GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨMĐỊNH TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhànước Việt Nam
NHNN phối hợp với các chủ thể trong quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
NHNN xây dựng cơ chế phối hợp nhằm dự báo chính xác nhu cầu và khả năng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2020. NHNN cần xây dựng và công bố tiêu chuẩn và tiêu chí xác định nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với các vị trí công việc.
NHNN xây dựng cơ chế phối hợp giữa các NHTM và các trường đại học trong hoạt động tuyển dụng và phối hợp về chất lượng nhân lực phù hợp với các vị trí cần nhân lực chất lượng cao.
Chính phủ cần xây dựng hệ thống các chính sách cụ thể trong việc sử dụng ngân sách cho việc phát triển nguồn ngân lực chất lượng cao ở các trường trọng điểm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành tài chính - ngân hàng.
NHNN cần xây dựng phương thức giám sát đối với NHTM trên nguyên tắc của Basel
Xây dựng phương thức giám sát từ xa hay thanh tra tại chỗ dựa trên 25 nguyên tắc của Ủy ban Basel đã đưa ra nhằm mục đích giám sát các NHTM phòng ngừa ngăn chặn các rủi ro trong hoạt động của NHTM. Từ đó duy trì sự ổn định của hệ thống NHTM và lòng tin của KH đối với hệ thống tài chính; hỗ trợ khuyến khích tuân thủ các quy luật thị trường, phân định rõ trách nhiệm của các cấp quản lý, nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của NH,... Đối với quản lý RRTD, NHNN cần xây dựng và tuân thủ nguyên tắc từ số 6 đến số 15 như: yêu cầu về vốn phù hợp với hoạt động NH, xác định rõ vốn chịu rủi ro và mức vốn tổi thiểu đối với một NH; đánh giá các chính sách, các quy trình cho vay, đầu tư, kiểm soát vốn vay hiện tại và hồ sơ đầu tư của NH; đánh giá chất lượng tài sản, các điều khoản chống thất thoát và dự phòng rủi ro; đảm bảo các NH phải có hệ thống thông tin quản lý để xác định các đối tượng vay, tránh hiện tượng NH chỉ tập trung vào một KH vay nhất định;.
NHNN cần ban hành các quy định an toàn trong hoạt động đối với NHTM
hành các biện pháp nghiệp vụ thanh tra giám sát đối với hoạt động của NHTM các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động NH như:
NHTM không được cho vay các đối tượng như thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc của NHTM; người thẩm định, xét duyệt vay vốn;... TCTD không được chấp nhận bảo lãnh của đối tượng trên làm cơ sở cho việc cấp tín dụng với KH.
NHTM không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho các đối tượng như: Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại NHTM, kế toán trưởng, thanh tra viên....
Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng mà NHTM không được cấp tín dụng không có bảo đảm, tín dụng với điều kiện ưu đãi không được vượt quá tỷ lệ nào đó so với vốn tự có.
Hoàn thiện hệ thống pháp lý trong quản lý nợ xấu và cơ chế phối hợp trong quản lý nợ xấu của ngân hàng.
NHNN xây dựng và ứng dụng các chuẩn mực quốc tế hiện đại. đặc biệt tuân thủ
các nguyên tắc cơ bản của Basel (17 nguyên tắc) trong quản lý nợ xấu có ý nghĩa quan
trọng như: tạo điều kiện cho các NHTM tăng khả năng huy động vốn, kiếm soát lạm phát. thúc đẩy kinh tế phát triển; tăng uy tín cho NH; NHNN xây dựng hệ thống thanh tra
giám sát hiệu quả để hỗ trợ cho việc phát triển thị trường tài chính và xây dựng hệ thống
NH phát triển, vững mạnh bền vững. đáp ứng các điều kiện hội nhập quốc tế.
Hiện nay xử lý nợ xấu là một trong những nội dung quan trọng trong đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. NHNN thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên quan và NHTM triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu như: bán nợ xấu có tài sản đảm bảo cho công ty mua bán nợ và tải sản tồn đọng doanh nghiệp (VAMC). Xóa nợ bằng nguồn dự phòng rủi ro và xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ; chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của DN vay, các khoản nợ xấu phát sinh do thực
tư nhân, công ty mua bán nợ của các NHTM. Đối với một số khoản vay thế chấp bằng bất động sản, công trình hoàn thành ho ặc đã hoàn thành nhưng chưa bán được,
Chính phủ xem xét mua lại các bất động sản đó để phục vụ cho mục đích an sinh xã
hội và hoạt động của cơ quan nhà nước.