Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 33 - 37)

1.4.1.1. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồn những yếu tố như chu kỳ kinh tế, chính sách kinh tế, chính sách đầu tư và tiết kiệm, tình hình lạm phát, tỷ giá... có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, cũng như nhu cầu về vốn và gửi tiền

27

của khách hàng những yếu tố này có tác động mạnh đến nhu cầu và cách thức sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người dân tăng, làm tăng tỷ lệ tiết kiệm từ đó ngân hàng có khả năng huy động vốn ngày càng nhiều và cơ hội đầu tư của ngân hàng cũng được mở rộng do lòng tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế. Ngược lại, nếu nền kinh tế suy thoái, thu nhập người dân biến động, tỷ lệ tiết kiệm giảm đồng nghĩa với việc giảm tiền gửi của dân cư vào ngân hàng.

Khi nền kinh tế trong tình trạng lạm phát cao, nếu không có chính sách thực dương thì người dân sẽ không nắm giữ tiền mặt, thay vào đó là lắm giữ tài sản thực điều đó làm giảm tỷ lệ tiết kiệm, giảm tiền gửi dân cư vào ngân hàng. Ngược lại với tỷ lệ lạm phát thấp, ổn định người dân sẽ ưa thích nắm giữ tiền dưới dạng tiền gửi ngân hàng vừa an toàn lại được hưởng lãi suất.

Với chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm cho mặt bằng lãi suất trên thị trường tăng,

đồng thời tăng lãi suất huy động, thu hút các dòng tiền nhàn dỗi chảy vào ngân hàng. Với chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm cho mặt bằng lãi suất thị trường cũng như lãi suất huy động giảm khiến các dòng tiền tiết kiệm bị hạn chế chảy vào ngân hàng.

Khi NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, làm tăng chi phí sử dụng trên đồng vốn huy động. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm làm giảm chi phí trên đồng vốn huy động; để duy trì kết quả hoạt động kinh doanh, buộc ngân hàng phải hạ lãi suất huy động, làm hạn chế các dòng tiền chảy vào ngân hàng. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm, làm giảm chi phí sử dụng trên một đồng vốn huy động; với kết quả kinh doanh không đổi,

ngân hàng có thể tăng lãi suất huy động, tăng các dòng tiết kiệm chảy vào ngân hàng.

Chính sách đầu tư của Nhà nước cũng có tác động mạnh đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Khi Nhà nước tập trung một lượng vốn lớn trong thời gian ngắn cho những công trình trọng điểm thì nhà nước có thể huy động vốn với lãi suất cao làm cho dòng tiền tiết kiệm của dân cư chảy từ ngân hàng sang kênh huy động vốn của Nhà nước.

Tỷ giá tăng, giảm cũng là nhân tố tác động đến sự dịch chuyển cơ cấu tiền tệ trong tiết kiệm của người dân. Nếu tỷ giá kỳ vộng tăng sẽ làm cho tiết kiệm bằng nội tệ giảm và tiết kiệm bằng ngoại tệ tăng[1].

28

1.4.1.2. Môi trường chính trị - luật pháp

Môi trường chính trị- pháp luật ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản suất kinh doanh nói chung trong đó có hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Mỗi quốc gia đều tồn tại một thể chế chính trị nhất định, sự ổn định về chính trị sẽ tác động tích cực đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Trong môi trường chính trị ổn định, người dân an tâm gửi những khoản tiền nhàn rỗi vào ngân hàng để đảm bảo an toàn cũng như đầu tư sinh lời. Người dân có tiền nhàn dỗi sẽ muốn gửi ở những nơi an toàn, đó là những quốc gia có sự ổn định về chính trị. Còn ngược lại, sự bất ổn chính trị sẽ làm mất lòng tin của dân chúng họ tìm kênh đầu tư vào tài sản thực hoặc gửi tiền ở nước ngoài, điều này đồng nghĩa với khả năng huy động vốn của ngân hàng bị thu hẹp[1].

Hoạt động của NHTM chịu sự quản lý của Luật các TCTD và hệ thống các văn bản pháp luật khác của Nhà nước. Song song với việc tuân thủ theo pháp luật và các văn bản dưới luật của nhà nước ban hành thì các NHTM còn ban hành riêng các quy định về lãi suất, tỷ lệ dự trữ, hạn mức cho vay,... theo từng thời kỳ phù hợp. Trong sự tuân thủ theo pháp luật, các quy định về nghiệp vụ huy động vốn thay đổi cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả và quy mô của hoạt động huy động vốn ngân hàng.

