1.2.2.1. Chuỗi giá trị dệt may thế giới
Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu được chia làm 5 công đoạn cơ bản là: Sản xuất nguyên liệu thô (bông, xơ); Sản xuất nguyên phụ liệu (sợi, vải); Cắt may; Phân phối và thương hiệu; và Cung cấp MMTB ngành dệt may.
Biểu đồ 1.1: Chuỗi giá trị ngành dệt may thế giới
Nguồn: The Internationnal Competiveness of Asian economies in the apparel
Comodity chain (Gereffi, 2002)
1.2.2.2. Chuỗi giá trị gia tăng và loại hình doanh nghiệp dệt may tương ứng
Từng công đoạn của chuỗi giá trị sẽ tạo ra các sản phẩm của ngành dệt may bao gồm 02 nhóm sản phẩm chính: (i) Sản phẩm nguyên phụ liệu ngành dệt may: sợi (gồm sợi thiên nhiên và sợi hóa học), vải (vải dệt kim và vải dệt thoi); và (ii) Sản phẩm cuối cùng: trang phục và các loại sản phẩm dệt may khác (thảm, khăn, ga trải giường,...)
Từng công đoạn trong chuỗi giá trị cũng hình thành các loại hình doanh nghiệp khác nhau bao gồm: (i) Các công ty dệt: Doanh nghiệp kéo sợi và dệt nhuộm. Đây là các doanh nghiệp phải đầu tư rất lớn về vốn do đòi hỏi máy móc thiết bị hiện đại, suất đầu tư lớn; (ii) Các công ty may mặc: Các công ty may mặc có đặc điểm không đầu tư lớn về vốn do máy móc thiết bị ngành may có giá rẻ hơn ngành dệt, tuy nhiên đây là các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về lao động; và (iii) Các đơn vị kinh doanh thương mại: Tập trung ở một số quốc gia tại Khu vực Châu Á (Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản,.) và Mỹ, Châu Âu
Biểu đồ 1.2: Chuỗi giá trị gia tăng ngành dệt may thế giới
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu chi phí sản xuất hàng
Ị NghltnciAI Xiy dựng I
Vt phai tntn thương h^u
S I ThMt U Ma<kMng I
ɪ I00* 0β° I
Mua nguytn phụ Mu Phtn phôi I
OEMF0θ OEMFOB I
' CMmty CMT
Nguồn: VIRAC
1.2.2.3. Chuỗi giá trị dệt may Việt Nam
Tại Việt Nam mới hình thành bốn trên năm công đoạn trong chuỗi giá trị ngành dệt may. Hiện chưa sản xuất được máy móc thiết bị phục vụ ngành dệt may và chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Cắt may là công đoạn phát triển nhất, các công đoạn còn lại vẫn yếu so với các nước trên thế giới.
May được coi là phân khúc phát triển nhất trong ngành dệt may tại Việt Nam. Năng lực sản xuất may của Việt Nam khoảng 4 tỷ sản phẩm một năm, trong đó quần áo chiếm khoảng 90%. Sản lượng quần áo của Việt Nam tăng trưởng đều đặn, số lượng các đơn đặt hàng lớn.