Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 79 - 84)

- CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

- Tiềm ẩn những nguy cơ dẫn đến sụt giảm, mất cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn trong tương lai nếu xem xét đến định hướng phát triển lâu dài của hệ thống. Dễ thấy tại BIDV Hà nội, nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh và ổn định qua các năm, tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ dân cư lại có xu hướng giảm, chưa tương xứng với cơ cấu tổng nguồn vốn cũng như với định hướng phát triển chung của BIDV trong tương lai là xây dựng Ngân hàng TMCP đa năng, thực hiện chức năng bán lẻ là chủ yếu. Điều này chứng tỏ, BIDV nói chung và BIDV Hà Nội nói riêng vẫn đang để “chảy máu” một lượng khách hàng cá nhân về các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân khác trên thị trường. Đây là điểm cần được chú trọng nghiên cứu và tập trung phát triển trong những năm tiếp theo nếu như BIDV không muốn bị mất dần đi vị thế trên thị trường trong tương lai.

- Nguồn vốn khả dụng qua các năm tại chi nhánh dư thừa còn tương đối lớn, cho thấy chi nhánh chưa thực sự phát huy hết tiềm năng trong việc sử dụng vốn thông qua nghiệp vụ tín dụng cũng như phát triển các dịch vụ kinh doanh khác.

- Tỷ lệ huy động từ phát hành trái phiếu ngân hàng chiếm tỷ lệ còn chưa cao so với năng lực và tiềm năng khai thác tại chi nhánh

- Tại BIDV Hà Nội, cơ chế lãi suất phụ trội linh hoạt đối với từng nhóm khách hàng, từng loại tiền gửi (USD, EURO...) phụ thuộc vào cơ chế từ trụ sở chính, do đó làm giảm tính cạnh tranh cũng như tốc độ xử lý giao dịch với khách hàng. Vấn đề đặt ra là phải tăng tính tự chủ, có nghĩa là Ban lãnh đạo tại các chi nhánh được quyền ra quyết định phần nào về lãi suất huy động, lãi suất cho vay một cách linh hoạt hơn.

- Kỹ năng bán hàng, tư vấn, giới thiệu sản phẩm của giao dịch viên còn chưa đạt yêu cầu, việc thực hiện bán chéo sản phẩm chưa còn hạn chế, chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng. Công tác thông tin truyền thông quảng cáo tuy thường xuyên nhưng chưa có tính hấp dẫn. chưa khai thác triệt để các tiềm lực về

70

nguồn vốn trên địa bàn. Nguồn vốn huy động đa phần từ nguồn khách hàng truyền thống và khách hàng vãng lai tự đến ngân hàng.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

- Môi trường kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế có những diễn biến phức tạp: Ke từ cuối năm 2018 cho tới nay, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam gần như lâm vào khủng hoảng trầm trọng do chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid - 19. Mặc dù nằm ở trung tâm thủ đô và là đơn vị kinh tế lớn gần nhất cả nước, tuy nhiên, Hà Nội cũng không nằm ngoài vùng chịu ảnh hưởng kinh tế đi xuống đó. Xu hướng khó khăn chung đã hạn chế khả năng cung ứng và làm giảm nhu cầu sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Đặc biệt là trong công tác huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư.

Một loạt cộng đồng doanh nghiệp phát triển chậm, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề dịch vụ đặc thù trên địa bàn. Bên cạnh đó, các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp lớn thì gần như chững lại, hoặc đồng loạt gặp khó khăn trong công tác vận hành vốn, phải xin cơ cấu, gia hạn nợ, gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế về dòng tiền thanh khoản do gián đoạn trong giao thương trong và ngoài nước.

- Thị trường tài chính trong nước

Việc dòng vốn nhàn rỗi trong dân cư đang ngày càng đổ dần vào vàng, thị trường chứng khoán, đầu tư bất động sản... thay thế thói quen gửi tiết kiệm tại ngân hàng, đặt ngành ngân hàng trước sức ép cạnh tranh mới, vô cùng khốc liệt.

