KHÁI QUÁT RỦI RO ĐỐI VỚI THẺ THÔNG TIN DỮ LIỆU TẠI THỊ

Một phần của tài liệu 1355 quản lý rủi ro đối với thẻ thông tin dữ liệu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 54 - 57)

THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

2.2.1. Tình hình hoạt động thẻ tại Việt Nam

Vào những năm 1990 dịch vụ thẻ chính thức du nhập vào Việt Nam tuy nhiên mảng ngân hàng bán lẻ Việt Nam nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng chỉ bắt đầu tăng trưởng đáng kể từ năm 2015. Giai đoạn trước 2015, các ngân hàng

Việt chủ yếu tập trung hoàn thiện những sản phẩm cơ bản. Năm 2012 chỉ có khoảng 6% người Việt có tài khoản tại ngân hàng và khoảng 1% dân số Việt Nam có thẻ Ngân hàng. Các đơn vị chấp nhận thẻ cũng còn rất hạn chế về số lượng cũng như quy mô. Nhưng đến vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, việc tập trung vào hoạt động này đã trở thành chiến lược của nhiều ngân hàng, với nhiều sản phẩm, tiện ích ngày càng đa dạng và hiện đại và an toàn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng cũng như

tạo nên một thị trường Thẻ sơi động, có sức cạnh tranh cao.

Cho đến nay, thị trường thẻ Việt Nam đã khẳng định được chỗ đứng và đạt được những thành tựu nhất định, dịch vụ thẻ trở thành một trong những nghiệp vụ cơ bản và mang lại nguồn lợi nhuận vừa an toàn vừa hiệu quả cho các NHTM. Theo thống kê của NHNN cho biết, hiện nay có 45,8 triệu/92,6 triệu dân có tài khoản Ngân hàng, chiếm 63% dân số. Tỉ lệ giao dịch không dùng tiền mặt trong đó thanh tốn qua thẻ chiếm tỉ lệ rất cao tuy đã tăng đột biến so với năm 2018 (tăng từ khoảng 5% năm 2018 lên khoảng 21% năm 2019) tuy nhiên đây vẫn chưa phải là tỉ trọng kì vọng, thua kém nhiều so với các quốc gia trong khu vực chưa thể thay thế chi tiêu bằng tiền mặt do thói quen sử dụng tiền mặt ở Việt Nam.

2.2.2. Thực trạng rủi ro đối với thẻ thông tin dữ liệu tại thị trường Việt Nam

Tình trạng gian lận thanh tốn thẻ tại Việt Nam bắt đầu tăng mạnh từ năm 2014 và tiếp tục tăng trong năm 2015, 2016 và nở rộ vào thời điểm những năm gần đây. Ngày càng xuất hiện nhiều những hình thức lừa đảo qua kênh thanh tốn điện tử như qua các trang mạng xã hội, mạo danh các cơ quan có thẩm quyền, giả mạo các trang web giao dịch lớn, .... nhắm tới những chủ thẻ nhẹ dạ, cả tin chuyển khoản hoặc cung cấp thông tin cá nhân, OTP, ...

Về rủi ro gian lận tại ATM, cả về số lượng và cơng nghệ của nhóm tội phạm này ngày càng phát triển. Năm 2019, tình hình Skimming tại ATM tiếp tục có chiều hướng gia tăng với các thủ đoạn và phương thức tinh vi hơn, như: Gắn thiết bị Skimming bên trong đầu đọc thẻ của ATM (Deep Insert); Lắp Camera siêu nhỏ/Bàn phím ATM giả để chụp mã PIN; Các đối tượng hoạt động theo nhóm, phân hóa cơng việc (01 đối tượng lắp đặt thiết bị Skimming; 01 đối tượng rút tiền),v.v.Các đối tượng tập trung vào các thành phố lớn Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Lạng Sơn. Số lượng ATM bị

gắn thiết bị sao chép thông tin dữ liệu tại Việt Nam cũng tăng không ngừng theo cấp số nhân. Theo báo cáo của Tiểu ban Quản lý Rủi ro - Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, số lượng và tần suất ATM bị Skimming của toàn thị trường gia tăng và xảy ra liên tục.

Trong năm 2019 các ngân hàng đã phải đối mặt với làn sóng ATM skimming quy mơ lớn. Cả năm 2019 đã có đến 241 vụ ATM bị Skimming, gấp hơn 1.7 lần so với cả năm 2018, gấp hơn 3.2 lần so với cả năm 2017 và gấp hơn 8 lần năm 2016. Tuy nhiên do đã có kinh nhiệm xử lý những trường hợp ATM bị Skimming nên việc phát hiện và giảm thiểu tổn thất do loại hình gian lận này cũng đã được các Ngân hàng quan tâm và theo sát.

Hội thẻ ngân hàng Việt Nam nhận định rằng rủi ro trong hoạt động thẻ vẫn chưa hề có xu hướng giảm và ngày càng đáng báo động. Tình trạng thơng tin dữ liệu cá nhân của chủ thẻ bị đánh cắp và tình trạng thẻ giả được sử dụng bất hợp pháp gây tổn hại khơn lường về khơng những tài chính cũng như uy tín cho ngân hàng, mà cịn cả cho chủ thẻ và thị trường chung. Cục an ninh mạng và phịng chống tội phạm cơng nghệ cao cũng dự báo tình trạng các đối tượng tội phạm cơng nghệ cao nói chung cũng như đối tượng tội phạm thẻ người nước ngoài sang Việt Nam thực hiện hành vi tội phạm trên sẽ cịn có diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng khơng tốt đến tình hình an ninh trật tự; gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội;...

Tuy nhiên, qua báo cáo, đánh giá và so sánh với các nước trên thế giới có thể thấy rằng tỷ lệ rủi ro qua thanh toán thẻ tại Việt Nam đang ở mức khá thấp, chỉ bằng 1/3 so với tỷ lệ trung bình trên tồn thế giới (theo báo cáo của tổ chức thẻ Visa và MasterCard).

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI THẺ THÔNG TIN DỮ LIỆU TẠI AGRIBANK

ST T Loại rủi ro Rủi ro, tổn thất đã xử lý năm 2017 Rủi ro, tổn thất đã xử lý năm 2018 Rủi ro, tổn thất đã xử lý năm 2019 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền 1

Rủi ro, tơn thât do gian

lận giả mạo thẻ 107 856 499 2.137 1.077 2.699

2

Rủi ro, tôn thât do sự cố

kỹ thuật/lỗi hệ thống 18 31 0 0 1 2

tham gia của không chỉ các ngân hàng trong nước mà cịn cả những ngân hàng nước ngồi. Từ sự cạnh tranh ngày càng gay gắt này cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, hoạt động thẻ có tốc độ phát triển ngày

càng nhanh, về cả chỉ tiêu chất lượng và số lượng. Cùng với đó rủi ro, gian lận trong nghiệp vụ thẻ có xu hướng tăng và tình hình tội phạm thẻ trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng diễn biến ngày càng phức tạp. Nhiều giao dịch gian lận, lừa đảo đã xảy ra tại thị trường Việt Nam bằng những hình thức ngày càng tinh vi và phức tạp gây tổn hại đến khơng những về tài chính cho khách hàng và ngân hàng mà cịn gây tổn hại đến uy tín, hình ảnh cho các ngân hàng. Đây là thực trạng chung của các NHTM tại Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng đang phải đối mặt.

Một phần của tài liệu 1355 quản lý rủi ro đối với thẻ thông tin dữ liệu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w