3.1.1. Quan điểm của Đảng, nhà nước về phát triển ngành dệt may
Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt may đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 (3218/QĐ-BCT): Ngành dệt may phấn đấu trở thành ngành mũi nhọn, đóng góp 15% vào kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 70% vào
năm 2030 và xây dựng được một số thương hiệu thời trang xuất khẩu (OBM).
Bảng 3.1: Quy hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam
(Nguồn: Bộ Công Thương)
Theo hiệp hội dệt may Việt Nam, quy hoạch phát triển ngành dệt may hiện tại đã lỗi thời khi năm 2015 kim ngạch đã đạt 27 tỷ USD (so với quy hoạch 24 tỷ USD). Một số nội dung khác trong quy hoạch ngành dệt may: Việt Nam chủ trương phát triển ngành theo hướng hiệu quả và bền vững thông qua chuyển từ mạnh sản xuất từ gia công (CMT) sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm (FOB) đảm bảo nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Lấy xuất khẩu làm phương thức cơ sở cho sự phát triển của ngành, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành; Phát triển các khu, cụm công nghiệp sợi dệt nhuộm tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng
nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang dệt may tại các đô thị và thành phố lớn; Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển dệt may, kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực mà các doanh nghiệp trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.
Ve quy hoạch vùng miền, chính phủ quy hoạch các tỉnh thành có thế mạnh về dệt may tại các khu vực Bắc - Trung - Nam để phát triển lĩnh vực dệt may, không phát triển dàn trải.
3.1.2. Xu hướng phát triển ngành dệt may
3.1.2.1. Doanh số xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2020
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 31 tỷ USD vào năm 2016 và 45-50 tỷ USD vào năm 2020, tăng trưởng bình quân cả giai đoạn là 11,5%/năm. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng này theo nhóm nghiên cứu có thể chậm lại ở mức dưới 5- 7% do các tác động của thị trường lao động, tỷ giá và khả năng TPP bị dời thời hạn hiệu lực do phía Mỹ không ủng hộ.
3.1.2.2. Các doanh nghiệp FDI chiếm lĩnh thị trường
Các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư lớn vào Việt Nam trong lĩnh vực dệt may để đón đầu các tác động của các hiệp định thương mại tự do. Với sự gia tăng của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam sẽ thu hút được rất nhiều lao động, đồng thời cũng giúp cho nguồn cung dệt may tại Việt Nam tăng trưởng tốt, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước.
Bảng 3.2: Các dự án dệt may FDI đầu tư vào Việt Nam năm 2015
Bảng 3.3: Tên một số dự án FDI đang đầu tư tại Việt Nam
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Theo Bộ kế hoạch Đầu tư, FDI sẽ tiếp tục đổ vào dệt may trong các năm tới, tuy với giá trị thấp hơn các năm trước, tuy nhiên doanh nghiệp FDI sẽ là một trong các yếu tố quan trọng của ngành dệt may Việt Nam khi chiếm tới hơn 60% kim ngạch xuất khẩu của ngành.
3.1.2.3. Thúc đẩy đầu tư hoàn thiện chuỗi giá trị ngành tại Việt Nam
Để có thể chủ động về nguồn nguyên liệu, đồng thời đón đầu khi TPP có hiệu lực, các doanh nghiệp chủ chốt đang đi theo xu hướng đầu tư vào lĩnh vực dệt nhuộm và sản xuất sợi, có thể kể đến như Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ (CSFC), Công ty cổ phần Dệt Thành Công (TCM), và Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex). Ngay cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang đổ tiền đầu tư vào các nhà máy quay sợi, đan và nhuộm tại Việt Nam, điển hình là Tập đoàn Itochu Nhật Bản, Tập đoàn Viễn Đông Thế Kỷ Mới từ Đài Loan hay Tập đoàn Crystal từ Hongkong.
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu các dự án đầu tư của Vinatex vào lĩnh vực dệt may năm 2015
Nguồn: VIRAC, Vinatex
Hạ tầng khu công nghiệp
Tập đoàn Dệt may Việt Nam sẽ chi 9,400 tỷ đồng để trong giai đoạn 2015- 2017
để đầu tư cho 59 dự án dệt, nhuộm, may,... Trong riêng năm 2015, Tập đoàn đầu tư 2,425 tỷ đồng, 61.6% là cho lĩnh vực sợi và dệt nhuộm.
