Tổng quan về Ngânhàng TMCP Đầutư và Phát triển Việt Nam Ch

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 46 - 54)

- CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1.1. Tổng quan về Ngânhàng TMCP Đầutư và Phát triển Việt Nam Ch

2.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Hà Nội. Chi nhánh Hà Nội.

2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chinhánh Hà Nội nhánh Hà Nội

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

- Tên chi nhánh: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

- Địa chỉ: Số 4B Lê Thánh Tông, Phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Điện thoại: 024.3972.5577 - Website: www.bidv.com.vn

- Năm thành lập: 1957

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập theo Quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ, với chức năng ban đầu là cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Qua 60 năm trưởng thành và phát triển, đến nay BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất ở Việt Nam.

Đến năm 1981, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) đã đổi tên Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam và tách khỏi Bộ Tài Chính, trực thuộc NHNN Việt Nam theo Quyết định số 259-CP 24 tháng 6 năm 1981, trong đó nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước. Từ năm 1981-1990, Ngân hàng Đầu tư và

40

Xây dựng Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục khẳng định để đứng vững và phát triển. Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, t ừng bước trở thành một trong các ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế. Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trong thời kỳ này và với mục đích hoàn thiện hệ thống Ngân hàng cho phù hợp với cơ chế thị trường, ngày 26/11/1990 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đến năm 1994 với Quyết định số 654/QĐ-TTg ngày 08/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách và tín dụng theo kế hoạch nhà nước từ BIDV về Tổng cục Đầu tư (trực thuộc Bộ Tài chính) và Quyết định 293/QĐ-NH9 ngày 18/11/1994 của Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép BIDV được kinh doanh đa năng như một NHTM, BIDV đã thực hiện những bước chuyển đổi cấu trúc cơ bản, định hướng kinh doanh mạnh mẽ theo hướng một ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động đa ngành, kinh doanh đa lĩnh vực vì mục tiêu lợi nhuận. Những nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên BIDV đã góp phần tíchcực trong sự nghiệp đổi mới kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; khẳng định vai trò và vị trí của BIDV trong hoạt động ngân hàng; và đặc biệt, đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận với danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”.

Ngày 01/09/2020 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra Quyết định số 1974/QĐ- NHNN chuyển đổi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ doanh nghiệp nhà nước thành loại hình Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và tiến hành cổ phần hóa theo tiến trình đã được Thủ trưởng Chính phủ phê duyệt. Ngày 28/12/2020, BIDV đã phát hành thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Ngày 30/11/2020, Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định số 2124/QĐ-TTG về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam. Ngày 01/05/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

41

trong những chi nhánh đời đầu có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với từng bước phát triển của hệ thống BIDV[16].

2.1.1.2. Mô hình tổ chức của chi nhánh

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh BIDV Hà Nội

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội là một đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), được phân cấp hoạt động theo mô hình chi nhánh cấp I, xếp hạng doanh nghiệp hàng I (theo quyết định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Được xây dựng và hoạt động theo mô hình hiện đại hóa, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội luôn phát triển theo hướng đổi mới và tiên tiến hơn, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của Chi nhánh. Từ tháng 9/2008, Chi nhánh đã tổ chức thực hiện chuyển đổi thành công, đồng bộ mô hình tổ chức kinh doanh mới hướng đến khách hàng, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa Ngân hàng thương mại. Theo đó, qua nhiều lần thay đổi mô hình hoạt động để tinh giản bộ máy, giảm lược đỡ vai trò quản lý, chồng chéo giữa các phòng ban đồng theo định hướng của trụ sở chính, sơ đồ bộ máy của BIDV chi nhánh Hà Nội được tổ như sau:

42

Hình 2.1: Bộ máy tổ chức của BIDV - Chi nhánh Hà Nội

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính, BIDVChi nhánh Hà Nội năm 2020)

Với một bộ máy tinh giảm, gọn nhẹ, có đầy đủ các phòng ban cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ và chức năng của mình, BIDV Chi nhánh Hà Nội luôn duy trì được mô hình Ngân hàng kinh doanh đa năng, hiệu quả, hiện đại và phù

43

hợp với hoạt động Ngân hàng trong thời đại mới. Đến ngày 31/12/2020, BIDV chi nhánh Hà Nội có tổng số hơn 250 cán bộ và công nhân viên, trong đó độ tuổi trung bình những năm gần đây đã giảm nhiều so với các năm về trước, nhân sự trẻ đang được

chi nhánh chú trọng tìm kiếm khi tiến hành tuyển dụng mới. Phần đa các cán bộ đều có

trình độ đại học và sau đại học.

+ Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Giám đốc:

- Chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động chung của chi nhánh. - Trực tiếp điều hành khối quản lý nội bộ và khối kiểm soát rủi ro.

Các Phó Giám đốc:

- Hỗ trợ giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh tại chi nhánh theo sự phân công của Giám đốc phụ trách từng khối nghiệp vụ: Khối bán lẻ và đơn vị trực thuộc; khối khách hàng doanh nghiệp và khối tác nghiệp.

Khối Kiểm soát rủi ro:

Phòng quản lý rủi ro

- Đề xuất chính sách, bi ện pháp phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

- Quản lý giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh.

- Đầu mối nghiên cứu, đề xuất phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu

giới hạn.

- Đề xuất kế hoạch giảm nợ xấu và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của

Ngân hàng.

Khối Quản lý nội bộ

Phòng Tài chính - Kế hoạch

- Quản lý và thực hiện các công tác kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và công tác nguồn vốn.

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý và giám sát tài chính.

44

- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu, trợ giúp cho Giám đốc chi nhánh trong việc điều hành nguồn vốn.

