Tình hình cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 73 - 75)

- CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.2.4. Tình hình cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn

Huy động vốn và sử dụng vốn là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngân hàng không chỉ quan tâm đến việc huy động thật nhiều vốn mà còn phải tìm nơi cho vay, đầu tư thật hiệu quả. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng tới huy động vốn mà không cho vay hết thì sẽ bị ứ đọng vốn làm giảm lợi nhuận và ngược lại, nếu không đủ vốn để cho vay thì ngân hàng sẽ bị mất những cơ hội mở rộng khách hàng, làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường. Qua phân tích cơ cấu dư nợ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua cùng với cơ cấu nguồn vốn huy động chúng ta có thể đánh giá được khả năng đáp ứng của nguồn vốn với nhu cầu sử dụng vốn của Chi nhánh

64

Bảng 2.8: Tính cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn giai đoạn 2018 - 2020

Chỉ tiêu Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Lãi suất huy động bình quân 7,89 7,91 4,07

Lãi suất cho vay bình quân ^8,91 7,20 8,87

Chênh lệch lãi suất bình quân 7,02 7,29 4,80

(Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn giai đoạn 2018 - 2020 của Phòng Tài chính kế hoạch - BIDV Chi nhánh Hà Nội)

Căn cứ vào số liệu từ bảng trên cho thấy, nguồn vốn huy động tại BIDV tăng trưởng đều đặn qua các năm và được sử dụng khá triệt để, đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động cao hơn tốc độ của dư nợ tín dụng nên nguồn vốn các năm qua đều dư thừa. Năm 2018, tỷ lệ sử dụng vốn thông qua chỉ tiêu dư nợ/huy động của BIDV Hà Nội là 46,4%, sau đó, tiếp tục giảm xuống còn 37,6% vào năm 2019 và chỉ còn 32,1% vào năm 2020. Mặc dù toàn bộ con số tuyệt đối về dư nợ và huy động của chi nhánh đều ghi nhận tăng. Con số duy trì ổn định qua các năm cho thấy những nỗ lực và sự “mát tay” trong sử dụng vốn của chi nhánh. Điều này giúp chi nhánh hoạt động an toàn nhưng cũng vẫn tận dụng được tối đa khả năng sinh lời của lượng vốn khả dụng. Tuy nhiên, BIDV Hà Nội cũng vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để vừa khai thác tối đa tiềm năng nguồn vốn dư thừa vừa đảm bảo đạt hiệu quả trong việc sử dụng vốn thông qua công tác tín dụng. Việc dư thừa quá nhiều vốn khả dụng, đặc biệt là ở cơ cấu vốn có kỳ hạn cho thấy BIDV Hà Nội vẫn còn rất nhiều tiềm năng khai thác vốn để cho vay cần phải tận dụng triệt để. Qua đó, phát huy tối đa giá trị nguồn vốn huy động được nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho chi nhánh.

65

Bảng 2.9: Chênh lệch lãi suất bình quân hai đầu giai đoạn 2018 - 2020

(Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn giai đoạn 2018 - 2020 của Phòng Tài chính kế hoạch - BIDV Chi nhánh Hà Nội)

Để đánh giá về tính cân đối của huy động vốn và sử dụng vốn thì chỉ tiêu chênh lệch lãi suất hai đầu cũng mang lại hiệu quả rõ ràng. Có thể dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch giữa lãi suất huy động vốn bình quân và lãi suất cho vay bình quân trong giai đoạn 3 năm gần đây của BIDV Hà Nội thông qua bảng 2.9. Cụ thể là từ năm 2018 đến năm 2020, mức độ chênh lệch lãi suất này luôn có xu hướng tăng dần. Đó là do giai đoạn này, thị trường chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch bệnh Covid-19, NHNN buộc phải có sự điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp và song song với đó, lãi suất huy động vốn sẽ đồng thời phải giảm theo tương ứng. Thực tế này đòi hỏi các ngân hàng, đặc biệt là khối ngân hàng quốc doanh nắm giữ, tài trợ vốn cho phần lớn các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lon... phải có sự điều chỉnh, cân đối hợp lý sao cho đảm bảo vừa hỗ trợ được khách hàng giảm bớt khó khăn trong hoạt động cho vay, đồng thời vẫn phải giữ chân được khách hàng huy động. Đáp ứng được 2 mục tiêu về huy động là vừa duy trì được nguồn tiền gửi của khách hàng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, vừa đảm bảo mức lãi suất đó vẫn đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 73 - 75)