Xây dựng thương hiệu của ngân hàng là vấn đề mấu chốt trong việc thu hút khách hàng. Một thương hiệu tốt đồng nghĩa với uy tín của ngân hàng được nâng cao đối với khách hàng và đối tác.
Xây dựng chương trình phân tích đối thủ cạnh tranh một cách khoa học để từ đó có chính sách tăng cường hoạt động marketing nhằm thu hút khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.
Xây dựng một tổ chức hoạt động marketing chuyên nghiệp từ trụ sở chính đến các chi nhánh, phòng giao dịch.
Tăng cường tổ chức các chiến dịch marketing sản phẩm qua các dịp lễ như kỷ niệm ngày thành lập MB, các ngày lễ lớn của đất nước và các ngành thành lập, ngành hội của ngành dệt may. Giới thiệu rộng rãi các sản phẩm, các chương trình ưu đãi đến khách hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài, tivi, website hay gọi điện thoại, gửi email, ...
Hợp tác với ngân hàng nước ngoài: Hợp tác với ngân hàng nước ngoài tại Hàn Quốc, Nhật Bản,.. .và tại các quốc gia mẹ của doanh nghiệp FDI để tài trợ/cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp FDI dệt may. Đây là biện pháp Vietinbank, HDBank và VCB đã thực hiện và rất thành công. Đặc biệt là Vietinbank đã hợp tác với Cục Đầu tư nước ngoài (FIA); Hợp tác với JBIC, ký thoả thuận hợp tác với 54 ngân hàng địa phương Nhật Bản; và Phối hợp khai thác khách hàng cùng Mizuho Bank đã thu hút được phần lớn các doanh nghiệp FDI so với các TCTD trong nước.
Hợp tác với các hiệp hội quốc tế tại Việt Nam: Hiện tại, các quốc gia có lượng vốn FDI lớn đều có các cơ quan hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại mở tại Việt Nam như Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Trung tâm xúc tiến thương mại Hàn Quốc (KOTRA), Cục phát triển doanh nghiệp quốc tế Singapore (IE Singapore). Các cơ quan này là đầu mối giúp các doanh nghiệp FDI có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội
kinh doanh, hợp tác.
Tổ chức các chương trình kết nối kinh doanh: Dựa trên danh mục các Khách hàng dệt may tại MB, MB có thể đóng vai trò kết nối tổ chức các chương trình kết nối kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau. Ví dụ: Vietinbank có chương trình kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc, MB có thể làm tương tự để kết nối doanh nghiệp sản xuất sợi/ dệt của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam với các doanh nghiệp may mặc Việt Nam (đặc biệt các doanh nghiệp may FOB); hoặc doanh nghiệp dệt may FDI với các đối tác nước ngoài MB có mối quan hệ. Sự thành công của các phương án kết nối kinh doanh sẽ là động lực thúc đẩy phát triển Khách hàng DN FDI trong ngành.
Đẩy mạnh truyền bá hình ảnh MB trong cộng đồng các doanh nghiệp FDI: (i) Tham dự các hội nghị, hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp FDI (như các hội thảo tại các KCN, khu vực, vùng miền) để nắm bắt kịp thời hoạt động và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp FDI, quảng bá hình ảnh MB); (ii) MB tự tổ chức các hội thảo/ hội nghị Khách hàng FDI (bao gồm KH hiện hữu, KH tiềm năng) để quản lý; và (iii) Truyền thông nhiều hơn nữa liên quan đến tài trợ KH FDI (hiện tại trên website và internet hầu như không có thông tin về chính sách tài trợ FDI của MB).