- Chịu trách nhiệm về việc đề xuất chính sách, biện pháp phát triển nguồn vốn để đáp ứng yêu cầu phát triển tín dụng của chi nhánh và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng vốn.

- Đầu mối nghiên cứu, đề xuất tham mưu về cơ chế chính sách trụ sở chính phân giao, qua đó xây dựng bộ chỉ tiêu KPI đến từng bộ phận và phòng ban...

Tổ điện toán:

- Tổ chức thực hiện công tác điện toán theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình tại chi nhánh.

- Phối hợp với trung tâm công nghệ thông tin/ phòng công nghệ thông tin khu vực.

- Đảm bảo vận hành hệ thống tin học tại chi nhánh liên tục, thông suốt.

- Tham mưu, đề xuất với giám đốc chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công nghệ

thông tin và những vấn đề khác có liên quan.

Phòng Tổ chức - Hành chính

- Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý nhân viên. Thực hiện kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo nhu cầu phát triển của chi nhánh theo quy định.

- Phổ biến quán triệt các văn bản, quy định, hướng dẫn về quy trình nghiệp vụ cho các chương trình.

- Thực hiện công tác quản lý hậu cần, chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện vật chất, trang thiết bị làm việc cho cán bộ nhân viên, đảm bảo an ninh cho hoạt động của chi nhánh.

- Trực tiếp quản lý, mua sắm và phân phát các dụng cụ, và các vật dụng cần thiết cho các Phòng/Tổ, đảm bảo sử dụng hiệu quả và tiết kiệm.

- Là nơi tiếp nhận, gửi, quản lý các công văn đi, công văn đến của toàn chi nhánh.

Văn phòng:

45

- Quản lý và sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng quy định.

- Đầu mối tổ chức và thực hiện của chi nhánh trong quan hệ giao tiếp, đón tiếp

các tổ chức, cá nhân.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội quy lao động, nội quy cơ quan và các biện pháp khác thuộc thẩm quyền giám sát của văn phòng.

- Triển khai công tác phục vụ các cuộc họp, hội nghị do chi nhánh tổ chức. - Tham mưu, xây dựng nội quy, quy chế về công tác văn phòng và các biện pháp quản lý hành chánh.

- Thực hiện quản lý, khai thác, sử dụng, mua sắm tài sản cố định, cơ sở vật chất,... của chi nhánh.

- Thực hiện công tác hậu cần, đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ và đảm bảo an ninh cho chi nhánh.

Khối tác nghiệp

Phòng Quản trị tín dụng

- Thực hiện tác nghiệp và quản lý cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định.

- Kiểm tra, rà soát đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng theo quy định. Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi nợ và thông tin các khoản nợ đến hạn.

- Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng quan hệ khách hàng.

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng.

Phòng Giao dịch khách hàng

Bộ phận GDKH Cá nhân và GDKH Doanh nghiệp

- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng.

- Trực tiếp thực hiện, xử lý tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng về mở tài khoản tiền gửi và xử lý giao dịch tài khoản theo yêu cầu của khách hàng, các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền, thanh toán, ngân toán, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thu đổi, mua bán ngoại tệ,. và các dịch vụ khác.

46

nhằm phục vụ cho công tác cải tiến sản phẩm dịch vụ.

- Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm dịch vụ, các chương trình khuyến mãi của

Ngân hàng đến khách hàng. • Bộ phận Kho quỹ

- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ; Quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ , Quản lý quỹ (thu/chi, xuất/nhập).

- Đề xuất tham mưu với giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện an toàn kho quỹ, phát triển các dịch vụ kho quỹ.

Khối quan hệ khách hàng:

Gồm 05 Phòng quản lý khách hàng doanh nghiệp và 02 Phòng quản lý khách hàng cá nhân

Đối với phòng quản lý khách hàng doanh nghiệp

• Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: + Đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng + Tiếp thị và bán sản phẩm.

+ Thiết lập, duy trì và phát tri ển quan hệ hợp tác khách hàng, chăm sóc khách hàng.

• Công tác tín dụng:

+ Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng + Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng doanh nghiệp. + Phân loại, rà soát rủi ro.

+ Chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng là tổ chức.

Đối với phòng quan hệ khách hàng cá nhân

• Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng

- Tiếp thị và phát triển khách hàng qua Marketing tại quầy, tại các kênh bán hàng trực tiếp hoặc gián tiếp khác

- Đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển và chăm sóc khách hàng cá nhân. - Tiếp nhận triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ Ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV.

STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 m 2019 Năm 2020 Tổng doanh thu 1.270 1.390 1.500 1.450 47 • Công tác tín dụng:

+ Tiếp xúc, tìm hiểu và tiếp nhận hồ sơ vay vốn.

+ Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay và lập báo cáo thẩm định.

+ Chịu trách nhiệm: tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, tính chính xác, trung thực đối với các thông tin về khách hàng.

+ Đề xuất chính sách và biện pháp để phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Khối trực thuộc

Trên cơ sở thiết lập nền tảng, cơ cấu mô hình hoạt động kinh doanh và quy mô chi nhánh, BIDV chi nhánh Hà Nội xây dựng Khối trực thuộc gồm 05 Phòng giao dịch thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và chức năng kinh doanh như: Nhận tiền gửi, cho vay cá nhân, phát hành và phát triển các sản phẩm thẻ, dịch vụ Ngân hàng điện tử... bên cạnh các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ đơn thuần.

Qua đó, có thể khẳng định rằng: Cơ cấu bộ máy tổ chức của BIDV chi nhánh Hà Nội tuy gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo tách bạch các khối chức năng, yêu cầu kiểm soát rủi ro và đem lại được hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 46 - 54)