Vào tháng 6/2015, Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ liên doanh với Công ty Uni Industrial & Investment Corporation đầu tư hơn 90 triệu USD để thành lập Công ty Cổ phần sợi, dệt nhuộm Unitex và đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xơ sợi, vải, dệt nhuộm tại Khu công nghiệp Thành Thành Công (Tây Ninh). Khi đi vào vận hành, ước tính, mỗi năm nhà máy có khả năng sản xuất 15 triệu kg xơ, sợi và 12 triệu kg vải thành phẩm, các loại dây bện và lưới. Các dự án FDI cũng đầu tư nhiều vào lĩnh vực này. Với các dự án đầu tư lớn từ nước ngoài và sự nỗ lực của các doanh nghiệp nội địa, theo tập đoàn dệt may Việt Nam, dự kiến ngành sẽ tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 70% vào năm 2020.
3.1.2.4. Tạo sự phân hóa lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành
Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 06 tháng đầu năm 2016 đạt 10,7 tỷ USD, tăng 5.1% so với cùng kỳ, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu đơn hàng, nhiều doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu giảm tới 30 - 40% so với cùng kỳ năm 2015. Theo hiệp hội dệt may Việt Nam, sự tăng trưởng xuất khẩu ngành dệt may trong 06 tháng đầu năm 2016 chủ yếu là do
đóng góp của các doanh nghiệp FDI, trong khi các doanh nghiệp ngành dệt may nội địa đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các đơn hàng mới, đặc biệt là các đơn hàng sơ mi, quần, áo jacket; nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có sức cạnh tranh yếu có thể phải đóng cửa do khả năng cạnh tranh yếu.
Sự tác động của mở cửa thị trường sẽ dẫn đến sức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp nhỏ ngày càng kém: doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tài chính yếu, công nghệ lạc hậu sẽ không bắt kịp được với các doanh nghiệp quy mô lớn và các doanh nghiệp FDI mới đầu tư vào ngành có năng lực vượt trội hơn hẳn về công nghệ, năng suất cũng như thị trường đầu ra.
3.1.3. Triển vọng của ngành dệt may trong quá trình hội nhập kinh tế
3.1.3.1. Hầu hết các thị trường lớn của Việt Nam giảm tiêu dùng các sản phẩm
dệt may
Nhu cầu hàng may mặc của Mỹ trong năm 2016 có xu hướng chững lại. Trong nhóm 10 nước xuất khẩu hàng may mặc nhiều nhất vào Mỹ, chỉ có Việt Nam duy trì tăng trưởng xuất khẩu dương (+2%), nhưng tốc độ tăng trưởng này của Việt Nam chậm đáng kể so với những năm trước (trung bình gần 14% giai đoạn 2012- 2015). Tương tự, các thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng giảm tiêu dùng mặt hàng dệt may (Nhật Bản giảm gần 2% và Hàn Quốc giảm gần 4%), chỉ có nhu cầu tại EU là tăng tốt (+5%) nhưng nhiều đơn hàng từ Anh bị ngưng trệ sau sự kiện Brexit. Trong năm 2017, Euler Hermes dự báo nhu cầu dệt may sẽ hồi phục nhẹ tại Mỹ và Trung Quốc, hỗ trợ đà phục hồi nhu cầu dệt may thế giới. Giá hàng dệt may, do đó, được dự báo tăng 0,5% trong năm 2017 và 1,5% trong năm 2018.
3.1.3.2. Cạnh tranh giữa các nước sẽ tiếp tục gây gắt
Các đối thủ của Việt Nam bao gồm Campuchia, Bangladesh, Myanma sẽ vẫn được hưởng các ưu đãi về thuế, tỷ giá, trong khi lợi thế của của những nước này về nhân công giá rẻ sẽ càng rõ ràng hơn khi các doanh nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với chính sách bảo hiểm mới và lương cơ bản gia tăng. Xu hướng dịch chuyển lên những công đoạn sản xuất mang lại giá trị cao hơn là tất yếu. Tuy nhiên, hiện tại chỉ mới một số doanh nghiệp đầu ngành có dấu hiệu đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, bao gồm TCM, VGT và TNG.
