở Việt Nam ngân hàng số mà đại diện là thị trường thẻ đang được quan tâm và trở nên vô cùng sôi động với những cạnh tranh khốc liệt từ không chỉ các NHTM mà còn từ nhiều tổ chức khác. Điều này khiến cho Agribank không ngừng phải cập nhật, hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ của mình để duy trì và mở rộng thị phần trên thị trường thẻ cũng như liên tục nghiên cứu, tăng cường an ninh, an tồn, phịng ngừa và quản lý rủi ro trong hoạt động thẻ để tránh tổn thất về tài chính và uy tín cho ngân hàng.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm quản lý rủi ro trong hoạt động thẻ, luận văn đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:

1. Hệ thống hoá một số kiến thức, lý luận cơ bản về thẻ thanh toán. Khái quát các loại hình rủi ro trong hoạt động thẻ của ngân hàng và một số nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro trong hoạt động thẻ.

2. Phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác phịng ngừa và quản lý rủi ro đối với thông tin dữ liệu thẻ tại Agribank. Đặc biệt đi sâu phân tích thực trạng rủi ro đối với thông tin dữ liệu thẻ tại Agribank. Với những số liệu chứng minh luận văn đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác phịng ngừa và QLRR đối với thơng tin dữ liệu thẻ tại Agribank.

3. Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng cơng tác phòng ngừa và QLRR đối với thông tin dữ liệu thẻ tại Agribank kết hợp với bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp chính và kiến nghị nhằm QLRR đối với thơng tin dữ liệu thẻ tại Agribank.

Bản luận văn này được hoàn thành với sự cố gắng của bản thân cùng với sự hướng dẫn, ủng hộ của các thầy cơ và các đồng nghiệp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do hạn chế về thời gian và sự hiểu biết chưa nhiều, bản luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ giáo, các chuyên gia trong lĩnh vực thẻ để đề tài tiếp tục được hoàn thiện hơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn, Hà Nội.

2. Chính phú nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

3. Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, Báo cáo tình hình hoạt động thẻ năm 2016-2019. 4. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Báo cáo tổng kết nghiệp vụ thẻ năm 2016-2019.

5. Nguyễn Hải Hà (2018), Hạn chế rủi ro trong hoạt động phát hành và thanh

toán thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận văn

thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng Việt Nam, Hà Nội.

6. Hà Thị Anh Đào (2009), Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh

thẻ tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh

tế Thành phố Hồ Chí Minh,TP. Hồ Chí Minh.

7. Dư Thị Lệ Thuỷ, Giải pháp hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ thẻ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam,Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng Việt Nam, Hà Nội.

8. Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Tạp chí ngân hàng.

10. Thủ tướng chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Ngày 30/12/2016, Đề án số 2545/QĐ-TTg phát triển thanh tốn khơng dùng tiền

mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020.

11. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 20/2007/QĐ- NHNN ngày 15/05/2007 về việc ban hành quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng

và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng.

12. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 19/2016/TT-NHNN ngày 30/06/2016 về hoạt động thẻ Ngân hàng.

13. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 41/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNNngày 30/06/2016 về hoạt động thẻ Ngân hàng

14. Thời báo Ngân hàng.

15. Thời báo Kinh tế Việt Nam. 16. Tổng cục Thống kê.

Một phần của tài liệu 1355 quản lý rủi ro đối với thẻ thông tin dữ liệu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 106 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w