Xu hướng phát triển ngành dệt may

Một phần của tài liệu 1270 phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng ngành dệt may tại NHTM CP quân đội trong quá trình hội nhập kinh tế luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 80 - 83)

3.1.2.1. Doanh số xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2020

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 31 tỷ USD vào năm 2016 và 45-50 tỷ USD vào năm 2020, tăng trưởng bình quân cả giai đoạn là 11,5%/năm. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng này theo nhóm nghiên cứu có thể chậm lại ở mức dưới 5- 7% do các tác động của thị trường lao động, tỷ giá và khả năng TPP bị dời thời hạn hiệu lực do phía Mỹ không ủng hộ.

3.1.2.2. Các doanh nghiệp FDI chiếm lĩnh thị trường

Các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư lớn vào Việt Nam trong lĩnh vực dệt may để đón đầu các tác động của các hiệp định thương mại tự do. Với sự gia tăng của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam sẽ thu hút được rất nhiều lao động, đồng thời cũng giúp cho nguồn cung dệt may tại Việt Nam tăng trưởng tốt, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước.

Bảng 3.2: Các dự án dệt may FDI đầu tư vào Việt Nam năm 2015

Bảng 3.3: Tên một số dự án FDI đang đầu tư tại Việt Nam

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

Theo Bộ kế hoạch Đầu tư, FDI sẽ tiếp tục đổ vào dệt may trong các năm tới, tuy với giá trị thấp hơn các năm trước, tuy nhiên doanh nghiệp FDI sẽ là một trong các yếu tố quan trọng của ngành dệt may Việt Nam khi chiếm tới hơn 60% kim ngạch xuất khẩu của ngành.

3.1.2.3. Thúc đẩy đầu tư hoàn thiện chuỗi giá trị ngành tại Việt Nam

Để có thể chủ động về nguồn nguyên liệu, đồng thời đón đầu khi TPP có hiệu lực, các doanh nghiệp chủ chốt đang đi theo xu hướng đầu tư vào lĩnh vực dệt nhuộm và sản xuất sợi, có thể kể đến như Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ (CSFC), Công ty cổ phần Dệt Thành Công (TCM), và Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex). Ngay cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang đổ tiền đầu tư vào các nhà máy quay sợi, đan và nhuộm tại Việt Nam, điển hình là Tập đoàn Itochu Nhật Bản, Tập đoàn Viễn Đông Thế Kỷ Mới từ Đài Loan hay Tập đoàn Crystal từ Hongkong.

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu các dự án đầu tư của Vinatex vào lĩnh vực dệt may năm 2015

Nguồn: VIRAC, Vinatex

Hạ tầng khu công nghiệp

Tập đoàn Dệt may Việt Nam sẽ chi 9,400 tỷ đồng để trong giai đoạn 2015- 2017

để đầu tư cho 59 dự án dệt, nhuộm, may,... Trong riêng năm 2015, Tập đoàn đầu tư 2,425 tỷ đồng, 61.6% là cho lĩnh vực sợi và dệt nhuộm.

Vào tháng 6/2015, Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ liên doanh với Công ty Uni Industrial & Investment Corporation đầu tư hơn 90 triệu USD để thành lập Công ty Cổ phần sợi, dệt nhuộm Unitex và đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xơ sợi, vải, dệt nhuộm tại Khu công nghiệp Thành Thành Công (Tây Ninh). Khi đi vào vận hành, ước tính, mỗi năm nhà máy có khả năng sản xuất 15 triệu kg xơ, sợi và 12 triệu kg vải thành phẩm, các loại dây bện và lưới. Các dự án FDI cũng đầu tư nhiều vào lĩnh vực này. Với các dự án đầu tư lớn từ nước ngoài và sự nỗ lực của các doanh nghiệp nội địa, theo tập đoàn dệt may Việt Nam, dự kiến ngành sẽ tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 70% vào năm 2020.

3.1.2.4. Tạo sự phân hóa lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành

Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 06 tháng đầu năm 2016 đạt 10,7 tỷ USD, tăng 5.1% so với cùng kỳ, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu đơn hàng, nhiều doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu giảm tới 30 - 40% so với cùng kỳ năm 2015. Theo hiệp hội dệt may Việt Nam, sự tăng trưởng xuất khẩu ngành dệt may trong 06 tháng đầu năm 2016 chủ yếu là do

đóng góp của các doanh nghiệp FDI, trong khi các doanh nghiệp ngành dệt may nội địa đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các đơn hàng mới, đặc biệt là các đơn hàng sơ mi, quần, áo jacket; nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có sức cạnh tranh yếu có thể phải đóng cửa do khả năng cạnh tranh yếu.

Sự tác động của mở cửa thị trường sẽ dẫn đến sức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp nhỏ ngày càng kém: doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tài chính yếu, công nghệ lạc hậu sẽ không bắt kịp được với các doanh nghiệp quy mô lớn và các doanh nghiệp FDI mới đầu tư vào ngành có năng lực vượt trội hơn hẳn về công nghệ, năng suất cũng như thị trường đầu ra.

Một phần của tài liệu 1270 phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng ngành dệt may tại NHTM CP quân đội trong quá trình hội nhập kinh tế luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w