1.4.1.3. Môi trường công nghệ thông tin

Với xu thế công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại, hoạt động ngân hàng không thể tách rời với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Phương thức trao đổi giữa khách và ngân hàng rất nhạy cảm đòi hỏi các NHTM luôn phải đổi mới công nghệ để thu hút, tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Nhờ có công nghệ thông tin mà nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng, như tiền gửi trực tuyến, thanh toán hóa đơn, chuyển khoản, máy rút tiền từ động,... danh giới giữa thị trường nội địa và quốc tế bị xóa nhòa bởi mạng thông tin toàn cầu Internet. Vì vậy, thái độ của khách hàng còn tùy thuộc vào công nghệ mà ngân hàng sử dụng cũng như mức độ thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng.

29

Với công nghệ hiện đại ngày nay cho phép các ngân hàng tiến hành quy trình giao dịch một cửa, rút ngắn thời gian giao dịch, chuyển tiền và nhận tiền vô cùng thuận tiện, tính bảo mật cao,... đã thu hút được nhiều khách đến giao dịch, làm tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng[1].

1.4.1.4. Yếu tố thuộc về văn hoá xã hội, tâm lý, thói quen

Những thay đổi về môi trường văn hóa xã hội và đặc điểm của nó cũng có thể tạo ra những khó khăn hay thuận lợi cho việc huy động vốn của ngân hàng. Môi trường văn hóa xã hội tạo nên tập quán, thói quen, tâm lý,... có tác động đáng kể đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Môi trường tâm lý cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn. Khi môi trường kinh tế - chính trị - xã hội bất ổn tâm lý người dân sẽ không mang tiền đi gửi tiết kiệm họ sẽ mua vàng, bất động sản. Ngược lại khi môi trường vĩ mô ổn định, tâm lý người dân vừa muốn an toàn lại sinh lời, nên dòng tiền gửi vào ngân hàng sẽ lớn.

Ở các nước phát triển, nhu cầu thanh toán qua ngân hàng là phổ biến, hầu hết người dân có thu nhập đều mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng do vậy nhu cầu thanh toán qua ngân hàng là phổ biến và lượng tiền nhàn dỗi của toàn xã hội sẽ được nằm tại các ngân hàng. Ở các nước kém phát triển, thu nhập của người dân thấp cộng với tâm lý ưa dùng tiền mặt trong thanh toán, khiến cho nhu cầu mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng còn hạn chế. Do đó, lượng tiền nhàn rỗi sẽ phân tán trong dân cư gây lãng phí nguồn lực xã hội[1].

Mức thu nhập của người dân là một trong những yếu tố trực tiếp quyết định đến lượng tiền gửi vào ngân hàng. Thu nhập của người dân cao thì tỷ lệ người gửi tiết kiệm và mức độ giao dịch qua ngân hàng sẽ tăng lên điều này giúp cho công tác huy động vốn trở nên thuận lợi.

Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào, rút ra; ngược lại nếu khách hàng mất lòng tin đặc biệt là mất lòng tin về hoạt động ngân hàng thì có thể gây ra hiện tượng rút tiền ồ ạt không những khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn, mà còn phải đối mặt với rủi ro

30

thanh khoản đây là mối lo ngại lớn của bất cứ ngân hàng nào[1].

Yeu tố thói quen, thể hiện mức độ sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Thói quen sử dụng càng nhiều thì ngân hàng càng có cơ hội mở rộng hoạt động huy động vốn.

1.4.1.5. Cơ cấu dân số

Với cơ cấu dân số trẻ thì họ thường năng động, tham vọng và mạo hiểm chấp nhận rủi ro để đầu tư ra nền kinh kế với hy vọng kiếm được lợi nhuận cao hơn là gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Do đó họ sẽ không gửi tiền vào ngân hàng dẫn đến nghiệp vụ huy động vốn sẽ gặp khó khăn. Ngược lại với cơ cấu dân số già thì công tác huy động vốn sẽ gặp thuận lợi hơn vì người già muốn tài sản của mình được an toàn, họ không muốn mạo hiểm đầu tư vào các hình thức khác, mà tập trung gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Họ có nhu cầu tiết kiệm hơn là nhu cầu đầu tư[1].

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 33 - 37)