Đối với Ngânhàng Nhà nước

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 105 - 107)

- CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.3.2. Đối với Ngânhàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước có chức năng quản lý và điều hành hệ thống Ngân hàng thương mại, đồng thời là Ngân hàng của các Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của các Ngân hàng thương mại. Chính vì lẽ đó, cần phải xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền tệ phù hợp với từng thời kỳ phát triển, nhằm khuyến khích nhân dân, doanh nghiệp gửi tiền bằng công cụ lãi suất, tỷ giá, thị trường mở... Bên cạnh đó, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và khâu thực hiện rõ ràng, chính xác, hạn chế thay đổi trong thời gian ngắn. Cần điều hành lãi suất linh hoạt theo từng thời kỳ, đảm bảo lợi ích cho cả Ngân hàng và khách hàng gửi tiền. Luôn cố gắng duy trì mức lãi suất dương, để đảm bảo lợi ích và thu hút người gửi tiền. Chính sách này phải theo sát với tín hiệu của thị trường. Các can thiệp của NHNN phải thông qua thị trường bằng hệ thống các công cụ tiền tệ gián tiếp (dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, thị trường mở,.). Bởi sự quản lý chặt chẽ đôi khi vượt quá sự cần thiết vào hoạt động của

96

Ngân hàng sẽ tạo khó khăn cho các Ngân hàng trong qua trình hoạt động kinh doanh của mình

Ngoài ra vận hành hiệu quả công cụ tỷ giá của Ngân hàng nhà nước sẽ góp phần hạn chế sự biến động về tỷ giá, tạo sự an tâm cho người gửi tiền, cũng như tạo điều kiện thuân lợi cho các NHTM huy động được nguồn vốn ngoại tệ đang nằm trong dân. Trong thời gian tới chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện trên cơ sở tập trung vào các vấn đề như: Tăng cường hoàn thiện thị trường ngoại hối, thị trường tài chính và tiền tệ; Hình thành các quỹ ngoại tệ tập trung do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý và điều hành nhằm mục đích dự trữ một lượng ngoại tệ mạnh đủ lớn để có thể tham gia vào thị trường một cách hiệu quả khi cần thiết; Điều hành tỷ giá hướng tới xác thực hơn với quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường vào những thời điểm nhất định...

Ngân hàng Nhà nước nên quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc hợp lý và có biện pháp điều chỉnh thích hợp mỗi khi có sự biến động từ thị trường, không nên quy định tỷ lệ này quá cao vì nó sẽ làm tăng chi phí của nguồn vốn huy động làm ảnh hường đến nguồn cho vay cũng như lợi nhuận của Ngân hàng.

Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.

NHNN cũng cần có tạo điều kiện thuận lợi để nguồn vốn huy động của các NHTM được tăng trưởng và ổn định. NHNN cần phát huy vai trò quản lý Nhà nước đối với các NHTM, xúc tiến thực thi hai bộ Luật về Ngân hàng. Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra NHNN đối với các NHTM để nâng cao hiệu quả cho vay và sử dụng vốn huy động. Chẳng hạn, hàng năm định kỳ 6 tháng một lần thanh tra NHNN nên có những đánh giá công khai hoạt động của các Ngân hàng để có định hướng cho người gửi tiền. Công khai hoạt động của Ngân hàng là một chính sách tiếp thị hữu hiệu nhất. Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các nghiệp vụ để các NHTM có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh hiện tại, tạo nên một hệ thống NHTM vững mạnh, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước.

97

Xây dựng môi trường pháp lý vững chắc nhằm tạo được lòng tin của người dân vào hệ thống Ngân hàng và nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân. NHNN cần mở rộng bảo hiểm tiền gửi để củng cố lòng tin của người dân trong quá trình mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại. Đồng thời, cần bổ sung và hoàn thiện các chính sách, cơ chế thúc đẩy phát triển nghiệp vụ mở và sử dụng tài khoản tiền gửi sao cho linh hoạt và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w