Trong năm 2016, TCM đã hoàn thiện nâng công suất mảng vải lên hơn 40% (mảng vải hiện đang có biên lợi nhuận gộp ~16-18%). Trong khi đó, VGT phấn dấu tăng tỷ lệ hoạt động ODM từ 8% năm 2016 lên 20% trước năm 2020 (biên gộp của ODM có thể lên đến 30%). TNG cũng đang tích cực phát triển thương hiệu TNG
Hiện tại Mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu trung dài hạn
Thị phần dư nợ MB TOP 4 ngân hàng trong nước; thị phần 3,6% TOP 4 ngân hàng trong nước; thị phần 5% TOP 5 ngân hàng Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân/năm 25% 30% 30% Tỷ lệ nợ quá hạn 6,7% <3% <3% TOI
- SME 4,03% Trên 3% đối với CIB, trên 5% đối với
SME.
- CIB 2,32%
Fashion. Tuy nhiên, những chuyển biến này cần thời gian để kiểm chứng tính hiệu quả cũng như có phản ánh vào Kết quả kinh doanh.
Biểu đồ 3.2: Kim ngạch xuất khẩu
ngành dệt may (triệu USD) Biểu đồ 3.3: Mức lương tối thiểu của ngành dệt may tại một số quốc gia (USD/tháng)
Nguồn: Tổng cục Hải Quan ShengLu, BDG Asia
3.1.3.3. Các hiệp định thương mại tự do sẽ góp phần đáng kể vào sự phát triển
ngành dệt may Việt Nam
Hiệp định thương mại tự do với các nước châu Âu (EVFTA), có hiệu lực từ đầu năm 2018, kỳ vọng hỗ trợ kim ngạch xuất khẩu sang EU và thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vải. EU là bạn hàng lớn thế hai (sau Mỹ) với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu duy trì ở mức ~13% trong hai năm gần đây. Ngoài việc thúc đẩy giao thương, quy tắc xuất xứ từ vải trở đi sẽ là động lực để thu hút dòng vốn FDI cũng như các doanh nghiệp nội tháo “nút thắt cổ chai” ở khâu sản xuất vải.
Các hiệp định thương mại tự do khác với Liên minh Kinh tế Á Âu (VN- EAEU FTA) (có hiệu lực từ 05/10/2016) và RCEP (đang đàm phán) cũng sẽ góp phần vào tăng trưởng của ngành dệt may. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), VN-EAEU FTA có thể giúp kim ngạch xuất khẩu hai chiều tăng ~50% trong năm 2017 và ~20%/năm trong giai đoạn 2018-2022. Tuy nhiên, thị trường này chỉ chiếm 3% tổng giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam nên đóng góp từ Hiệp định này là không lớn. Ngược lại, hiệp định RCEP có quy mô lớn hơn khi ~58% nguyên phụ liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc và giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc lớn. Dù vậy, về dài hạn, cả 2 hiệp định này khó có thể hỗ trợ ngành dệt may phát triển theo chiều sâu khi các quy tắc xuất xứ của VN-EAEU FTA khá “dễ tính” (từ cắt và may) và Việt Nam vốn đã phụ thuộc nguồn nguyên phụ liệu của một số quốc gia lớn trong RCEP.3.2.
3.2. Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng đối với ngành dệtmay của MB đến năm 2020 may của MB đến năm 2020
3.2.1. Định hướng phát triển tín dụng đối với ngành dệt may
3.2.1.1. Định vị thị trường
Nằm trong top 5 ngân hàng có thị phần cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho ngành dệt may lớn nhất Việt Nam.
Nằm trong nhóm 5 ngân hàng hàng đầu về tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dệt may.
Nằm trong nhóm 5 ngân hàng hàng đầu về tài trợ cho các doanh nghiệp FDI dệt may.
Gắn hình ảnh của MB với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại bên cạnh hình ảnh một ngân hàng có truyền thống về hoạt động tín dụng.
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu kế hoạch của MB đối với phát triển hoạt động tín dụng ngành dệt may
Nhóm khách hàng duy trì: Các doanh nghiệp không có hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.2.2. Mục tiêu cụ thể phát triển tín dụng đối với ngành dệt may
3.2.2.1. Hoạt động tín dụng
Tiếp tục mở rộng tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng vay thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận vốn ngân hàng theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh tế bền vững, áp dụng các thông lệ quốc tế về hoạt động tín dụng và đẩy mạnh huy động vốn. Đổi mới và nâng cao hiệu quả cơ chế thanh tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng, trước hết là đề cao vai trò tự kiểm tra, kiểm soát của chính ngân hàng.
