GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨMĐỊNH TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Chính Phủ cần chỉ đạo các Bộ, Ngành, Địa phương thực hiện việc thông báo rộng rãi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của vùng, của địa phương, để các ngân hàng có thể nắm được chủ trương của Đảng và Nhà nước, có cơ sở lập kế hoạch tín dụng trung và dài hạn để đảm bảo nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ xây dựng cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự lập dự án đầu tư, công bố kịp thời quy hoạch trong ngành, theo vùng lãnh thổ... để định hướng các dự án đầu tư vào những khu vực, theo những chương trình kinh tế ưu tiên nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra các bộ ngành, chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ, nâng cao năng lực đánh giá dự án, đánh giá năng lực chủ đầu tư. Trước khi phê duyệt cấp giấy phép cho dự án nào, cần xem xét kỹ lưỡng mọi khía cạnh dự án, tránh trường hợp phê duyệt mang tính hình thức, gây ảnh hưởng đến quy hoạch chung và không phát huy hết hiệu quả dự án, gây lãng phí, ảnh hưởng đến kinh tế địa phương nói chung và ngân hàng tài trợ vốn nói riêng. Nếu các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm khi đánh giá tính khả thi của dự án, ngân hàng sẽ có cơ sở tin tưởng hơn khi thẩm định dự án.
Các cơ quan ban ngành cần tổng hợp, thống kê và đưa ra định mức xây dựng chung cho các ngành, có tính đến yếu tố lạm phát để làm cơ sở cho cán bộ thẩm định đánh giá tính phù hợp của tổng đầu tư, dự trù chi phí cho phù hợp, tránh tình trạng thiếu vốn làm chậm tiến độ đưa dự án đi vào hoạt động.
Hiện nay, việc xác định thông số b nh quân ngành làm cơ sở so sánh khá khó khăn, do đó, các cơ quan hữu quan cần sớm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn trung bình ngành để cán bộ thẩm định có cơ sở so sánh với các chỉ tiêu của dự án đang thẩm định.