Sự ra đời của hàng loạt các công ty Fintech, cung ứng giải pháp thanh toán hiện đại, tiện lợi với nhiều chính sách vô cùng ưu đãi và hấp dẫn cũng đang kéo một lượng lớn khách hàng truyền thống của ngân hàng ra đi, đặt ngân hàng vào bài toán buộc phải thay đổi và thích ứng nhanh chóng để bắt kịp xu hướng của thời đại

Các doanh nghiệp lâu nay chỉ quen đến ngân hàng vay vốn, nay có thêm một kênh huy động vốn trung và dài hạn khá hữu hiệu là phát hành cổ phiếu qua thị trường chứng khoán. Vì vậy, sức hút của các thị trường chứng khoán đối với các tổ

71

chức, cá nhân đang gây một ảnh hưởng không nhỏ đối với thị trường nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn tại các ngân hàng.

Sức ép cạnh tranh đã khiến các ngân hàng gần như đồng loạt công bố tăng lãi suất huy động vốn, nâng cao chất lượng sản phẩm và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

- về khoa học công nghệ

Hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán chưa đạt đến trình độ tiên tiến để hỗ trợ cho quá trình phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, còn khoảng cách và có nguy cơ tụt hậu xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông trong nước chưa đủ khả năng cung cấp một cách đồng bộ các dịch vụ, giải pháp công nghệ tiên tiến để hỗ trợ cho ngành ngân hàng triển khai các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao và phù hợp với tiểu chuẩn quốc tế: như các dịch vụ Internet Banking, Phone Banking, Home Banking... làm hạn chế khả năng tiếp cận với các phương thức cung cấp các sản phẩm ngân hàng hiện đại, gây khó khăn cho khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Mặt khác, do hạ tầng công nghệ ngân hàng còn thấp nên việc phủ sóng các sản phẩm dịch vụ hiện đại của ngân hàng đến với mọi địa bàn còn chưa đồng đều.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Mạng lưới chi nhánh BIDV Hà Nội còn ít, chưa rộng rãi hoặc gặp nhiều cạnh tranh thậm chí cả cạnh tranh nội bộ với cùng hệ thống trên địa bàn do đó chưa thu hút được sâu rộng nguồn vốn trong và ngoài địa bàn.

- Chính sách lãi suất còn chưa thực sự cạnh tranh, đặc biệt là lãi suất huy động ngắn hạn, do đó chưa khai thác hết tiềm năng về sử dụng vốn.

- Công tác Marketing trong hoạt động quảng bá hình ảnh, uy tín của ngân hàng đã được triển khai nhưng hiệu quả thu được chưa cao, chưa thu hút được khách hàng. Bên cạnh đó, chiến lược chăm sóc khách hàng chưa phát huy mạnh, nhất là khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng.

72

- Nguồn phát hành giấy tờ có giá như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu còn bị bị động bởi trụ sở chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Do chính sách sản phẩm còn chưa linh hoạt, chưa có chiến lược cụ thể và ổn định; chủ yếu là sản phẩm truyền thống. Tốc độ nghiên cứu để liên tục tung ra thị trường những sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại, áp dụng hàm lượng công nghệ và công nghệ thông tin cao còn ít và chậm hơn các đối thủ cạnh tranh

- Một bộ phận cán bộ, công nhân viên có độ tuổi trung bình cao còn ngại thay đổi, chưa nỗ lực nâng cao chất lượng chuyên môn trong đổi mới tư duy bán hàng, ứng dụng và am hiểu các sản phẩm công nghệ thông tin trong khai thác khách hàng tiềm năng mới.

73

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nêu ra được kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội. Đồng thời đã phân tích thực trạng chất lượng hoạt động huy động vốn tại chi nhánh giai đoạn 2018 - 2020. Qua phân tích cho thấy những kết quả chi nhánh đã đạt được cũng như những điểm còn hạn chế, cần nhìn nhận lại và khắc phục trong công tác nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn tại BIDV Chi nhánh Hà Nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục trong chương 3 và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn tại chi nhánh trong thời gian tới.

74

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -

CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.1. Định hướng về hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 79 - 84)