Triển khai từng bước thận trọng trong các nghiệp vụ phát sinh tiền tệ và lãi suất (swap, forward, option) phù hợp với thông lệ quốc tế. Thực hiện nguyên tắc hạn chế tập trung rủi ro tín dụng trên cơ sở thiết lập hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hữu hiệu, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống thông tin tín dụng đầy đủ, nhất là thông tin về khách hàng, môi trường ngành và môi trường kinh doanh. Phân bổ vốn tín dụng hợp lý theo nguyên tắc đảm bảo quan hệ hợp lý giữa rủi ro và lợi nhuận, ưu tiên cấp tín dụng cho các dự án đầu tư và mục đích sử dụng vốn có hiệu quả kinh tế cao, mức độ rủi ro thấp. Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tín dụng dành cho các doanh nghiệp. Gắn các sản phẩm tín dụng với các dịch vụ thanh toán, ngoại hối và huy động vốn. Chất lượng và an toàn hoạt động tín dụng là mục tiêu ưu tiên hàng đầu; gắn tăng trưởng tín dụng với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tăng trưởng tín dụng để cải thiện chất lượng tín dụng và hạn chế sự gia tăng của nợ xấu mới.
3.2.2.2. Khách hàng mục tiêu
Khách hàng CIB
Tập trung giữ chân và tăng quy mô khai thác nhóm Khách hàng đầu ngành, các Khách hàng truyền thống có năng lực tốt.
Về lĩnh vực, ưu tiên nhóm Khách hàng ngành may, tài trợ có chọn lọc Khách hàng ngành dệt (các Khách hàng đã có kinh nghiệm, đầu ra ổn định).
Mở rộng tiếp cận Khách hàng FDI
Đón đầu các dự án của nhóm Khách hàng ngành may và dự án đầu tư mở rộng của các Khách hàng ngành dệt lớn, có đầu ra và tình hình tài chính tốt
về lĩnh vực, ưu tiên nhóm Khách hàng ngành may, hạn chế tài trợ Khách hàng ngành dệt.
Mở rộng tài trợ ngắn hạn và trung dài hạn mở rộng với các Khách hàng SME quy mô vừa trở lên, có kinh nghiệm, đầu ra ổn định, nhân công ổn định, đặt tại các khu vực trọng điểm của ngành.
Mở rộng tiếp cận Khách hàng FDI của các nước tiên tiến: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,...Đối với phân khúc siêu nhỏ không ưu tiên áp dụng sản phẩm dành cho ngành
dệt may nên ưu tiên áp dụng các sản phẩm dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.3. Nhóm Giải pháp đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội 3.3.1. về quy trình, thủ tục và thời gian xử lý
Giảm bớt các thủ tục hành chính để giúp các khách hàng có cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Ví dụ như đảm bảo mẫu giấy gửi/rút tiền dễ lấy, giảm thiểu các thông tin khách hàng phải điền vào mẫu, giảm thiểu số chứng từ khách hàng phải ký,... tránh trường hợp khách hàng phải đi lại nhiều bộ phận khi chỉ thực hiện một giao dịch hay thậm chí nhiều giao dịch.
Xây dựng quy trình tín dụng theo ba luồng chính: (i) Luồng 1: Luồng hồ sơ thẩm định tự động; (ii) Luồng 2: Luồng hồ sơ không quan bộ phận thẩm định tại Hội sở (Chi nhánh sang bộ phận vận hành; Hoặc từ chi nhánh, cấp phê duyệt và bộ phận vận hành); và (iii) Luồng 3: Luồng hồ sơ qua bộ phận thẩm định tại Hội Sở
Luồng 1 được xây dựng trên cơ sở đáp ứng các điều kiện của mô hình thẩm định, phê duyệt tự động được trình bày tại mục 3.3.7.
Luồng 2, các phương án thực hiện qua luồng 2 bao gồm các phương án thuộc giai đoạn triển khai cấp tín dụng (giai đoạn sau khâu phê duyệt tín dụng); và các phương án có mức độ rủi ro thấp như các phương án không vay (như bảo lãnh, L/C,...) đảm bảo bằng 100% tài sản nhóm 1 (Sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi,...)